Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

- Có 2 phương hướng xử lý thông tin:

+ Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc, tức là xác định quy luật thống kê của tập hợp số liệu. Thống kê từ các bảng cân đối hàng năm của Qũy đầu tƣ phát triển hoạt động từ năm 2012 đến nay tại Hà Nội. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng công thức tính các chỉ tiêu tài chính trong quản lý vốn nhƣ:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu.

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (NPM) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu

+ Xử lý logic đối với các thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự

kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét. Với những thông tin liên quan đến kinh nghiệm quản lý nguồn vốn Quỹ tại các địa phƣơng nhƣ chính sách đã áp dụng, sự thay đổi của các địa phƣơng khi thành lập quỹ đầu tƣ phát triển, áp dụng thành công hệ thống quản lý nguồn vốn Quỹ. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào việc quản lý nguồn vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội.

2.3.1. Phƣơng pháp thống kê, biểu mẫu

Phƣơng pháp thống kê mô tả: Các dữ liệu thu thập có liên quan đến quản lý nguồn vốn Qũy đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội đƣợc chia theo các nội dung các hoạt động chính trong quản lý nguồn vốn Quỹ.

Trong nội dung chƣơng 3, luận văn đƣa ra các thông tin chung về quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội và tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp kết quả hoạt động quản lý nguồn vốn Quỹ của thành phố Hà Nội.

2.3.2. Các phƣơng pháp khác: Phân tích, tổng hợp

- Phƣơng pháp phân tích xuất phát từ nội dung, đối tƣợng và nhiệm vụ phân tích các nội dung liên quan đến hệ thống quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển Hà Nội. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng xuyên suốt các chƣơng của luận văn. Chƣơng 1 phân tích tình hình nghiên cứu đề tài từ đó thấy đƣợc nội dung đề tài chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu. Cũng ở chƣơng này phƣơng pháp phân tích nghiên cứu nội dung quản lý nguồn vốn Quỹ và đƣa ra chi tiết các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ chế quản lý nguồn Quỹ tại một số địa phƣơng.

- Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết: là phƣơng pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét có cách nào trong việc triển khai hệ thống quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, cách đó thực hiện nhƣ thế nào, kết quả sau khi thực hiện là gì?..vv. Phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong việc thi hành chính sách quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội, làm cơ sở đƣa ra

các giải pháp đẩy mạnh hệ thống quản lý nguồn vốn. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế, luận văn phân tích làm rõ thực trạng quản lý nguồn vốn Quỹ tại thành phố Hà Nội thông qua việc thực hiện các hoạt động quản lý vốn nói

chung; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến quản lý nguồn vốn Quỹ. Phƣơng pháp tổng hợp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 1, chƣơng 3 và chƣơng 4. Cụ thể:

Chƣơng 1: tổng hợp các định nghĩa, kiến thức về các nội dung, cơ sở lý luận của đề tài. Sau khi phân tích các kinh nghiệm của một số địa phƣơng, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội.

Chƣơng 3: Từ thực trạng quản lý nguồn vốn tại Qũy đầu tƣ phát triển Hà Nội, luận văn khái quát thành những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong quản lý nguồn vốn tại thành phố Hà Nội.

Chƣơng 4: Đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn vốn tại Quỹ đầu tƣ phát triển Hà Nội đƣợc rút ra từ những hạn chế đã tổng hợp đƣợc từ chƣơng 3.

2.3.3. Phƣơng pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phƣơng pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc. Nội dung so sánh ở đây là hệ thống quản lý nguồn vốn ở một số địa phƣơng có điều kiện kinh tế tƣơng đƣơng, cùng là thành phố theo mốc thời gian là 5 năm trở lại đây. Qua so sánh ta biết đƣợc kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, biết đƣợc tốc độ phát triển của các địa phƣơng về quản lý nguồn vốn đầu tƣ phát triển đồng thời biết đƣợc mức độ cụ thể của từng bộ phận cấu thành hệ thống quản lý nguồn vốn cần phân tích. Việc sử dụng phƣơng pháp so sánh giản đơn là đi so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích 5 năm và kỳ gốc là từ năm 2010) với công thức:

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Khái quát về Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn tại Quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)