Đánh giá theo các chỉ tiêu hiệu quả quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về tình hình quản l‎ý vốn tạiQuỹ đầu tƣ phát triển thành phố

3.3.1. Đánh giá theo các chỉ tiêu hiệu quả quản lý vốn

3.3.1.1 Thành tựu

* Vốn đầu tƣ thực hiện theo kế hoạch:

Kế hoạch giao là 656,666 tỷ đồng, trong đó: ứng từ nguồn vốn điều lệ của Quỹ là 256,666 tỷ đồng, từ nguồn thu tiền bán nhà là 400 tỷ đồng, tập trung cho các dự án quyết toán, các dự án hoàn thành trong năm 2014 và một phần cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2014 để tăng khối lƣợng thực hiện, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành bàn giao nhà cho Thành phố.

Quỹ Đầu tƣ đã chủ động làm việc với các Chủ đầu tƣ để rà soát tiến độ thực hiện, khả năng nhu cầu giải ngân, kiểm tra thực tế một số dự án, nắm bắt nhu cầu vốn cần điều chỉnh của các chủ đầu tƣ để tổng hợp, đề xuất với Thành phố điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp. Hƣớng dẫn các Chủ đầu tƣ khẩn trƣơng hoàn thiện hồ sơ thanh toán theo kế hoạch vốn đƣợc giao gửi Quỹ để thẩm tra giải ngân theo quy định đạt 100% Kế hoạch giao.

+ Về vốn điều lệ Quỹ đã ứng để thanh toán cho các dự án theo chỉ đạo của UBND TP:

- Tổng số vốn điều lệ Quỹ đã ứng để thanh toán cho các DA theo kế hoạch TP giao năm 2012- 2016

: 2.561.651.975.232 đồng

thanh toán từ nguồn thu bán nhà và dự toán NS

- Ngân sách còn phải hoàn trả Quỹ đã ứng để thanh toán theo KH TP giao từ 2012 đến 2016

: 736.86.451.966 đồng

* Tình hình nợ xấu trên tổng dƣ nợ của hoạt động cho vay:

Về hoàn thiện quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng hiệu quả thẩm tra và rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế đƣợc rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo toàn vốn, không để thất thoát vốn Thành phố giao. Đến nay, Quỹ không có nợ xấu.

Giải quyết cho vay khoảng 370 tỷ đồng/318 tỷ đồng (đạt 116,5% KH giao); Thu hồi từ hoạt động cho vay khoảng trên 45,5 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch, không bao gồm phần ngân sách hỗ trợ) và không có nợ xấu (KH là 3%/tổng dƣ nợ).

* Mức độ chấp hành theo các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nƣớc:

Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, Thông tƣ số 28/2014/TT-BTC, Thông tƣ số 43/2014/TT-BTC quy định về về tổ chức, hoạt động và quy chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tƣ phát triển địa phƣơng, Quỹ Đầu tƣ đã dự thảo sửa đổi Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tƣ và các quy chế trình UBND Thành phố và Hội đồng quản lý ban hành theo thẩm quyền, cụ thể:

- Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý; - Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát; - Các quy chế hoạt động nghiệp vụ (11 Quy chế).

Đã tổ chức các cuộc họp và gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý và các Sở ngành liên quan nhƣ: Sở Nội vụ, Sở Tƣ pháp, Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Hà Nội. Đến nay:

Về Điều lệ: Quỹ đã tổng hợp đầy đủ ý kiến của các thành viên HĐQL, Bộ Tài chính, Sở Tƣ pháp chuyển về Sở Nội vụ để báo cáo Thành phố ban hành.

Về các Quy chế; Quỹ mới nhận đƣợc ý kiến tham gia của 3 thành viên: Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng.

Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác của Quỹ, đảm bảo công khai minh bạch các quy trình, thủ tục, danh mục hồ sơ vay vốn và thanh toán giải ngân ủy thác tại Quỹ, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho các CĐT.

Làm tốt công tác thanh tra kiểm tra, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tuyên truyền giáo dục và thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng trong việc thực thi nhiệm vụ.

* Đánh giá hoạt động đầu tƣ theo định hƣớng:

Kế hoạch giaoQuỹ Đầu tƣ tập trung thực hiện xem xét và thẩm tra giải quyết cho vay đối với các dự án XHH thuộc lĩnh vực Thành phố đang chỉ đạo: Điện nông thôn; Nƣớc sạch đô thị, nông thôn; Cải tạo chung cƣ cũ; Nhà ở tái định cƣ...

Những dự án vay vốn tại Quỹ đều phải có cơ chế hỗ trợ của Thành phố mới đủ điều kiện để giải quyết cho vay. Do vậy, trong quá trình thẩm tra tín dụng Quỹ đã chủ động kịp thời phối hợp với Liên ngành Thành phố đề xuất những cơ chế hỗ trợ đối với: Các dự án nƣớc sạch (hỗ trợ về nguồn vốn, hỗ trợ ứng trƣớc lãi suất vay vốn), Dự án cải tạo chung cƣ cũ (hỗ trợ chậm trả lãi vay)... báo cáo Hội đồng quản lý và Thành phố xem xét chỉ đạo để tháo gỡ cho các dự án an sinh xã hội mà Thành phố đang quan tâm chỉ đạo.

3.3.1.2 Hạn chế

Tình hình chấp hành các quy định về chế độ, chính sách pháp luật : Về cơ bản Quỹ vẫn tuân thủ theo các điều luật, nghị định ban hành dành cho các hoạt động quản lý nguồn vốn. Bên cạnh đó vẫn xuất hiện các sai phạm nhƣ rút ruột công trình hay một số cán bộ cố tình vi phạm các chính sách pháp luật nhằm trục lợi cá nhân trong quá trình tham gia bộ máy quản lý nguồn vốn tại Quỹ. 3.3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập:

Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nguồn vốn đầu tƣ nói chung và đầu tƣ phát nói riêng đã ngày càng đƣợc hoàn thiện, góp phần tích cực cho công tác quản lý nguồn vốn này, song do sự biến động khá nhanh của nền kinh tế và xã hội, việc mở rộng phạm vi nội đô kéo dãn khoảng cách đáp ứng của hệ thống pháp luật và chính sách đối với quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển Hà Nội. Sự bất cập này bao gồm cả yếu tố khách quan nhƣ hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc và yếu tố chủ quan thuộc về chính sách của Thành phố.

+ Về phía Nhà nƣớc:

Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các hƣớng dẫn của Trung ƣơng còn thiếu đồng bộ, chƣa ổn định và nhất quán, đôi khi chậm thể chế hoá để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung.

Có rất nhiều luật nhƣ Luật Ngân sách nhà nƣớc, Luật Đầu tƣ, Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật Đất đai, hệ thống Nghị định, Thông tƣ… liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển. Do đƣợc ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ở những thời điểm khác nhau nên hệ thống Luật còn chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng, thiếu tính thống nhất và còn chồng chéo. Việc xây dựng pháp luật bị cắt khúc theo phạm vi lĩnh vực quản lý, nên mỗi cơ quan chủ trì soạn thảo, mỗi văn bản chỉ chú trọng đến các mục tiêu quản lý trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình mà thiếu sự phối hợp xử lý chính sách trong các lĩnh vực khác. Ví dụ nhƣ: Chính sách đất đai chƣa phù hợp với chính sách phát triển hạ tầng, đô thị hoá; chính sách đầu tƣ chƣa tƣơng thích với chính sách xây dựng và chính sách phát triển doanh nghiệp.

Luật NSNN là văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp đến quản lý vốn Quỹ đầu tƣ phát triển Hà Nội còn nhiều bất cập. Sự lồng ghép của ngân sách trung ƣơng với ngân sách địa phƣơng chƣa phân cấp rõ ràng nhƣ hiện nay dẫn đến thẩm quyền và

tính chủ động cơ quan quản lý vốn của Thành phố trong việc xem xét, quyết định sử dụng ngân sách chƣa thực sự đƣợc chủ động.

+ Về phía Thành phố:

Quỹ đầu tƣ phát triển Thành phố chƣa phát huy đƣợc hiệu quả: khả năng huy động vốn đầu tƣ có hạn nên khả năng đầu tƣ trực tiếp của các Quỹ chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu bức xúc của Thành phố về đầu tƣ phát triển trên địa bàn. Thành phố đã có chính sách huy động nguồn vốn từ trái phiếu của Thành phố cho các dự án xây dựng các công trình giao thông đô thị nhƣng việc sử dụng sao cho hiệu quả vẫn chƣa đƣợc quan tâm thích đáng.

Các chính sách nhằm khuyến khích, huy động nguồn lực nhằm giảm gánh nặng cho NSNN nhƣ chính sách đối với nguồn vốn ODA, PPP chƣa đầy đủ và còn nhiều bất cập, chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ góp vốn cho các dự án, đặc biệt là các dự án cấp thiết, cần lƣợng vốn đóng góp lớn.

Cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng và tổ chức đầu tƣ chƣa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập, trong thời gian qua liên tục thay đổi nhƣng vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất thoát vốn ngày một gia tăng.

Do nhận thức của các cấp, các ngành ở địa phƣơng chƣa đầy đủ và thấy rõ tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tƣ, việc thực hiện quy chế quản lý đầu tƣ chƣa nghiêm túc và còn vi phạm nhƣ: bố trí vốn đầu tƣ các dự án không tuân theo quy định, chất lƣợng các dự án thấp, quản lý chất lƣợng thi công các công trình chƣa chặt chẽ, thực hiện quy chế đấu thầu và chỉ định thầu chƣa nghiêm túc, thiếu cạnh tranh gây thất thoát ngân sách.

Năng lực của một số chủ đầu tƣ chƣa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ đƣợc giao, thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, nên triển khai các thủ tục còn lúng túng mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Có trƣơng hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tƣợng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tƣ vấn triển khai chuẩn bị dự án. Mặt khác khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu không thể bỏ qua yếu tố trình độ chuyên môn trong quản lý đầu tƣ phát triển. Đây là vấn đề cần quan tâm nhất trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ phát triển.

Trình độ quản lý của cán bộ một số phòng, ban chức năng trong cơ quan quản lý thành phố còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó số cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý đầu tƣ phát triển còn quá mỏng, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh nhƣ Hà Nội.

Việc chấp hành pháp luật trong đầu tƣ chƣa nghiêm, sai phạm xảy ra trong nhiều khâu của quá trình đầu tƣ dƣới nhiều hình thức khác nhau, đối tƣợng tham gia vào Quỹ đầu tƣ phát triển đa dạng về ngành nghề và hình thức cho nên rất khó kiểm soát; trong quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát triển cũng còn rất nhiều vấn đề, không ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)