Những căn cứ xác định phƣơng hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản l‎ý vốn tạiQuỹ đầu tƣ phát triển

4.1.1. Những căn cứ xác định phƣơng hƣớng

Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc và Hà Nội ảnh hƣởng tới hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển Hà Nội.

Bối cảnh quốc tế :

Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn tới biến đổi rất phức tạp, điều này làm cho các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen lẫn nhau ảnh hƣởng lớn đến việc hoạch định chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc ta. Đánh giá chung về bối cảnh thế giới các nhân tố tác động sẽ rất nhiều và rất lớn, ở đây chỉ xem xét những vấn đề chính và có tác động đến nƣớc ta một cách mạnh mẽ và trực tiếp hơn :

Bối cảnh phát triển trong khu vực đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, đã và đang có những bƣớc tiến không ngừng, ngay trong khu vực ASEAN điều này đòi hỏi chúng ta phải vô cùng cẩn trọng trong lĩnh vực đầu tƣ để tạo điều kiện một cách tốt nhất đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định, tránh đƣợc nguy cơ tụt hậu.

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay, phấn đấu sớm đƣa đất nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng; tăng nhanh hàm lƣợng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Điều này cũng đặt ra cho yêu cầu vai trò của Nhà nƣớc là rất lớn thông qua các trợ giúp về vốn đầu tƣ, chính sách, cơ chế quản lý thích hợp để khuyến khích cho mọi thành phần kinh tế và định hƣớng nền kinh tế vận động theo xu thế thời đại.

Qua năm năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015, nền kinh tế vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực đƣợc nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát; tăng trƣởng kinh tế đƣợc duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trƣớc. Đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lƣợc đƣợc tập trung thực hiện, bƣớc đầu đạt kết quả tích cực. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nƣớc ta tiếp tục đƣợc nâng cao. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hoà bình, ổn định tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nƣớc và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.

Tuy nhiên, đổi mới chƣa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chƣa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại chƣa đạt đƣợc. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế chậm đƣợc khắc phục. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Kinh tế phát triển chƣa bền vững, các cân đối kinh tế vĩ mô chƣa thật vững chắc. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Các lĩnh vực văn hoá xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc. Môi trƣờng đang bị ô nhiễm. Thể chế kinh tế thị trƣờng , chất lƣợng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội đe doạ chủ quyền quốc gia.

Bối cảnh thành phố Hà Nội:

Với vị trí là thủ đô, một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị phát triển của cả nƣớc. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016 – 2020 về kinh tế: Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn đạt 11 - 12%/năm. Về xã hội: Dân số đến 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

năm 2020: 70 - 75%. Về kết cấu hạ tầng và môi trƣờng: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị đƣợc cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, phấn đấu đến giai đoạn 2015-2020 đƣa vào vận hành ít nhất 2 tuyến đƣờng sắt đô thị, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 – 45% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Để góp phần thực hiện mục tiêu chủ chốt về phát triển kinh tế - xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)