Về huy động vốn Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 68 - 73)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình quản l‎ý vốn tạiQuỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội

3.2.2. Về huy động vốn Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội

- Căn cứ huy động vốn từ nguồn ngânsách

Công tác huy động vốn đầu tƣ phát triển Hà Nội đƣợc triển khai trên cơ sở bám sát kế hoạch vốn đã đƣợc phê duyệt. Cũng tƣơng tự nhƣ việc lập kế hoạch vốn đầu tƣ, công tác huy động vốn cũng phải tuân thủ hệ thống luật pháp của Nhà nƣớc và tận dụng tối đa các cơ chế đặc thù của thủ đô để huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ ngân sách bên ngoài phục vụ cho hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Huy động vốn Quỹ đầu tƣ cho phát triển Hà Nội bám sát những quy định về loại hình vốn, cơ chế huy động vốn, tỷ lệ đầu tƣ từ tổng thu ngân sách thành phố

cho việc phát triển trong NĐ-CP.

Về công tác chuyên môn nghiệp vụ, từ năm 2011 đến nay Quỹ Đầu tƣ Hà Nội đã phát triển đầy đủ và mở rộng các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, đó là: (1) Tiếp tục thanh toán và cho vay từ vốn ủy thác; (2) Đẩy mạnh cho vay xã hội hóa; (3) Triển khai đầu tƣ trực tiếp; (4) Triển khai huy động vốn trong và ngoài nƣớc vào các dự án lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội Thành phố chỉ đạo.

- Về loại hình huy động vốn bổ sung cho ngân sách

Nguồn vốn của Quỹ đầu tƣ phát triển tại Hà Nội có thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phƣơng, huy động thông qua đóng góp của các tổ chức cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

(Đơn vị: triệu đồng)

Hình 3.3: Tổng vốn huy động Quỹ ĐTPT TP Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động 2012 – 2016 của Quỹ đầu tư

Tổng số vốn huy động đƣợc của Quỹ giai đoạn 2012 – 2016 là: 1,202,822 tỷ đồng, tƣơng ứng 20,4% tổng số vốn hoạt động của Quỹ Đầu tƣ. Số vốn huy động

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2012 2013 2014 2015 2016 151,638 55,977 886,563 1,000,0001,202,822 663,528 642,069 3,566,312 5,794,000.005,902,000 Vốn huy động Tổng số vốn hoạt động

này còn rất khiêm tốn, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của nền kinh tế.

(1)Về hoạt động huy động vốn

* Hợp tác quốc tế:Quỹ đã làm việc với Nhật Bản để làm rõ về cơ chế và đơn

vị vay vốn. Đã hoàn thành xong phƣơng án huy động nguồn vốn ƣu đãi Nhật Bản trình Thành phố chỉ đạo, theo đó hƣớng đến huy động nguồn vốn ƣu đãi này cho các dự án có liên quan đến sử dụng công nghệ Nhật Bản.

Hiện nay, chƣơng trình cho vay ƣu đãi của Nhật Bản đã đƣợc Quỹ triển khai thực hiện và làm rõ về điều kiện vay vốn của Ngân hàng JBIC và tổ chức tài chính Nhật Bản. Căn cứ vào Luật nợ công và các Nghị định hƣớng dẫn, giới hạn trần nợ công của Thành phố bằng 1,5 lần vốn đầu tƣ XDCB (hiện còn đƣợc huy động khoảng 7.000 tỷ đồng - hƣớng đến các dự án thuộc trách nhiệm của ngân sách nhà nƣớc phải đầu tƣ nhƣng không có khả năng đáp ứng và nhữngdự án không tạo đƣợc nguồn thu trực tiếp để trả nợ) và giới hạn huy động vốn của Quỹ bằng 6 lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm (hiện nay tƣơng đƣơng 15.000 tỷ đồng - hƣớng đến những dự án có nguồn thu để tạo nguồn trả nợ với phƣơng thức giao Quỹ Đầu tƣ huy động vốn, nhà đầu tƣ thực hiện trên cơ sở phê duyệt của UBND Thành phố), cả hai loại này đều phải có bảo lãnh của Chính phủ. Quỹ đã xây dựng, hoàn thiện đề án phƣơng án huy động vốn trình Thành phố nhƣng hiện chƣa nhận đƣợc sự chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể về huy động vốn để triển khai thực hiện.

Ngoài ra Quỹ thành phố còn chủ động làm việc với nhiều tổ chức tài chính và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khác nhƣ Ngân hàng HSBC, Tổ chức Tài chính của Nga,...nhằm kêu gọi nguồn lực về vốn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật để đầu tƣ cho các

dự án hạ tầng cơ sở của Thành phố.

Các tổ chức này đã và đang hợp tác tích cực với Quỹ để nghiên cứu và tham gia vào hỗ trợ nguồn lực cho Thành phố dƣới các hình thức đầu tƣ PPP, cho vay ƣu đãi... Đồng thời thông qua các tổ chức tài chính, Quỹ Đầu tƣ Hà Nội đã tiếp cận các nhà đầu tƣ tiềm năng nƣớc ngoài để tham gia đầu tƣ trực tiếp vào những dự án

phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố nhƣ: Tuyến đƣờng sắt trên cao, cầu, đƣờng, bệnh viện, công viên cây xanh và dịch vụ vui chơi giải trí của Thủ đô...v.v

Hiện nay, Thành phố đã có chỉ đạo giao cho ban quản lý yêu cầu Quỹ là đầu mối để triển khai với các tổ chức nƣớc ngoài về dự án tuyến đƣờng sắt đô thị số 6 và dự án xây dựng Nhà máy nƣớc mặt sông Hồng. Đồng thời đang chỉ đạo, xem xét phƣơng án huy động vốn ƣu đãi từ các tổ chức tài chính Nhật Bản để báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện.

* Huy động vốn trong nước: Đã ký kết hợp tác chiến lƣợc với các Ngân hàng lớn trong nƣớc (Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Quân đội…) để phối hợp cung cấp dịch

vụ tài chính và hỗ trợ nghiệp vụ (bảo lãnh vay vốn, dịch vụ thanh toán, tư vấn nghiệp vụ

thẩm định dự án, quản lý sau vay...), góp phần tháo gỡ vƣớng mắc cho các chủ đầu tƣ về

biện pháp bảo đảm tiền vay, giúp Quỹ Đầu tƣ giải quyết cho vay đối với các dự án xã hội hóa. Từ năm 2012- đến nay, đã huy động 68,3 tỷ đồng.

(2)Về cho vay xã hội hóa:

Bảng 3.6: Tình hình cho vay vốn tại Quỹ Đầu tƣ

Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1 Cho vay 251.847 285.109 744.000 698.056 700.830 2 Thu nợ 286.312 358.793 283.000 497.184 467.261 3 Dƣ nợ 384.503 283.900 230.741 297.223 259.509 4 Nợ quá hạn 5.192 0 0 0 0 5 % Nợ quá hạn/ Dƣ nợ 1,35% 0% 0% 0% 0%

Nguồn: Báo cáo cho vay – thu nợ 2012 – 2016 của Quỹ đầu tư

Từ năm 2012 đến nay Quỹ tiếp tục triển khai vay đầu tƣ các dự án loại hình xã hội hóa, an sinh xã hội theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Đến cuối năm 2013, Quỹ đã tham gia thẩm tra, cho vay tất cả các lĩnh vực Thành phố quan tâm chỉ đạo nhƣ: Môi trƣờng ( xây dựng nhà máy giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nhà máy xử lý rác thải....); Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị ( bãi đỗ xe, điện, nƣớc...); Nông nghiệp, nông thôn mới ( cải tạo nâng cấp lƣới điện nông thôn, các trạm cấp nƣớc sạch nông thôn, ....); Y tế, giáo dục ( bệnh viện, trƣờng học....); Nhà ở ( nhà tái định cƣ; cải tạo chung cƣ cũ; nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân trong khu công nghiệp....).

Đã xây dựng quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo, từ đó nâng cao chất lƣợng, thẩm tra, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế đƣợc rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo toàn không để thất thoát vốn Thành phố giao.

Qua ba năm từ năm 2012 đến 2014, Quỹ đã giải ngân cho vay 1.130,9 tỷ đồng và không có nợ xấu.

(3) Về hoạt động đầu tư hợp tác công tư (PPP):Đầu tƣ theo hình thức công tƣ

(PPP) là một hình thức đầu tƣ mà qua đó thu hút đƣợc nguồn lực của xã hội (đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài) và tận dụng đƣợc lợi thế về công nghệ quản lý vận hành của các nhà đầu tƣ.

Chính phủ đang chuẩn bị ban hành Nghị định chính thức quy định về hình thức đầu tƣ PPP thay thế cho Quyết định 71. Theo đó, các cơ chế đối với đầu tƣ theo hình thức PPP sẽ đƣợc rõ ràng, cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tƣ quan tâm thực hiện.

Quỹ Đầu tƣ đã chủ động rà soát các dự án đƣợc HĐND Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 và các dự án đƣợc Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1948/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 về việc thông qua danh mục các dự án trọng điểm của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015; phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết các công trình, cụm công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 -2015.

Hiện nay, Thành phố đã chỉ đạo danh mục 07 dự án tiềm năng nghiên cứu thực hiện đầu tƣ theo hình thức PPP trình Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, trong đó có 02

dự án: ĐTXD Tuyến đƣờng sắt đô thị số 6 và Dự án ĐTXD nhà máy nƣớc mặt sông Hồng và mạng cấp nƣớc do Quỹ Đầu tƣ đề xuất.

(4) Huy động từ việc phát hành trái phiếu Quỹ theo quy định của pháp luật

Trong kế hoạch giai đoạn 2012 - 2013, Thành phố đã phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó, năm 2013 phát hành 2.000 tỷ đồng, năm 2014 và 2015 mỗi năm phát hành 1.500 tỷ đồng. Mệnh giá trái phiếu sẽ là 100.000 đồng, thời hạn huy động trong 5 năm.

Năm 2013, thành phố đã huy động đƣợc 4.000 tỷ đồng trái phiếu với thời hạn 3 năm và 5 năm. Đây là nguồn vốn lớn để đầu tƣ vào các dự án giao thông đô thị trọng điểm nhƣng nếu không sử dụng có hiệu quả thì không những không phát huy tác dụng của nguồn vốn mà còn đem lại khoản nợ của Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)