Tình hình cấp phát vốn ngânsách thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 52 - 57)

uỷ thác qua Quỹ Đầu tƣ

Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015 1 Thực hiện 511.775 766.584 996.000 992.650 900.612 2 Kế hoạch năm 591.000 992.650 1.232.640 1.200.584 1.000.631 3 % thực hiện 86,59% 77,23% 80,8% 82,23% 90,8%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động 2012 – 2016 của Quỹ đầu tư

Hoạt động cho vay vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Quỹ Đầu tƣ đƣợc thực hiện đối với hai nhóm dự án: giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ đầu tƣ xây dựng các dự án trên địa bàn thành phố và nhóm dự án xây dựng nhà ở tái định cƣ và dự án nhà ở xã hội.

Trên nguyên tắc hoạt động của nguồn vốn cho vay này là nhằm tạo nguồn vốn quay vòng cho ngân sách thành phố, Quỹ Đầu tƣ chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán cho vay và thu hồi nguồn vốn vay từ chủ đầu tƣ để hoàn trả vốn vay cho ngân sách thành phố. Đặc biệt từ năm 2014 đến nay để đáp ứng tiến độ đầu tƣ nhà tái định cƣ, trong điều kiện vốn ngân sách chƣa đáp ứng kịp thời tiến độ đầu tƣ các dự án, Quỹ đã ứng vốn để thanh toán cho các dự án nhà tái định cƣ theo kế hoạch Thành phố giao.

Bảng 3.2: Tình hình cho vay vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Quỹ Đầu tƣ

Đơn vị: triệu đồng

Loại dự án Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự án GPMB tạo quỹ đất sạch 215.426 225.279 230.100 275.000 300.913 Dự án xây dựng nhà tái định cƣ

và các dự án nhà ở xã hội 316.120 413.244 320.250 312.000 413.153

Tổng cộng 531.546 638.523 550.350 587.000 714.066

Nguồn: Báo cáo cho vay – thu nợ 2012 – 2016 của Quỹ đầu tư d. Các hoạt động khác

*Hoạt động bảo lãnh tín dụng

Kể từ tháng 4/2006 đến nay, kết quả thu đƣợc đối với hình thức bảo lãnh tín dụng là rất ít ỏi. Mặc dù Quỹ đã tích cực tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng và đã tiếp nhận hơn 20 hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng, nhƣng mới chỉ ký kết đƣợc 01 hợp đồng bảo lãnh tín dụng (vào cuối năm 2007) của doanh nghiệp tƣ nhân Duy Linh xin bảo lãnh để vay vốn Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh, cho dự án xây dựng nhà máy cơ khí Duy Linh. Trị giá hợp đồng bảo lãnh tín dụng là 3 tỷ đồng với số phí bảo lãnh thu đƣợc năm 2007 là 1.285.000 đồng, năm 2008 là 4.640.000 đồng.

Tính đến 2015, thực tế cho thấy các chủ đầu tƣ không mặn mà với hình thức này bởi một số nguyên nhân:

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn chƣa cao và đặc biệt khả năng tài chính còn rất hạn chế, vốn tự có nhỏ, các doanh nghiệp thiếu tính tự chủ, chủ yếu trông chờ vào các nguồn hỗ trợ trực tiếp. Trong khi đó, các tổ chức cho vay khi thẩm định dự án đều quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ dự án, và khó có thể cho vay đầu tƣ nếu chủ đầu tƣ không có vốn tự có hoặc có quá ít để tham gia đầu tƣ dự án, dẫn đến những rủi ro xuất hiện ngay từ nguồn vốn đầu tƣ dự án. Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tƣ trong việc nghiên cứu, lập dự án, tính khả

thi của dự án cũng nhƣ tổ chức quản lý, vận hành dự án đầu tƣ cũng là những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình thẩm định dự án. Rủi ro cao dẫn đến lãi suất cho vay cao làm cho chi phí vốn cao, hiệu quả của dự án sẽ thấp đi.

- Cơ chế phí bảo lãnh chƣa thật phù hợp. Về nguyên tắc phí bảo lãnh thu đƣợc phải đủ để bù đắp chi phí hoạt động. Việc xác định mức phí cứng nhắc, không linh hoạt cũng là một nguyên nhân dẫn tới hoạt động bảo lãnh khó có thể phát triển. Đối tƣợng bảo lãnh của Quỹ Đầu tƣ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tƣ vào dự án thƣờng không lớn khiến cho lợi nhuận của Quỹ Đầu tƣ là rất thấp, rủi ro đầu tƣ cao. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn vốn vay thƣơng mại để đƣợc bảo lãnh tín dụng thì vừa phải chịu lãi suất vay thƣơng mại từ các ngân hàng thƣơng mại, vừa phải chịu phí bảo lãnh cho Quỹ Đầu tƣ khiến cho lãi suất đi vay tăng lên, ảnh hƣởng tới hiệu quả của dự án.

* Hoạt động cho vay

Các nhóm đối tƣợng mà Quỹ Đầu tƣ đƣợc phép cho vay đƣợc xác định thuộc các nhóm:

Nhóm 1: Các dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (gồm: dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở tái định cƣ phục vụ di dân giải phóng mặt bằng; dự án xây dựng nhà ở xã hội; dự án cải tạo khu nhà ở chung cƣ cũ, bị hƣ hỏng xuống cấp; dự án đầu tƣ xây dựng công trình cấp nƣớc sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt; dự án đầu tƣ xây dựng công trình xử lý nƣớc thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện các cụm công nghiệp làng nghề; dự án đầu tƣ xã hội hoá trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo và dạy nghề, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, môi trƣờng);

Nhóm 2: Các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (gồm: dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp; dự án sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn);

chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất;

Nhóm 4: Các dự án quan trọng khác do UBND Thành phố quyết định.

Năm 2013 Quỹ Đầu tƣ chỉ ký đƣợc 08 hợp đồng tín dụng cho vay vốn điều lệ với tổng giá trị các hợp đồng là 184,8 tỷ đồng.

Hiện nay, Quỹ Đầu tƣ đang tích cực hoàn thiện quy chế về nghiệp vụ cho vay trình Hội đồng quản lý phê duyệt để đảm bảo cho hoạt động cho vay đƣợc hiệu quả hơn, đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ đến hạn để có đủ nguồn vốn cho các hoạt động của Quỹ.

Khó khăn đối với hoạt động cho vay vốn điều lệ của Quỹ Đầu tƣ là: hoạt động cho vay của Quỹ Đầu tƣ không đƣợc linh hoạt và chủ động nhƣ của các ngân hàng thƣơng mại; đối tƣợng cho vay của Quỹ bị giới hạn, thẩm quyền cho vay bị hạn chế; nguồn vốn huy động còn thấp và không chủ động. Mặt khác, danh mục đối tƣợng cho vay và phê duyệt khung lãi suất hàng năm của UBND Thành phố cho Quỹ Đầu tƣ còn rất chậm, thƣờng là cuối Quý II hàng năm mới đƣợc ban hành.

Hiện nay đã xây dựng quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo, từ đó nâng cao chất lƣợng, thẩm tra, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế đƣợc rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo toàn không để thất thoát vốn Thành phố giao.

3.1.3.2. Một số kết quả đạt đƣợc của Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội

a. Tổng số vốn huy động

Huy động vốn là một khâu rất quan trọng cho hoạt động đầu tƣ phát triển của Quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ là nguồn vốn đối ứng để huy động các nguồn vốn khác tham gia vào hoạt động của Quỹ. Tổng số vốn huy động đƣợc của Quỹ giai đoạn 2012 – 2015 là: 2,094,178 tỷ đồng, tƣơng ứng 19,6% tổng số vốn hoạt động của Quỹ Đầu tƣ. Số vốn huy động này còn rất khiêm tốn, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. (Theo hình 3.3)

b. Kết quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội

Quỹ đã thực hiện tiếp cận doanh nghiệp, hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định, thực hiện phƣơng thức giao dịch một cửa tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp khi liên hệ vay vốn và giải ngân các nguồn vốn uỷ thác của Thành phố, phát huy vai trò của Quỹ trong lĩnh vực đầu tƣ phát triển, góp phần vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Đối với mọi dự án đầu tƣ, Quỹ đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt theo đúng quy định, trình tự thủ tục của Nhà nƣớc.

Tuy nhiên, vốn điều lệ của Quỹ chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò nguồn vốn “mồi” để huy động các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cơ chế chính sách về huy động vốn còn bị bó buộc, chậm đƣợc pháp luật hoá. Đồng thời Quỹ Đầu tƣ phải thực hiện nhiệm vụ chính trị do UBND Thành phố giao mà một số dự án này chƣa thật sự thu hút các thành phần kinh tế tham gia, nhất là các ngân hàng thƣơng mại.

Doanh thu của Quỹ Đầu tƣ tăng lên đáng kể từ 51,924,2 tỷ đồng năm 2012 lên 124.300 tỷ đồng năm 2015. Kết quả hoạt động hàng năm đều đạt so với chỉ tiêu đề ra, đóng góp đáng kể vào ngân sách thành phố (giai đoạn từ năm 2012 – 2015, Quỹ Đầu tƣ đã đóng góp vào ngân sách thành phố tổng số tiền là 73,179 tỷ đồng) (Bảng 3.5).

Mặc dù chi phí hoạt động tăng lên đáng kể nhƣng việc quản lý chi phí của Quỹ Đầu tƣ là khá tốt, tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) đạt mức cao (trung bình đạt 46,60% giai đoạn 2012 – 2015); tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản cũng tăng lên (năm 2012 là 2,22%, đến năm 2015 đạt 2,96%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)