CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình quản lý vốn tạiQuỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội
3.2.4. Về kiểm tra, giám sát nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nộ
Nguồn vốn Quỹ đầu tƣ phát triển Hà Nội, trong đó bao gồm cả nguồn vốn ODA là nguồn vốn đƣợc chú trọng nhất trong công tác kiểm tra, giám sát. Cơ chế, chính sách về kiểm tra, kiểm soát đối với vốn đầu tƣ ngày càng đƣợc đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng: bên cạnh đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể; chủ thể tham gia thì tăng cƣờng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm phát hiện, phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, sai phạm để hoạt động này đảm bảo đúng định hƣớng.
- Vai trò quản lý của UBND Thành phố đối với công tác quản lý vốn của Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Hà Nội thông quá kết hợp giám sát, đánh giá các dự án đầu tƣ phát triển cùng với các Sở ban ngành trực thuộc nhƣ sau:
+ Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mƣu, đề xuất với UBND Thành phố trong việc: Quản lý thanh quyết toán kinh phí đầu tƣ với quỹ; Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đƣợc giải ngân thanh toán tại qũy; Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ trong từng thời kỳ thông qua việc thẩm tra báo cáo tài chính của quỹ hàng năm.
+ Kiểm toán Nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc: thực hiện lập kế hoạch kiểm toán, thanh tra việc quản lý sử dụng vốn ngân sách ủy thác đầu tƣ qua quỹ, việc sử dụng vốn chủ sở của quỹ và gửi báo cáo giám sát, đánh giá cho UBND Thành phố.
+ Các sở, ban ngành liên quan của lĩnh vực đầu tƣ nhƣ sở xây dựng, các ủy ban nhân dân quận huyện, các ban quản lý dự án quận huyện, trung tâm phát triển quỹ đất quận huyện: chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp và giám sát, đánh giá đầu tƣ các dự
án đƣợc giải ngân thanh toán qua quỹ và định kỳ gửi báo cáo giám sát đánh giá đầu tƣ về Sở Kế hoạch và Đầu tƣ từ đó mới có đƣợc cái nhìn tổng quát đối với các dự án để bố trí xây dựng kế hoạch vốn trung hạn và dài hạn hiệu quả.
- Vai trò quản lý của Bộ tài chính đối với công tác quản lý vốn của Quỹ Đầu tƣ phát triển Thành phố thƣờng xuyên đánh giá các hoạt động của Quỹ Đầu tƣ phát triển ở các địa phƣơng thông qua báo cáo tài chính các năm để từ đó tổng quát đƣợc tình hình hoạt động chung của các quỹ và đƣa ra đƣợc các giải pháp về cơ chế chính sách áp dụng cho các hoạt động của quỹ. Có nhƣ vậy, thì những vƣớng mắc trong mô hình hoạt động của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng nói chung và Quỹ đầu tƣ phát triển Thành phố Hà Nội nói riêng mới đƣợc giải quyết và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Quỹ Đầu tƣ phát triển Thành phố bên cạnh chức năng thanh toán giải ngân cũng cần nêu cao vai trò kiểm tra, giám sát của mình đối với các dự án đƣợc giải ngân thanh toán về tiến độ thực hiện dự án đối với các dự án giải ngân từ nguồn vốn ủy thác; kiểm tra, kiểm soát sau vay đối với các dự án vay từ nguồn vốn điều lệ; đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ và cảnh báo rủi ro đối với các dự án đầu tƣ,... Có nhƣ thế mới không để thất thoát nguồn vốn ngân sách cấp và công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính mới sát với thực tế đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, ban quản lý Thành phố còn tăng cƣờng vai trò giám sát của cộng đồng, cơ quan mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí đối với việc sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng Hà Nội. Hàng loạt các vụ sai phạm, thất thoát vốn trong thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển đã đƣợc phát hiện nhờ có sự giám sát của cộng đồng này. Điển hình là vụ Công ty Tƣ vấn GTVT Nhật Bản (JTC) đƣa tiền hối lộ 16 tỷ đồng cho một số công chức Việt Nam để nhận đƣợc hợp đồng cho các dự án đƣờng sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) hay việc đội vốn dự án lên đến hàng trăm triệu của dự án đƣờng sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Việc này đã góp phần cảnh báo, hạn chế các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia, góp phần phát triển Thành phố, phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội của Thủ đô.