Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực chophát triển nuô

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 68 - 79)

4.1.2 .Hình thức tổ chức pháttriển sản xuất nuôi trồngthủy sảntại xã

4.1.3. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực chophát triển nuô

còn sản xuất nhỏ lẻ và không đồng nhất về sản phẩm cả về loại, số lượng và chất lượng. Tuy vậy, đến cuối năm 2020, HTX Thủy sản Huổi Pao đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, chứng nhận sản phẩm “cá lăng đen, cá trắm cỏ và cá rô phi” được nuôi trồng phù hợp với Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt – VietGAP, theo Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/09/2014 của Bộ NN&PTNT. Đây được coi một thành công của HTX, người dân phẩn khởi và chất lượng sản phẩm thủy sản càng ngày càng được nâng cao.

4.1.3. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản trồng thủy sản

4.1.3.1. Thực trạng về lao động việc làm trong nuôi trồng thủy sản của xã

Những năm gần đây lao động phục vụ cho lĩnh vực NTTS ở xã Nặm Ét liên tục tăng qua các năm, năm 2017 có tổng số lao động trong ngành thủy sản là 414 người đến năm 2019 đã tăng lên 538 người (Tăng 7,03%). Nguyên nhân tăng là do xu hướng lao động chuyển từ các ngành trồng trọt sang thương mại dịch vụ và nông, lâm, thủy sản vì NTTS đang có xu hướng phát triển mạnh, thu nhập từ ngành NTTS cao hơn những ngành khác. Tuy nhiên, bình quân số lao động NTTS trong cơ cấu lao động ngành nông nghiệp còn khá thấp (chỉ chiếm 26,42%). Trong khi đó lố lượng lao động trong trồng trọt giảm mạnh nhưng vẫn chiếm đa số (41,54%).

Bảng 4.2: Tình hình lao động NTTStrong cơ cấu lao động nông nghiệp của xã qua 3 năm (2017 - 2019)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 BQ chung SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) CC (%) LĐ NN 1.866 100 1.878 100 1.841 100 100 1. LĐ trồng trọt 867 46,46 756 40,26 698 37,91 41,54 2. LĐ chăn nuôi 585 31,35 599 31,90 605 32,86 32,04 3. LĐ NTTS 414 22,19 523 27,84 538 29,22 26,42 (Nguồn: UBND xã Nặm Ét, 2017-2019) Nhìn chung, lượng lao động của xã trong ngành NTTS đều tăng qua các năm. Như vậy có thể thấy được nhu cầu lao động trong lĩnh vực NTTS của xã là rất cao, vì vậy càng cần phải nâng cao chất lượng lao động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã thì quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản mới được thực hiện nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây cũng là một xu thế phát triển tất yếu dựa trên tiềm năng và lợi thế về nuôi trồng thủy sản hiện có.

4.1.3.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn trong NTTS của xã

Với bất kỳ các hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần tới vốn để đầu tư, vốn luôn là yếu tố quan trọng và tác động mạnh mẽ tới từng giai đoạn của sản xuất kinh doanh. Trong phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét, yêu cầu về vốn rất lớn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng và chuẩn bị giống, thức ăn cho cá. Để có vốn thúc đẩy NTTS, các hộ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có, vốn vay từ ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng người thân và một phần hỗ trợ về chính sách của

Nhà nước. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ sản xuất đều có vốn tự có rất ít. Chủ yếu là vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất thấp (7,5%).

Bảng 4.3: Tình hình huy động nguồn vốn của các hộ NTTS xã Nặm Ét

Diễn giải ĐVT 2017 2018 2019 Tổng số hộ Hộ 188 197 204 1. Ngân hàng chính sách Triệu đồng 6.164,25 7.561,34 7.936,44 3. Ngân hàng Nông nghiệp Triệu đồng 2.255,20 2.642,41 2.928,75 4. Vốn tự có Triệu đồng 3.752,80 3.840,52 4.012,46 Tổng Triệu Đồng 12.172,25 14.044,27 14.877,65 Bình quân Triệu đồng/hộ 64,75 71,29 72,93

(Nguồn: Ban thống kê xã Nặm Ét, 2019) Qua bảng 4.3 ta có thể thấy tổng nguồn vốn và bình quân số vốn tăng lên qua các năm. Bình quân số vốn/hộ NTTS năm 2019 tăng lên 8,18 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn tăng qua các năm là do tăng thêm về số hộ tham gia vào sản xuất NTTS. Các hộ cần sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, hợp lý và tránh lãng phí. Qua điều tra phỏng vấn, hầu hết các hộ sản xuất đều có kế hoạch chi tiêu những vẫn chưa được ghi chép lại một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng nên nhiều khoản chi tiêu nhỏ đã bị lược qua, như vậy tích tũy lại thành một khoản chi đáng kể là một trong những nguyên nhân khiến cho người sản xuất sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Bảng 4.4: Khó khăn trong huy động vốn của người dân 3 bản điều tra của xã Nặm Ét

STT Chỉ tiêu

Huổi Hẹ Giáng Ún Dọ BQ chung

SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) CC (%) 1 Lãi suất cao 9 15,0 6 10,00 10 16,67 13,89 2 Thủ tục rườm rà 60 100 59 98,33 60 100 99,44 3 Đáo hạn sớm 5 8,33 8 13,33 6 10,00 10,55

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Qua điều tra 3 bản cho thấy những khó khăn gặp phải trong huy động nguồn vốn là lãi suất cao, thủ tục rườm rà và đáo hạn sớm. Có đến 99,44% số hộ cho rằng hạn chế lớn nhất là thủ tục rườm rà, khi đi làm thủ tục vay vốn mất nhiều thời gian. Còn lại 13,89% số hộ cho rằng lãi suất cao và 10,55% hộ thấy thời gian đáo hạn ngắn. Cần hướng dẫn người dân làm thủ tục nhiệt tình, hợp lý và chính xác để người sản xuất có thể tiếp cận được vốn vay kịp thời và sử dụng hiệu quả.

Hộp 4.2: Khó khăn lớn nhất khi vay vốn của người dân

“Tôi vay vốn ở Ngân hàng chính sách và phát triển, mặc dù có lãi suất ưu đãi nhưng mà phải làm thủ tục lâu, thường hay sai thông tin và phải làm lại nhiều lần. Phải mất nửa năm tôi mới xong thủ tục và tiền mới đến tay mình, lúc đó mới tiếp tục đầu tư sản xuất được”

4.1.3.3. Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật

Hiện nay hoạt động nuôi trồng thủy sản đang trở thành phong trào và từng bước phát triển, bên cạnh đó xã Nặm Ét đang định hướng nuôi cá lồng tại xã mang lại thu nhập chính cho các hộ nông dân nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào NTTS đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cá thương phẩm bán ra thị trường. Công tác tập huấn chuyển giao KHKT nuôi trồng thủy sản được chú trọng, hàng năm dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Quỳnh Nhai, UBND xã Nặm Ét đã dành một phần kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo các ban ngành tổ chức lồng ghép với các chương trình dự án của huyện Quỳnh Nhai như chương trình 258, 177, chương trình 30a của chính phủ, chương trình tái định cư nhà máy thủy điện Sơn La... mỗi năm xã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn chuyển giao KHKT nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nói riêng.

Bảng 4.5: Thực trạng chuyển giao khoa học kỹ thuật NTTS xã Nặm Ét trong giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 BQ I. Tổng số lớp Lớp 12 18 29 150,00 161,11 155,56

1. Chọn giống, chăm sóc Lớp 7 9 12 128,00 133,33 130,95 2. Thu hoạch, chế biến Lớp 3 6 10 200,00 166,67 183,33 3. Quản lý chất lượng Lớp 1 2 5 200,00 250,00 225,00 4. Tiêu chuẩn Vietgap Lớp 1 1 2 100,00 200,00 150,00

II. Tổng số người tham

gia Người 450 411 579 91,33 140,88 116,11 III. Số lượt tham quan

mô hình Lượt 1 1 2 100,0 200,00 150,00

Từ năm 2017,xã Nặm Ét đã tổ chức được 12 lớp chuyển giao KHKT, đến năm 2019tổ chức được 29 lớp, tăng lên 17 lớp. Số lượt người tham gia tập huấn cũng tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy cán bộ các cấp ban ngành xã đã nỗ lực để người sản suất ngày càng tiếp cận được với kỹ thuật tiến bộ. Trong đó chủ yếu là các lớp do Liên minh hợp tác xã huyện chủ trì phối hợp với các sở, ngành huyện, trạm khuyến nông huyện Quỳnh Nhai kết hợp với khuyến nông xã tổ chức. Tuy nhiên, nội dung chuyển giao còn tập trung vào chọn giống, chăm sóc và thu hoạch, chế biến là chủ yếu. Cần chú trọng về quản lý và nâng cao chất lượng thủy sản và sản xuất theo quy trình VietGAP; tăng cường cho người sân tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân có thể áp dụng KHKT vào sản xuất một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, đồng thời cũng giảm chi phí và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

4.1.4.Tình hình thực hiện các khâu sản xuất trong nuôi trồng thủy sản của

Hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản của xã đều chú trọng thực hiện các khâu sản xuất khi bắt đầu NTTS.Với kinh nghiệm NTTS tại ao nuôi truyền thống lâu đời kết hợp với học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, từ các vùng lân cận và từ cán bộ chuyên về nuôi cá lồng, các hộ sản xuất của xã đã thực hiện các khâu sản xuất như: Chuẩn bị ao nuôi; chọn giống và mật độ thả; sử dụng thức ăn; quản lý và chăm sóc và thu hoạch.

4.1.4.1. Chuẩn bị môi trường ao nuôi, lồng nuôi

Theo điều tra tại xã cho thấy, đa số người sản xuất đều cho rằng khâu chuẩn bị ao nuôi cá rất quan trọng, việc chuẩn bị tốt ao nuôilà điều kiện môi trường tốt để cá sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, còn có một số hộ không cải tạo ao nuôi hoặc qua vài năm mới cải tạo làm cho môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, nhiều mầm bệnh dẫn đến cá bị chết hàng loạt, giảm năng suất.

- Đối với ao nuôi: Tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn; Vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15-20cm; Dùng vôi bột lượng 7-10 kg/100m² rắc đều đáy và xung quanh bờ ao,ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10-15kg/100m²; Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi sau đó dùng cào,trang đảo bùn. Phơi đáy ao 2-3ngày. Sau đó, bón lót 20-30 kg phân chuồng (đã được ủ với vôi bột)/100m²); Lọc nước vào ao, mức nước đạt 1-1,5m sau 3-5 ngày nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc vỏ đỗ thì tiến hành thả giống. Trước khi thả giống phải đảm bảo các yếu tố môi trường như nhiệt độ không quá thấp, nên thả vào lúc thời tiết nắng ấm.

- Đối với lồng nuôi cá

+ Địa điểm đặt lồng nuôi cá

Trên lòng hồ sông Đà, các lồng nuôi cá đặc biệt là các hộ có nhiều lồng phải đặt cách nhau 3- 5m và đặt so le nhau để tăng tốc độ dòng nước qua lồng.

Khoảng cách cụm từ 150 – 200m, để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nước, gây dịch bệnh cho vật nuôi.

Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy mặt nước ít nhất 2-3m. Tránh đặt lồng ở nơi thường xuyên đón sóng to, gió lớn (tránh nơi sóng > 2m) và tốc độ dòng chảy nhỏ (dưới 1m/giây) nếu không sẽ làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu, gây chậm lớn và sinh bệnh.

Tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6 m/giây. Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.

Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4 - 6 mg/lít, nhiệt độ 25-30°C, độ mặn từ 27-33%o. Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.

Lồng nuôi cá có thể 1 trong 3 dạng: bằng thép, tre, gỗ.

Lồng nuôi cá ở hồ sông Đà phổ biến là làm từ chất liệu thép. Cấu tạo của lồng nuôi bao gồm:

Khung lồng: Vật liệu làm khung lồng dung thép V5 được thiết kế cố định, lắp giáp thành khung lồng hình vuông gồm thanh thép V5 khung chịu lực bằng 5.0cm, thanh sắt mạ kẽm, thanh liên kết bằng4,5cm, xung quanh đáy lồng được căng bằng lưới nilon nhựa hoặc lưới dù. Khoảng cách lồng cách lồng 0,5 – 1m, dùng ván gỗ tạp xẻ làm đường đi, ván có kích thước 0,5 – 1m tùy thuộc vào khoảng cách giữa các lồng nuôi, rộng 0,2m, dày 0,02m.

Phao nổi: Vật liệu sử dụng bằng phy nhựa và phy sắt dung tích 200lít. Phao nổi được cố định xung quanh lồng nuôi có thể điều chỉnh được chiều cao ngập nước của lồng. số lượng phao trên lồng thường từ 6 đến 10 phy nhựa trên lồng nuôi, tăng số lượng phao vào các vị trí đi lại nhiều và nơi làm nhà quản lý, nhà trông coi.

Lưới bao quanh lồng bao gồm 2 lớp lưới. Lớp lưới trong cùng dùng lưới nilon có kích thước mắt lưới A5 (5mm). Lớp lưới ngoài cùng dùng lưới nilon có kích thước mắt lưới A15 (15mm).

Thể tích lồng nuôi: Kích thước lồng nuôi dài 5,5m, rộng 5,5m, sâu 3m tương đương với 90,75m3/lồng.

Cố định lồng: Cụm lồng được neo giữ bằng 8 trụ cột bê tông cố định, đặt 4 trụ neo giữ ở đầu dòng nước chảy, 2 trụ ở giữa cụm lồng, 2 trụ ở cuối cụm lồng. mỗi trụ bê tông có trọng lượng từ 500 - 700 kg.

Vật liệu làm khung lồng phải nhẵn để không làm cá bị tổn thương, khoảng cách giữa các thanh đảm bảo để không làm cản dòng nước, tăng khả năng lưu thông nước qua lồng và cho phép tất cả các chất thải của cá thoát ra ngoài dễ dàng.

Mặt đáy lồng đóng ván khít để giữ thức ăn trong lồng cho đến khi cá ăn hết. Mặt trên của lồng phải làm chắc chắn tránh cá thoát ra ngoài.

Lồng nuôi phải làm chắc chắn để tăng thời gian sử dụng, giữ cá không bị thất thoát và đủ độ bền chắc để chịu sức nặng toàn bộ lượng cá trong lồng.

Lồng nuôi được giữ nổi bằng hệ thống phao hoặc thùng phy nhựa gắn cố định vào khung lồng.

4.1.4.2. Chọn giống và mật độ thả

Con giống là yếu tố đầu vào quan trọng trong NTTS, nó quyết định 80% đến năng suất và hiệu quả trong nuôi cá. Chính vì vậy việc sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng là rất quan trọng. Xã Nặm Ét các hộ đều nuôi trồng theo hình thức thâm canh nên hộ đều sử dụng những giống cá truyền thống và một số giống mới, những con cá truyền thống tuy không có giá trị kinh tế cao nhưng nó lại rất ưa chuộm do nhu cầu tiêu thụ cá truyền thống ngày càng cao. Với mức giá bình quân của giống là vào khoảng 65,5 nghìn đồng/kg.

Đa số người dân đều sử dụng cá giống thả nuôi có kích thước lớn, ít bị dịch bệnh, đồng thời ở giai đoạn này cá có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt kích cỡ cả thương phẩm lớn.Cá giống phải đồng đều về kích cỡ không dị hình và xây xát, nếu nuôi trong lồng bè thì cá phải có kích cỡ lớn để không chui lọt vách lồng.Cá giống thường hay thả vào buổi sáng, trời mát. Đối tượng thủy sản nuôi chủ yếu tại xã là cá trắm cỏ, cá lăng, cá trê lai, cá rô phi, cá nheo, …

Theo điều tra, đa số người dân đều có thường chia thời gian thả cá giống làm 2 đợt: Đợt 1 tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, đợt 2 thả tháng 8 đến tháng 9. Lý do là vào khoảng thời gian này không quá nóng hoặc quá lạnh, thời tiết mát mẻ để cá có thể phát triển tốt nhất, mang lại năng suất cao.

Về mật độ nuôi của các hộ sản xuất:

STT Giống cá Mật độ (con/ m3) Trọng lượng (con/ kg) 1 Trắm cỏ 10 - 20 20– 25 2 Cá trê 10 - 15 25 –30 3 Cá lăng đen 15- 20 20 – 25 4 Cá nheo 10 - 15 25 – 30 5 Cá chép 30 - 50 30 – 35 6 Rô phi 30 - 50 40 – 50

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ sản xuất đều sử dụng giống cá nuôi đều có khối lượng lớn. Tuy nhiên, vẫn có các hộ lựa chọn giống cá nhỏ như cá trắm cỏ với kích thước, khối lượng nhỏ (120 - 150 con/kg), sau một thời gian cá lớn sẽ bắt đầu chia ra các lồng nuôi, ao nuôi khác. Lý do người dân làm vậy là để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên thời gian cho thu hoạch sẽ dài hơn

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 68 - 79)