Mật độ nuôi một số loại cá giống của xãNặm Ét

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76 - 78)

STT Giống cá Mật độ (con/ m3) Trọng lượng (con/ kg) 1 Trắm cỏ 10 - 20 20– 25 2 Cá trê 10 - 15 25 –30 3 Cá lăng đen 15- 20 20 – 25 4 Cá nheo 10 - 15 25 – 30 5 Cá chép 30 - 50 30 – 35 6 Rô phi 30 - 50 40 – 50

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Qua điều tra cho thấy, đa số các hộ sản xuất đều sử dụng giống cá nuôi đều có khối lượng lớn. Tuy nhiên, vẫn có các hộ lựa chọn giống cá nhỏ như cá trắm cỏ với kích thước, khối lượng nhỏ (120 - 150 con/kg), sau một thời gian cá lớn sẽ bắt đầu chia ra các lồng nuôi, ao nuôi khác. Lý do người dân làm vậy là để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên thời gian cho thu hoạch sẽ dài hơn cá giống có kích thước, khối lượng lớn hơn.

4.1.4.3. Tình hình sử dụng thức ăn

Thức ăn cho thủy sản rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm, đặc tính ăn của từng loài sẽ lựa chọn thức ăn và chế độ ăn phù hợp với từng loài đó để cá có thể phát triển nhanh và không lãng phí thức ăn.

Xã Nặm Ét là một xã chuyên sản xuất nông nghiệp, do tập quán người dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã chủ yếu là nuôi theo mô hình VAC nên hầu hết các hộ dân đều dùng loại thức ăn tự chế, giá rẻ bằng nguyên liệu sẵn có của địa phương. Đa số người dân đều trồng sắn, đây là nguồn cung cấp thức ăn lớn cho thủy sản, đặc biệt là cá trắm cỏ. Với số lượng đàn trâu, bò, dê, … lớn cung cấp phân chuồng cho nuôi trồng thủy sản. Người dân cũng

dung vó, lưới, bát quái để bẫy cá, tôm trong tự nhiên một phần để bán còn lại là dùng làm thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Ngoài tận dụng những nguyên liệu, thức ăn có sẵn thì người dân cũng mua thức ăn công nghiệp từ các đại lý, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.Ở xã Nặm Ét từ trước đến nay chưa có cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ NTTS mà 100% các hộ đều mua lại từ các tư thương nhập về. Các hộ NTTS theo hình thức nuôi cá truyền thống gồm các cá chính là: trăm cỏ, chép, rô phi, lăng, nheo, … thì nguồn thức ăn mà các hộ sử dụng sẽ không thể chỉ 1 loại, do mỗi loại cá lại có một thực đơn thức ăn chính khác nhau như bảng. Do vậy, 100% các hộ điều tra đã kết hợp sử dụng các loại thức ăn chứ không sử dụng một loại duy nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76 - 78)