Kết quả và hiệu quả kinhtế sản xuất NTTS

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 86 - 88)

Chỉ tiêu ĐVT Huổi Hẹ Giáng Ún Dọ Chung

1. Kết quả sản xuất

Giá trị SX (GO) Trđ 183,44 213,81 191,70 196,32

Tổng chi phí (TC) Trđ 141,64 175,99 152,79 156,81

Chi phí trung gian (IC) Trđ 112,23 134,68 119,49 122,13 Giá trị tăng thêm (VA) Trđ 71,21 79,13 72,21 74,18

Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 41,8 37,82 37,91 39,18

2. Một số chỉ tiêu HQKT

GO/IC Lần 1,63 1,59 1,60 1,61

MI/IC Lần 0,37 0,28 0,32 0,32

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020) Xét theo hiệu quả chi phí trung gian, ta thấy: chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian chung của cả 3 bản là 0,32 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ thu về được 0,32 đồng thu nhập hỗn hợp. Chỉ tiêu này ở các hộ bản có quy mô lớn là bản Gíang Ún lại thu được thấp nhất với 0,28 lần. Còn bản có quy mô nhỏ nhất lại có hiệu quả cao nhất với 0,37 lần.Tương tự với chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian, bản Huổi Hẹ tuy có quy mô sản xuất nhỏ hơn nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn với 1,63 lần, thấp nhất là bản Giáng Ún với 1,59 lần. Vì vậy, cho dù quy mô lớn hơn nhưng nếu nuôi trồng không áp dụng đúng kỹ thuật, chất

lượng con giống không đảm bảo thì sẽ không thu được hiệu quả kinh tế cao. Các hộ sản xuất NTTS của 3 bản nói riêng và của toàn xã nói chung cần kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo đạt cao nhất về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã Nặm Ét

4.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên và môi trường nuôi ảnh hưởng trực tiếpđến phát triển nuôi trồng thủy sản của xã. Đặc biệt môi trường nước là điều kiện cần quan trọng, nếu không có nước thì thủy sản không sống được. Có thể nói, nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định trong sự thành công cho phát triển NTTS. Nguồn nước phục vụ NTTS yêu cầu về chất lượng khá nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxi tan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc trong nước thấp hoặc không có, độ pH, các muối hòa tan, các chất khí hòa tan, độ trong của ao nuôi và đáy ao. Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường NTTS ổn định, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS.

Cũng như môi trường nước, khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiệt độ và độ pH phù hợp thì cá phát triển sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Từ đó, người nuôi có thể chủ động nuôi những loại cá phù hợp với điều kiện thời tiết để đạt được năng suất cao nhất.

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài NTTS nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ.

Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại. Nếu ở ao nuôi, tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi. Vì nếu thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 86 - 88)