Các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển nuôi trồngthủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 30 - 33)

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Cơ sở lý luận về nuôi trồngthủy sản

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển nuôi trồngthủy sản

2.1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

* Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên và môi trường nuôi rất quan trọng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt môi trường nước là điều kiện cần quan trọng, nếu không có nước thì thủy sản không sống được. Có thể nói, nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định trong sựthành công cho phát triển NTTS. Nguồn nước phục vụ NTTS yêu cầu về chấtlượng khá nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxitan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng cácchất độc trong nước thấp hoặc không có, độ PH, các muối hòa tan, các chấtkhí hòa tan, độ trong của ao nuôi và đáy ao. Đây là những yếu tố cơ bản vàcần thiết để duy trì môi trường NTTS ổn định, góp phần hạn chế đến mứcthấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh tăng hiệu quả kinh tếtrong NTTS.

Khí hậu cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cá, trong điều kiện thời tiết thuận lợi,nhiệt độ và độ pH phù hợp thì cá phát triển sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Từ đó, người nuôi có thể chủ động nuôi những loại cá phù hợp với điều kiện thời tiết để đạt được năng suất cao nhất.

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài NTTS nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại. Nếu ở ao nuôi, tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi. Vì nếu thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

Những thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTTS. Chính vì vậy, hoạt động nuôi cá có tính bấp bênh, không ổn định.

Ngoài ra còn có các nhân tố như: gió, nhiệt độ, không khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn… cũng ảnh hưởng đến điều kiện sống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá.

*Điều kiện kinh tế - xã hội

Nói đến vấn đề xã hội thì có thể nói rằng dân cư và lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu thụ các nông sản. Lực lượng sản xuất này là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực NTTS. Bên cạnh đó thì nhân tố khoa học kỹ thuật đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh và khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh của thủy sản.

2.1.5.2.Chiến lược phát triển NTTS của địa phương

Thực hiện Quyết định 1690/QĐ- TTg ngày 16/09/2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, UBND xã Nặm Ét đã thực hiện ổn định và mở rộng diện tích nuôi các loài cá truyền thống để tăng nguồn thực phẩm, đổng thời tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống thủy sản mới phù hợp với điều kiện tại địa phương. Tập trung hướng tới triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong quá trình sản xuất nuôi trồng thủy sản.

2.1.5.3. Trình độ, năng lực của cán bộ

Trình độ, năng lực lãnh đạo của cán bộ địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nuôi cá của các hộ. Những người lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao được đào tạo về kỹ thuật nuôi cá lồng, nắm rõ các chủ trương chính sách về phát triển nuôi cá lồng trên sông để tuyên truyền tới các hộ sản xuất. Bên cạnh đó họ còn được trang bị kiến thức pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi trồng góp phần thúc đẩy cho nuôi trồng thủy sản phát triển.

2.1.5.4. Nhận thức, hiểu biết và kỹ thuật của người sản xuất NTTS

Trình độ nhận thức và sự hiểu biết của người lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTTS. Lao động trong NTTS đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo những hình thức quy mô nhất định.

Người lao động có kỹ thuật nuôi tốt hay xấu điều này sẽ ảnh hưởngtrực tiếp tới năng suất của nuôi trồng thủy sản, người nuôi trồng phải nắm bắtđược kỹ thuật nuôi thì mới đảm bảo được cho đối tượng nuôi sinh trưởng và pháttriển tốt.

2.1.5.5. Sự hỗ trợ của các cấp, ngành địa phương cho phát triển NTTS

Nặm Ét nói riêng có rất nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất như: Chính sách 134, 135, chính sách di dân tái định cư và các chính sách khác...; Và đặc biệt là Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND, ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản được trích từ nguồn ngân sách địa phương ( hỗ trợ người nuôi cá lồng 5 triệu đồng/lồng).

Vì vậy, các chính sách hỗ trợ của tỉnh Sơn La và huyện Quỳnh Nhai có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 30 - 33)