Liên kếtphối hợptrong pháttriển nuôi trồngthủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 79 - 81)

4.1.2 .Hình thức tổ chức pháttriển sản xuất nuôi trồngthủy sảntại xã

4.1.5. Liên kếtphối hợptrong pháttriển nuôi trồngthủy sản

4.1.5.1. Liên kết giữa các hộ sản xuất

bệnh, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, giá bán hay giới thiệu người mua sản phẩm thủy sản.

Bảng 4.8: Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất

Nội dung Liên kết NSX-NSX

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Trao đổi kinh nghiệm 35 58.33

2. Thống nhất thời điểm phòng dịch bệnh 42 70,00

3. Giá bán 48 80,00

4. Giới thiệu người mua 25 41.67

Tổng 60 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng trên cho thấy, các hộ sản xuất liên kết khá chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, nhất là về giá bán (80%) và thống nhất thời điểm phòng dịch bệnh (70%). Do thông tin thị trường còn hạn chế nên chỉ có 41,67% số hộ liên kết giới thiệu người thu mua.

4.1.5.2. Liên kết với thương lái và cơ sở thu mua

Hầu hết các cơ sở sản xuất sẽ liên kết với các thương lái.Tuy nhiên liên kết này không được bền vững do trao đổi bằng miệng là chủ yếu, không có sự ràng buộc với nhau về mặt pháp lý, các thương lái tự do lựa chọn mua ở các cơ sở sản xuất và ngược lại, các cơ sở sản xuất sẽ bán tự do cho các thương lái khác.

4.1.5.3. Liên kết với các đại lý, Doanh nghiệp

Hiện nay, ở xã Nặm Ét vẫn chưa có Doanh nghiệp đầu tư vào thủy sản. Vì vậy, các hộ sản xuất chủ yếu mua thức ănchăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y tại các đại lý bán lẻ, các cửa hàng, chợ,… Vẫn chưa có sự liên kết giữa hộ nuôi trồng và các nhà cung cấp dịch vụ thủy sản. Cần tăng cường sự liên kết giữa hai nhà này để NTTS có thể phát triển một cách thuận lợi.

4.1.5.4. Liên kết với khuyến nông xã và cơ quan địa phương

Vể công tác thú y tại xã hầu như chưa phát huy được tác dụng.Hiện tại xã chưa có ban khuyến ngư. Khi có dịch bệnh xảy ra, hầu hết các hộ sản xuất đều mang đi tiêu thụ hoặc tiêu hủy chứ không mời cán bộ có chuyên môn tới chữa, vì vậy cần nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thú y, đảm bảo phòng chống dịch bệnh cũng như cách xử lý khi có dịch bệnh xảy ra đối với đối trượng thủy sản.

Qua điều tra cho thấy các hộ đều được tham gia tập huấn do bộ phận cán bộ và cán bộ khuyến nông tổ chức. Các hộ được chia sẻ kinh nghiệm từ các buổi tập huấn, tham quan mô hình thủy sản. Cần tăng cường huy động người dân tham gia sản xuất NTTS, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế chung của toàn xã.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)