3.1.1 .Điều kiện tự nhiên
3.1.2. Điều kiện kinhtế xã hội
3.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Nặm Ét
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế trongsản xuất nông nghiệp, cho nên việc phân bổ và sử dụng đất đai cho các mụcđích sử dụng khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinhtế của xã Nặm Ét.
Năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 7.045,91 ha. Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn với 5.093,37 ha, chiếm72,29% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm (chủ yếu là sắn) chiếm tới 24,15% và đất lâm nghiệp khá lớn là 2988,98 ha (42,42%); diện tích đất trồng lúa khá ít (2,84%) và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Còn lại đất phi nông nghiệp là 771,87 ha (chiếm 10,95%) và đất chưa sử dụng khá lớn là 1.180,67 ha (chiếm 16,76%) do địa hình đất dốc và chủ yếu là núi đá nên người dân khó canh tác. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp phân bố không đều tại cácbản, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm một phần rất nhỏ 18,5 ha (0,26%). Mặc dù vậy, ngành NTTS mang lại giá trị cao hơn các ngành như trồng trọt nên diện tích NTTS được xã chú trọng khai thác sử dụng triệt để và hợp lý. Tình hình sử dụng đất được thể hiện ở bảng dưới (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Nặm Ét năm 2019
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 7054,91 100
I Đất NN 5093,37 72,29
1 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2085,94 29,60
1.1 Đất trồng lúa 199,80 2,84
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1701,84 24,15
1.3 Đất cây lâu năm 184,30 2,62
2 Đất lâm nghiệp 2988,98 42,42
3 Đất nuôi trồng thủy sản 18,45 0,26
II Đất phi NN 771,87 10,95
III Đất chưa sử dụng 1180,67 16.76
(Nguồn: UBND xã Nặm Ét, 2020)
sông Đà bao quanh và Suối Ét chảy qua các bản trong xã. Sông Đà là hệ thống sông chính và duy nhất cung cấp nước tưới tiêu, nước sinh hoạt cho bà con khu vực ven sông. Đặc biệt với diện tích lòng hồ thủy điện Sông Đà là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản tự nhiên để nhân dân khai thác, vừa là nguồn hàng hóa cung cấp cho các vùng khác, vừa giúp nhân dân khu vực ven sông cải thiện đời sống. Chính vì thế tạo thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá lồng, đồng thời khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có của xã, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
Về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã: năm 2019, công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã đã có sự chuyển biến tích cực, Luật Đất đai 2013 ngày càng được thực hiện tốt. Người dân trong quá trình sử dụng đất dần đi vào đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế như quản lý đăng ký biến động đất đai chưa được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên; hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tính khả thi chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về đất đai chưa được tiến hành thường xuyên. Tình trạng các hộ dân sử dụng đất rừng để sản xuất nông nghiệp(trồng cây hàng năm, cây lâu năm) vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã, do đó cần có các chính sách và giải pháp đúng đắn để giải quyết triệt để tình trạng này.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là nhân tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của xã. Nguồn lao động vừa là nhân tố thu được của cải vật chất nhưng cũng đồng thời là nhân tố tiêu thụ lượng vật chất đó. Chính vì vậy, yêu cầu về sự cân bằng giữa dân số và các yếu tố như: đất đai, tài nguyên, y tế, giáo dục… luôn được chính quyền địa phương và người dân
quan tâm để có thể tìm ra hướng đi phù hợp cho chính sách phát triển chung của xã.
Xã Nặm Ét là một xã có cơ cấu dân số đa dạng của huyện Quỳnh Nhai, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số với hơn 80% là dân tộc Thái, gần 12% là dân tộc La Ha và còn lại là các dân tộc khác như Mông, Kháng.
Dân số trên địa bàn xã Nặm Ét tăng dần qua các năm và chậm lại vào năm 2019, tổng dân số của xã là 5.141 (người) tương đương với năm 2018, cao hơn 100 người so với năm 2017 (5.041 người). Tổng số hộ dân cũng tăng dần qua các năm, năm 2019 tổng số hộ là 1.107 hộ tăng 15 hộ so với năm 2017 (1.092 hộ) (Bảng 3.2).
Cùng với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của xã theo chiều hướng giảm nông nghiệp và tăng dần công nghiệp, dịch vụ thì tỷ lệ lao động nông nghiệp cũng có xu hướng giảm và tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; cụ thể năm 2019 tỷ lệ lao động nông nghiệp - phi nông nghiệp lần lượt là 66,61% - 33,39%, trong khi đó năm 2017 tỷ lệ đó là 68,53% - 31,47% (Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số và lao động của xã qua 3 năm(2017-2019)
Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) I. Tổng dân số Người 5.041 100,00 5.141 100,00 5.141 100,00 II. Tổng số hộ Hộ 1.092 100,00 1.100 100,00 1.107 100,00 1. Nông nghiệp Hộ 847 77,56 859 78,09 842 76,06 2. Phi NN Hộ 245 22,44 241 21,91 265 23,93 III. Tổng số LĐ Người 2.723 100,00 2.757 100,00 2.764 100,00 1. Lao động NN Người 1.866 68,53 1.878 68,12 1.841 66,61 2. LĐ phi NN Người 857 31,47 879 31,88 923 33,39 IV. Chỉ tiêu BQ 1. BQ khẩu/ hộ Người 4,62 - 4,67 - 4,64 - 2. BQ LĐ / hộ Người 2,49 - 2,51 - 2,50 - 3. BQ LĐ NN / hộ NN Người 2,20 - 2,19 - 2,19 -
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế qua 3 năm(2017-2019) a. Về kinh tế nông nghiệp
Nặm Ét là một xã miền núi, thời tiết có những biến đổi thất thường, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp nhưng Đảng bộ và nhân dân xã vẫn duy trì ổn định năng suất sản lượng lương thực, đầu tư mọi nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thâm canh tăng vụ, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Về trồng trọt
Bảng 3.3.Sản lượng và diện tích trồng trọt của xã qua 3 năm 2017–2019 Loại cây 2017 2018 2019 Loại cây 2017 2018 2019
DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) 1. Cây lương thực 1.321,25 14.439,68 1.294,12 13.312,96 1.306 11.370,45
1.1. Lúa 259,25 1.266,68 240,62 1.169,21 243,67 1.360,65 1.2. Ngô 350 1.925 305 167,75 86,7 433,5 1.3. Sắn 703 11.248 748,5 11.976 975,63 9.576,3
2. Cây rau màu 9 28 10 31 10 32
3.Cây ăn quả 69 50,5 75,2 55 80,7 67,4
4.Cây công nghiệp 10,55 114,4 7,98 116,2 7,97 115,3
4.1. Cà phê 7,04 2,4 4,46 3,2 4,46 3,3 4.2. Dong riềng 3,51 112 3,52 113 3,51 112
Tổng 1.409,80 14.632,58 1.387,30 13.515,16 1.404,67 11.585,15
(Nguồn: UBND xã Nặm Ét, 2020)
Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng sản lượng lương thực của xã Nặm Ét có xu hướng giảm qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn. Cây lương thực có xu hướng giảm dần cả về diện tích và sản lượng (diện tích năm 2017 là 1.321,25 ha, đến năm 2019 giảm xuống còn 1.306 ha; sản lượng năm 2017 là 14.439,68 tấn, năm 2019 giảm xuống còn 11.370,45 tấn). Diện tích trồng sắn có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm (diện tích năm 2017 là 703 ha,
năm 2019 đã tăng đến 975,63 ha), tuy nhiên sản lượng sắn lại giảm từ sản lượng 11.248 tấn năm 2017 giảm xuống còn 9.576,3 tấn năm 2019. Tuy cây sắn không đem lại giá trị kinh tế cao nhưng lại dễ trồng và chăm sóc. Người dân hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong quá trình trồng sắn nên không chú trọng cải tạo đất khiến đất đai bị thoái hóa sau nhiều năm dẫn đến năng suất và sản lượng ngày càng thấp.
Diện tích cây công nghiệp có xu hướng giảm nhưng lại tăng nhẹ về sản lượng, nguyên nhân là do một phần diện tích cây cà phê được chuyển đổi thành đất trồng cây ăn quả, nhưng trong năm 2019 số lượng cây cà phê cho thu hoạch tăng lên nên sản lượng cây công nghiệp vẫn tăng (diện tích năm 2017 là 10,33 ha, đến năm 2019 giảm còn 7,97 ha và sản lượng năm 2017 là 114,4 tấn, đến năm 2019 tăng lên 115,3 tấn).
Diện tích cây ăn quả tăng lên qua các năm do người dân nhận thức được giá trị kinh tế do cây ăn quả mang lại cao hơn so với cây khác. Cụ thể diện tích năm 2017 là 69 ha, đến năm 2019 tăng lên là 80,7 ha. Tuy nhiên, sản lượng còn thấp, năm 2019 mới đạt 67,4 ha, do tính chất là cây lâu năm và người dân vừa trồng thêm trong những năm gần đây nên cây vẫn đang sinh trưởng và phát triển, chưa cho thu hoạch.
- Về chăn nuôi
Bảng 3.4. Tình hình số lượng đàn gia súc, gia cầm xã Nặm Ét qua 3 năm
(ĐVT: Con) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 BQ 1. Gia súc 6.781 6.570 6.213 96,89 94,57 95,73 Trâu 568 541 572 95,25 105,73 100,49 Bò 2.443 2.460 2.486 100,70 101,06 100,88 Lợn 1.134 1.225 887 108,02 72,41 90,22 Dê 2.636 2.344 2.268 88,92 96,76 92,84 2. Gia cầm 35.062 34.786 34.911 99,21 100,36 99,79
Qua bảng 3.4 ta có thể thấy rõ tình hình chăn nuôi trên địa bàn có sự biến động qua các năm. Đàn trâu, bò có xu hướng tăng qua các năm nhưng đàn lợn giảm mạnh nên làm giảm số lượng chăn nuôi gia súc đáng kể. Công tác phòng, chống, kiểm soát, khống chế dịch bệnh được tăng cường, tuy nhiên trong năm 2019 trên địa bàn xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi làm chết nhiều con lợn nái và lợn thịt. Tổng đàn gia súc 2019 có 6.213 con. Trong đó, tổng đàn trâu 572 con, tổng đàn bò 2.486 con, đàn lợn 887 con, đàn dê 2.268 con; Tổng đàn gia cầm là 34.911 con.
Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm của đàn gia cầm cao hơn so với đàn gia súc, cụ thể tốc độ phát triển của đàn gia cầm là 99,79% và gia súc là 95,73%. Trong đó, đàn lợn có tốc độ phát triển thấp nhất là 84,71% do ảnh hưởng của dịch bệnh (dịch tả lợn Châu Phi) năm 2019, cao nhất là đàn bò với tốc độ tăng trưởng bình quân là 100,88%,tiếp theo là đàn trâu là 100,49%. Số lượng đàn trâu, bò trên địa bàn xã tăng qua các năm chứng tỏ người dân trên địa bàn tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu, bò với nhiều mục đích khác nhau, trước đây là chăn nuôi trâu, bò phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng giờ đây người dân dần dần chuyển sang chăn nuôi theo mục đích hàng hóa, chăn nuôi ngày càng nhiều vì nhận thấy trâu, bò đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi.
– Về lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng năm 2019 là 7.000,90 ha, giảm 110 ha so với năm 2017;tỷ lệ che phủ rừng 41%. Diện tích rừng có xu hướng giảm qua các năm do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp và đất ở cho các hộ trên địa bàn xã. Công tác kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy, bảo vệ rừng được tăng cường. Tiến hành làm tục chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân. Tổ chức tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng cho người dân không đốt, chặt phá rừng bừa bãi nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.
b. Công nghiệp
Đối với xã Nặm Ét trong những năm qua có định hướng phát triển kinh tế vẫn theo xu hướng phát triển nông nghiệp, nền kinh tế của địa phương chưa phát triển đặc biệt là khu vực công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn xã chưa có khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp của nhà nước nên khu vực kinh tế công nghiệp chưa phát triển, tiểu thủ công nghiệp chưa đa dạng. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu người của xã vẫn còn thấp.
c. Thương mại, dịch vụ
Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn xã tiếp tục phát triển. Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ và chợ phiên trung tâm xã (có 03 địa điểm họp chợ phiên trên địa bàn xã) đã cung cấp hàng hóa đầy đủ và phong phú, đa dạng về chủng loại, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao sức cạnh tranh góp phần bình ổn giá, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng.
3.1.2.3.Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các công trình mang ý nghĩa to lớn, góp phần phục vụ cuộc sống người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cũng như trao đổi mua bán, giao thông đi lại trong khu vực... Trong nhiều năm qua xã đã và đang cố gắng, phấn đấu xây dựng và hoàn thiện các công trình nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và góp phần thành công cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã. Theo ban thống kê xã Nặm Ét, tình hình giao thông của xã năm 2019 như sau:
a. Giao thông
Xã Nặm Ét có mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Đến nay, trên địa bàn xã có 146,3 km đường giao thông nông thôn. Cụ thể:
+ Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện: Chiều dài 21 km, đã được láng nhựa 100%.
+ Đường giao thông liên bản, trục bản: Tổng chiều dài 40,6 km, trong đó: Đã bê tông hóa được 25,2 km.
+ Đường giao thông ngõ bản: Tổng chiều dài 74,50 km, trong đó đã cứng hóa được 48,80 km, đạt 65,5%.
+ Đường giao thông nội đồng: Tổng số chiều dài đường nội đồng hiện tại trên toàn xã hiện tại là 10,2 km, đã cứng hóa được 4,2 km đạt 41%.
Nhìn chung các tuyến đường đã được cứng hóa có chất lượng khá tốt và đi lại thuận lợi. Còn tuyến đường liên bản, trục bản, ngõ bản, nội đồng chưa được cứng hóa riêng còn một số tuyến đường nội đồng và nội bản còn chưa được cứng hóa hết, do đó còn hạn chế trong việc đi lại, gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa. Vì địa hình dốc nên mùa mưa thường hay gây ra sạt lở khiến cho người dân đi lại gặp khó khăn.
Chiều dài đường thủy dọc theo vùng lòng hồ sông Đà của xã là 27,9 km, với chiều dài như vậy rất thuận lợi cho việc di chuyển của người dân.
b. Thủy lợi
Xã có hệ thống lòng hồ sông Đà bao quanh nên thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 2085,94 ha, một số vị trí đất nông nghiệp không được sử dụng tưới nước từ các kênh mương thủy lợi nhưng có sử dụng ống nhựa dẫn nước, vì vậy tỷ lệ tưới tiêu của xã đạt 100%. Về cơ bản công trình thủy lợi của xã đã đáp ứng một phần nhỏ giúp người dân sản xuất nông nghiệp chủ động được việc tưới tiêu. Hàng năm người dân đều tổ chức tu sửa, bảo dưỡng hệ thống kênh mương để phục vụ tốt hơn.
c. Điện
Cùng với đường giao thông, hệ thống điện cũng có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân và phát triển sản xuất. Trên địa bàn xã hiện nay có 5 trạm hạ thế. Mạng lưới điện được quy hoạch và bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn xã và mạng lưới điện được kéo tới từng nhà, 100% hộ dân đều có điện.
d. Bưu chính viễn thông
Hoạt động bưu chính – viễn thông ngày càng đảm bảo, đáp ứng trong công tác phục vụ, điều hành và nhu cầu thông tin liên lạc, vận chuyển thư tín trên địa bàn xã. Xã đã có 1 bưu điện nằm cạnh UBND xã tại trung tâm bản Nong. Diện phủ sóng internet ngày càng rộng, người dân chủ yếu là dùng điện thoại di động.