Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 81 - 82)

4.1.2 .Hình thức tổ chức pháttriển sản xuất nuôi trồngthủy sảntại xã

4.1.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Đối với thị trường tiêu thụ cá thương phẩm ở xã thì hầu hết là chỉ phục vụ cho thị trường trong xã và một số xã, thị trấn lân cận là chính. Nguyên nhân là do đặc điểm NTTS của xã chủ yếu là nuôi các đối tượng truyền thống, chưa tập trung nuôi các nuôi có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các đối tượng phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Nên sản phẩm thủy sản tại xã chưa có thương hiệu riêng. Qua điều tra thì 100% những hộ phỏng vấn đều có thu hoạch và bán trực tiếp tại ao, hoặc bán tại chợ (32%)hay bán cho các nhà hàng, quán ăn (8%). Với lượng bán cho các thương lái trên địa bàn là chiếm khoảng 88%, còn lại khoảng 12% là các thương lái ở từ các khu vực lân cận đến thu mua. Với các thương lái họ hầu hết thanh toán bằng tiền mặt.

Nhìn chung hầu hết các hộ NTTS đều tự sản xuất và mang đi tiêu thụ tại các chợ phiên, vùng lân cận hoặc là thương lái đến tận lồng thu mua. Các cơ sở sản xuất chưa đồng nhất nuôi cùng loại cùng lứa cá và không sản xuất tập trung nên số lượng tiêu thụ còn ít và nhỏ lẻ, manh mún. Thương lái phải đi thu mua ở từng cơ sở sản xuất, tuy nhiên, trong quá trình vận

chuyển,thuyền chở hay bị va đập nên làm cho chất lượng cá bị giảm hoặc cá bị chết hưởng dẫn đến chỉ bán được với giá thấp. Vì vậy, địa phương cần chú trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Cần hướng người sản xuất theo hướng tập trung, đồng nhất về sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.

Bảng 4.9: Giá của một số loại cá thương phẩm theo khối lượng qua 3 năm (2017-2019) (ĐVT: nghìn đồng/kg) Loại cá Trọng lượng (kg) 2017 2018 2019 Trắm cỏ 3,5 – 5,0 65 -75 70 – 80 70 – 85 Cá trê 1,5 - 2,0 30 – 35 30 – 35 30 -35 Cá lăng 2,0 – 3,0 100 – 120 120 – 130 120-145 Cá nheo 3,0 – 4,0 90 – 120 100 – 135 100-135 Cá chép 2,0 – 4,0 85 – 130 90 – 130 90-130 Rô phi 0,5 – 2,0 35 - 45 40 – 50 40-50

(Nguồn: Ban thống kê xã Nặm Ét, 2019)

Qua bảng trên cho thấy mức giá cá thương phẩm biến động tăng qua các năm, nhờ đó khuyến khích nhiều người dân tham gia vào sản xuất NTTS. Cá trắm cỏ là loại được người dân nuôi nhiều nhất có giá từ 75 – 85 nghìn đồng/kg. Cá lăng là loại có giá cao nhất nhưng do thời gian nuôi loại cá này lâu (18-24 tháng) và dễ bị bệnh nên người dân không ưu tiên nuôi loại cá này. Cá trê lai được bán với giá thấp nhất nhưng thời gian cho thu hoạch lại ngắn (4-5 tháng) nên người dân cũng nuôi loại cá này nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 81 - 82)