Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 46)

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Nặm Ét là một trong những xã khó khăn của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Nằm ở phía nam của huyện Quỳnh Nhai. Với tổng diện tích diện tích tự nhiên là: 7.110,75 ha, bao gồm 9 bản, 1.107 hộ, 5.141 nhân khấu. Có vị trí địa lý như sau:

Phía Đông giáp xã chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai và xã Nặm Giôn của huyện Mường La;

Phía Tây giáp xã Chiềng Khoang và xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai; Phía Nam giáp xã Chiềng Ngàm của huyện Thuận Châu;

Phía Bắc giáp xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai.

Cách trung tâm thành phố Sơn La 62 km về phía Tây Nam, có hệ thống giao thông (Quốc lộ 279 và Quốc lộ 6B) đã và đang được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Là một xã thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La nên Nặm Ét cũng mang những nét đặc trưng chung về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu của địa phương này.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã Nặm Ét chủ yếu là đồi núi và đất dốc. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 600m - 700m, cao nhất là đỉnh dãy núi Pha Rảo 865,0m. Tọa độ địa lý từ21°32'20,0" đến 21°39'45" vĩ độ bắc và 103°40'40,0" đến 103°49'36,0" độ kinh đông. Vị trí của xã xung quanh bao bọc bởi hệ

thống lòng hồ sông Đà và các dãy núi, tạo cho xã và toàn huyện một hệ thống thủy lợi thuận tiện cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu

Cũng giống đặc điểm khí hậu, thời tiết huyện Quỳnh Nhai,xã Nặm Ét nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

* Nhiệt độ: Nền nhiệt cao và ổn định qua các năm, trung bình từ 24,5 – 28,5°C, dao động trung bình nhiều năm từ9.600 – 10.200°C/năm. Nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm có sự biến động nhỏ, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, tháng 5 trong năm. Nền nhiệt ở khu vực trạm khí tượng thủy văn huyện luôn cao.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trong nhiều năm dao động khoảng 2.200 – 2.800 giờ. Số giờ nắng trung bình trong ngày dao động từ 6 – 7,5 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất thường vào tháng 3, tháng có số giờ nắng thấp nhất thường vào các tháng mùa mưa của năm.

* Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình nhiều năm khoảng 81 - 88%, biến thiên giữa trạm vùng hạ và vùng thượng là 5-6%, biến thiên giữa các tháng trong năm từ 7- 9%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng mùa mưa và thấp nhất vào các tháng mùa khô.

* Lượng mưa: Xã có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.450 – 1.750 mm, có sự phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Thời gian mưa nhiều trong năm thường trùng thời gian lũ về, song song đó là yếu tố địa hình dốc thường gây lũ quét và sạt lở đất, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các lồng cá đang nuôi. Với khí hậu kể trên, Nặm Ét là nơi có tiềm năng, đầy đủ

điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản kèm với đó là du lịch sinh thái.

Với khí hậu thời tiết phân biệt rõ rệt theo 02 mùa, mùa khô thường hạn hán, mùa mưa gây lũ lụt và ngập úng do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển cá lồng của các hộ nuôi, dẫn đến chất lượng và hiệu quả đạt thấp.

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Chế độ thủy văn xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai chịu ảnh hưởng bởi chế độ triều từ biển Đông, chế độ thủy văn nội đồng qua hệ thống chính sông Đà, Suối Muội và nước mưa. Huyện Quỳnh Nhai tuy không giáp biển nhưng chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông thông qua cửa sông Đà, suối Muội với chế độ bán nhật triều không đều, biên độ triều tại cửa là 3,5 – 3,9 m. Vào các tháng mùa khô, nước lợ xâm nhập vào các xã vùng hạ của huyện qua các tuyến sông, suối kênh: Sông Đà từ Lai Châu xuống, suối Muội chảy từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La xuống,… và xâm nhập sâu lên tới các xã phía trên. Hàng năm lưu lượng chảy qua hai con sông này đạt 700 -800 triệu m3

nước, mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho huyện, cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và là tuyến giao thông đường thủy quan trọng của huyện. Vì chịu ảnh hưởng của thủy triều nên mực nước các con sông này chênh lệch giữa đầu nguồn và cuối nguồn là 1m.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 46)