2.2 .Cơ sở thực tiễn về pháttriển nuôi trồngthủy sản
2.2.2. Kinh nghiệm nuôi trồngthủy sả nở một số địa phương trong nước
Việt Nam đứng thứ 3 về sản lượng NTTS sau Trung Quốc, Ấn Độ và đang giữ vai trò quan trọng cung cấp nguồn thủy sản nuôi trồng toàn cầu. Với đặc trưng bờ biển trải dài 3.260 km và có hệ sống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hoạt động đánh bắt cũng như nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam diễn ra khá sôi động. Bên cạnh mảng khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng sản xuất thủy sản.
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên
tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Biểu đồ 2.1. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019
(Nguồn: VASEP, 2019)
Ta có thể thấy sản lượng thủy sản của nước ta đã tăng dần qua các năm.Năm 2019, sản lượng thủy sản đã đạt 8150 nghìn tấn, tăng 4,9% so với năm2018. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4380 nghìn tấn, tăng 5,2% so vớinăm trước. Sản lượng khai thác đạt 3770 nghìn tấn,tăng 4,5% so với năm 218. Theo thống kê thì kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,6 tỷ USD.
Cả năm 2019, diện tích nuôi tôm đạt 720 nghìn ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750 nghìn tấn bằng 98,3% so với năm 2018, trong đó tôm sú ước đạt 270.000 tấn, tôm chân trắng là đạt 480.000 tấn.Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 ước đạt 6,6 nghìn ha, tăng 22,2% so với năm 2018. Sản lượng đạt 1,42triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,9 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018.Đối với khai thác thủy sản, nhờ thời thuận lợi, trong năm 2019 các tàu cá nghề lưới kéo, lưới vây, lưới
chụp hoạt động nhiều, hiệu quả khá; tàu nghề lưới rê nhiều địa phương hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp.
Tuy nhiên, về tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được xuất khẩu (XK) trực tiếp cho nhà nhập khẩu (NK), sau đó được dán nhãn mác,thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do vậy giá trị sản phẩm Doanh nghiệp (DN) thu về không cao.
Nuôi cá lồng có đặc điểm là tận dụng môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt cá thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng, vì vậy hiện nay tại Việt Nam, nghề nuôi cá bằng lồng trên hồ chứa và sông đã phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam, riêng diện tích nuôi cá lồng bè tại các tỉnh Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc năm 2017 khoảng 7000 lồng (tăng gần 15% so với năm 2016); sản lượng đạt 9.690 tấn (tăng 17% so với năm 2016). Đây là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao mà tiết kiệm được rất nhiều diện tích mặt nước (Bộ NN&PTNT, 2018).
Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, có cấu trúc địa hình dọc theo chiều dài 125 km bờ biển với nhiều cửa sông lớn được phân bố khá dài và hàng trăm đảo lớn được bộ thủy sản xác định là một trong bốn ngư trường lớn của toàn quốc, là một vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủy sản của Việt Nam với nhiều ngư trường lớn và nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn là nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, trên 40.000 ha gồm nước mặn, ngọt, lợ với những đối tượng nuôi trồng phong phú có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua,…Nghề cá Hải Phòng có từ lâu đời, có nhiều năm đứng đầu miền Bắc về sản lượng đánh bắt thủy sản.
Nghề đánh bắt cá vốn là nghề truyền thống của nhân dân miền biển, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là có tiềm năng thế mạnh và được coi là hướng phát triển trọng yếu của địa phương, vì thế trong thời gian qua Sở thủy sản Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực chỉ đạo vận động các hộ nuôi trồng tập trung vào một số loại giống mang lại hiệu quả kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, tôm càng xanh, cá song, cá chim trắng…. Tiềm năng vùng biển Hải Phòng bắt đầu được khai thác khi một số hộ nông dân hưởng ứng nuôi cá lồng bè trên biển Cát Bà do Sở thủy sản khởi sướng. Nguồn nuôi thả chủ yếu là các loại cá song kết hợp bề bề, sò…. Năm 2019, mặc dù diện tích nuôi trồng thủy sản của Hải Phòng đang có xu hướng giảm so với năm 2018, tuy nhiên, so với đầu năm, cả diện tích nuôi trồng và sản lượng so với đầu năm đều tăng mạnh.Cụ thể, tính đến tháng 8/2019, Hải Phòng có 12.472 ha (tăng 4.199 ha so với đầu năm), sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch 8 tháng/2019 ước đạt 47.173 tấn, tăng 6,23% so với năm 2018.Trong đó, sản lượng nuôi trồng tăng chủ yếu tại các khu vực nuôi trồng nước lợ và , năng suất cao của một số loại chủ lực như cá vược, trắm đen, rô phi... Đến nay, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thẩm định, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho 14 lô hàng, trọng lượng 350 tấn. Nuôi cá lồng bè trên biển đã tạo ra một bước đột phá trong nghề NTTS Hải Phòng, trở thành nghề mới của dân ven biển, góp phần thúc đẩy loại hình dịch vụ du lịchphát triển, tạo nguồn hàng thủy sản xuất khẩu tại chỗ thông qua các loại hình dịch vụ du lịch.
Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt (Sông Thao, Sông Đà, Sông Lô, Sông Bứa, Sông Chảy, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, ...) và hệ thống trên 2000 hồ, đập, công trình thủy lợi và hồ đầm tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển thủy sản. Diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thủy sản
là trên 30 ngàn ha, trong đó trên 14 ngàn ha diện tích mặt nước ao, hồ, đầm và ruộng trũng và trên 16 ngàn ha diện tích mặt nước các sông, suối.
Nhờ nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa, hàng nghìn hộ nông dân ở Phú Thọ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, thậm chí có nhiều hộ lên đến cả tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có 3 con sông lớn chảy qua gồm sông Thao, sông Đà và sông Lô, cùng nhiều con sông, ngòi nhỏ như sông Bứa... với trên 600 hồ, đập. Diện tích mặt nước có thể nuôi cá lồng lên tới 20.000 ha. Nhằm tận dụng nguồn tiềm năng mặt nước sẵn có, từ năm 2006 đến nay, tỉnh Phú Thọ đã xác định và đưa sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm và đã có những chính sách hỗ trợ mang tính đột phá để phát triển nuôi cá lồng, bè. Theo thống kê từ Sở NNPTNT Phú Thọ, tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có khoảng gần 600 lồng cá, trong đó có 300 chiếc lồng lưới, gồm 60 chiếc trên sông Đà, sông Lô có 60 chiếc, sông Bứa 166 chiếc...Tổng diện tích nuôi lồng lên đến 35.600m3, với sản lượng ước đạt 2.200 tấn (tăng 15 lần so với năm 2012) (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2015).
Sở NNPTNT Phú Thọ đã xác định sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm, tỉnh đã phê duyệt đề án quy hoạch phát triển thủy sản (giai đoạn 2012 - 2020) với hệ thống các chính sách hỗ trợ về giống, nâng cấp hạ tầng sản xuất... Được sự tham mưu của Chi cục Thủy sản, Sở đã phê duyệt cho các địa phương xây dựng 3 dự án nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa theo hướng cận đô thị báo cáo UBND tỉnh phê duyệt thực hiện (giai đoạn 2014 - 2015) để hỗ trợ giống, kỹ thuật cho người dân, quy mô phát triển trên sông Đà (80 lồng), sông Bứa (60 lồng), sông Lô (80 lồng) với tổng số vốn từ ngân sách tỉnh lên đến 3,075 tỷ đồng (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2015).
Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng của tỉnh Sơn La
Những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh Sơn La đã được quan tâm chỉ đạo và định hướng phát triển theo quy mô sản xuất tập trung hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Quan tâm phát triển các loài,
giống thủy sản có giá trị kinh tế cao hướng tới xuất khẩu; duy trì phát triển các loài, giống thủy sản truyền thống để đáp ứng nhu cầu thực phẩm nội tỉnh, kết hợp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hiện có trên các sông suối, ao hồ...
- Tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển thủy sản như: Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 18/6/2007 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2015; Nghị quyết số 34 -NQ/TU ngày 14/7/2015 về nuôi trồng, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND ngày 17 tháng 9 năm 2014 của HĐND tỉnh Sơn La, nay là Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản,.. .Ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn sản xuất thủy sản theo mùa vụ và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).
- Về mô hình nuôi cá lồng hồ chứa
Sơn La có hơn 2.600 ha mặt nước hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, trong đó có gần 21.000 ha mặt nước thuộc 02 hồ chứa lớn thủy điện Sơn La và Hòa Bình. Trong những năm gần đây tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và có chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. Đã có nhiều Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản được thành lập, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào phát triển thủy sản tại tỉnh như: Tập đoàn cá tầm Việt Nam (Công ty TNHHMTV cá Tầm Việt Nam Sơn La), Công ty TNHH Hùng Long, Công ty cá Tầm Hạnh Lợi, Công ty cá cá Tầm Lài Cai... Số lượng lồng cá nuôi trên khu vực hồ chứa tăng nhanh: Năm 2011 ước đạt 360 lồng, năm 2015 đạt 1.200 lồng (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).
- Mô hình nuôi cá Tầm:
+ Năm 2012 Công ty TNHH MTV cá Tầm Việt Nam - Sơn La (thuộc Tập đoàn cá Tầm Việt Nam) triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Tầm tại
lòng hồ thủy điện Sơn La với quy mô 17 lồng. Qua 3 năm thực hiện cá thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại lòng hồ, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% trọng lượng cá/tháng, hiện mô hình sản xuất này đang được tỉnh quan tâm chỉ đạo nhân diện mô hình trong thời gian tới và lâu dài.
- Mô hình nuôi cá loài thủy sản khác:
Tại các huyện vùng lòng hồ đã quan tâm chỉ đạo kết hợp bằng nhiều nguồn vốn như: vốn từ nguồn tái định cư, chương trình 30a, giảm nghèo, vốn chương trình khuyến ngư của trung ương, tỉnh,...để phát triển các mô hình nuôi cá lồng trên các vùng lòng hồ, tập trung chủ yếu là tại 02 hồ thủy điện Sơn La đang được phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, đã có nhiều mô hình của hộ dân, HTX, doanh nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, như Mô hình nuôi cá Nheo, cá Chép lai tại Nậm Ét, Chiềng Bằng, Mường Sại, cá Tầm xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai. ( Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 2016).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Phát triển sản xuất thủy sản trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan và đang khẳng định vị trí của một ngành sản xuất nhiều tiềm
năng của xã. Xã Nặm Ét phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các vùng trong nước và cả các nước trên thế giới về kỹ thuật cũng như phương pháp nuôi trồng: phải chuyển từ nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát sang nuôi tập trung, quy mô lớn, ưu tiên ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật vào điều kiện cụ thể của xã. Chú trọng đầu tư con giống, đào tạo nhân lực. Đặc biệt xã cần chú trọng nâng cao vai trò quản lý của các cán bộ địa phương. Để phát triển bền vững được NTTS tại xã đó là thành quả của cả quá trình học hỏi, nghiên cứu ứng dụng một cách sáng tạo, hợp lý kinh nghiệm phát triển của các nơi vào điều kiện cụ thể của xã mình.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU