2.2 .Cơ sở thực tiễn về pháttriển nuôi trồngthủy sản
2.2.1. Tình hình pháttriển nuôi trồngthủy sản trên thế giới
Đóng góp của ngành nuôi trồng thủy sản vào tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới tăng dần qua các năm. Trong năm 2016, ngành này sản xuất ra 110,2 triệu tấn, đạt giá trị 243,5 tỉ USD. Hiện tại, sản lượng thủy sản từ nuôi đã chiếm 46% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới, chiếm 53% nguồn cung cấp thủy sản toàn thế giới và sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nuôi trồng thủy sản phát triển, nhất là ngành nuôi tôm, cá hồi, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá rô phi, cá truyền thống (chép, trôi, mè, ...) và cá da trơn trong đó có cá tra Việt Nam đã tạo ra mức tăng ổn định trong tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trong những năm gần đây.
Theo FAO (Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc) (2018), trong hai thập kỷ gần đây, Châu Á là khu vực có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất, chiếm tới gần 89% thị phần sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đạt 72,8 triệu tấn năm 2018. Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm thị phần gần 58% tổng sản lượng nuôi thế giới, đạt hơn 47 triệu tấn (năm 2018). Năm nước có sản lượng nuôi cao nhất thế giới đều thuộc khu vực châu Á và đang củng cố vị trí này trong nhiều năm. Tiếp sau Trung Quốc lần lượt là Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam và Bănglađét
với sản lượng tương ứng năm 2018 là 7 triệu tấn, 5,4 triệu tấn, 4,1 triệu tấn và 2,4 triệu tấn.Châu Mỹ và châu Phi đã tăng tỷ trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới với mức đóng góp tương ứng là 2,67% và 4,63%. Tại khu vực châu Phi, ngoài Ai Cập, Nigiêria đã tăng đáng kể sản lượng nuôi để trở thành quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai ở châu lục này, dù tổng sản lượng của châu lục này vẫn còn chiếm thị phần khiêm tốn 2.7% tổng sản lượng nuôi trồng toàn cầu.
Nuôi trồng thực vật thủy sinh, chủ yếu là tảo biển, đang phát triểnnhanh và hiện được trồng ở 50 quốc gia. Các loài nuôi không cần cho ăn đóngvai trò quan trọng về mặt môi trường và an toàn thực phẩm, chiếm khoảng ½sản lượng nuôi trồng thủy sản của thế giới là gồm: cá mè, các loài động vật ănlọc (như nhuyễn thể hai mảnh vỏ) và các loài tảo biển. Tuy nhiên, sự gia tăngsản lượng của các loài được cho ăn có thể nhanh hơn so với các loài khôngđược cho ăn.
* Trung Quốc
Năm 1990, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới có sản lượng thủy sản nuôi cao hơn sản lượng khai thác hải sản với tổng sản lượng thủy sản đạt 12.370,6 nghìn tấn, trong đó, sản lượng thủy sản nuôi chiếm 55,47%. Từ năm 1986, Trung Quốc đã ban hành và thực thi Luật Thủy sản, xây dựng bộ hướng dẫn phát triển nuôi trồng thủy sản đầu tiên, đồng thời xây dựng chuỗi hệ thống quản lý gồm các Điều khoản về Quản lý cấp phép cho thủy sản nhằm khuyến khích phát triển ngành thủy sản một cách nhanh chóng và bền vững. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt 48,955 nghìn tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi chiếm 70% tổng sản lượng thủy sản của nước này. Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang trở thành ngành chủ đạo của nước này nhờ áp dụng những mô hình nuôi sinh thái, an toàn, tiết kiệm nước và hiệu quả. Trung Quốc có đội tàu đánh cá là 297.937 chiếc với khoảng 8 triệu ngư dân đang hoạt động ở các vùng Biển Đông, Đông Trung
Hoa, Hoàng Hải và cả Tây Thái Bình Dương. Nhưng Trung Quốc cũng vươn ra xa hơn với gần 300 tàu đánh cá có mặt ở vùng biển Tây Phi. Trung Quốc là một trong các nước khai thác thủy sản ngoài khơi chính của thế giới với gần 1.500 tàu khai thác hoạt động tại các vùng biển quốc tế của 3 đại dương cũng như các vùng biển có sự quản lý của 32 quốc gia. Trung Quốc đã ký 13 thỏa thuận hợp tác khai thác thủy sản liên chính phủ song phương và 6 thỏa thuận hợp tác liên ngành với các nước liên quan, tham gia 8 tổ chức thủy sản quốc tế liên chính phủ và tham gia vào các hoạt động khai thác thủy sản của 12 tổ chức đa phương quốc tế.
Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới,chiếm hơn 58% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầu (năm 2018). Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc đạt 45,5 triệu tấn, trongđó 64% là thủy sản nuôi. Thủy sản nước mặn chiếm 56% tổng sản lượngnuôi, trong đó phần lớn là thủy sản có vỏ thì Trung Quốc là nước chiếm ưu thế với sản lượng lớn nhất toàn cầu, đạt gần 13,4 triêu tấn; thủy sản chiếm 44%, chủyếu là họ cá chép.
Trung Quốc là quốc gia có sản lượng nuôi trồng thủy sản sử dụng cho mục đích thương mại nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại kể từ năm 1991. Từ năm 2016, nhiều những chính sách và chiến lược đã được chính phủ nước này đưa ra nhằm tổ chức lại ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng xanh và sạch hơn, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên cũng như phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở một số vùng trọng điểm. Do vậy, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc có bị chậm lại, chỉ đạt mức 2,2% năm 2017 và 1,6% năm 2018. tỷ trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới của nước này đã giảm từ 59,9% năm 1995 xuống còn 57,9% vào năm 2018. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm tới.
* Thái Lan
NTTS ở Thái Lan đã góp phần lớn vào sự gia tăng sản xuất của nước này. Thái Lan được xem nhứ bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19. Nghề NTTS đã phát triển trước đó trong một thời gian dài. Sự hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản Thái Lan có thể chia thành hai nhóm: thủy sản và thủy sản nước mặn. Nghề nuôi trồng thủy sản , chủ yếu là ao, hồ và trên cánh đồng lúa, đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm. Sự phát triển nghề NTTS bắt đầu vào năm 1922 sau khi sự nhập khẩu cá chép Trung Quốc để làmcá nuôi lan rộng toàn Bangkok. Từ năm 1963 trở lại đây, nuôi cá phát triển nhanh chóng sau sự đột phá về nhân tạo thu được bằng cách tiêm thêm hóc môn thành công của nhiều loài có giá trị. Trong năm 2007 diện tích nuôi trồng gần 141.500 ha với sản lượng cá đạt khoảng 507.000 tấn, trị giá 557 triệu USD. Cá rô phi, cá trê lai, cá ngừ bạc, cá chẽm, tôm sú, Tại Thái Lan, đối tượng nuôi thủy sản rất phong phú thuộc đủ các môi trường nước mặn lợ và . Đối với nước mặn lợ, sản lượng nuôi đạt trên 544 triệu tấn (chiếm 57% tổng sản lượng nuôi trồng cả nước); trong đó chủ yếu là tôm chân trắng (32%) và vẹm xanh (12%). Một số đối tượng khác được nuôi như: cá vược, cá song, cá giò, cá măng sữa; cua bùn, ghẹ xanh; rong biển;... Một số thách thức trong nuôi thủy sản ở Thái Lan như: Chất lượng con giống và con bố mẹ; Thức ăn trong nuôi thủy sản (nhất là thức ăn cho ấu trùng và tôm cá giống); Sự suy giảm chất lượng nước; Sự ung phát dịch bệnh; Sự xâm chiếm của các loài ngoại lai;…
* Indonexia
Tại Indonexia, đối tượng nuôi trồng chính là rong biển chiếm 60% diện tích; tiếp đến là cá biển (20%); tôm, cua biển (10%) và 10% diện tích nuôi trồng còn lại dành cho các đối tượng khác. Năm 2016, sản lượng rong biển của Indonexia đứng thứ 2 thế giới, chiếm 39% sản lượng rong biển toàn cầu. Cá da trơn và sọc sọc chiếm 95% về lượng và 92% về giá trị. Hiện nay, có
hơn 50 loài thủy sản đã và đang được nuôi trồng. Có 5 loài quan trọng, nuôi hàng năm thu sản phẩm có giá trị cao: cá rô sông Nile, cá trê lai, cá ngạch bạc, tôm càng xanh, cá rô phi.
Ngành nuôi trồng thủy sản của Indonesia đã phát triển rất nhanh và hiện nay được coi là một ngành kinh tế quan trong trong hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn. Indonesia là một quốc gia quần đảo với trên 17.508 hòn đảo và đường bờ biển dài khoảng 81.000 km, và có một tiềm năng lớn cho nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiềm năng của Indonesia vào khoảng 15.590.000 ha, bao gồm nuôi 2.230.000 ha, nuôi nước lợ 1.220.000 ha và 12.140.000 ha mặt nước biển. Tuy nhiên, Nuôi trồng thủy sản của Indonesia mới chỉ sử dụng khoảng 50% tổng diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thủy sản. Cụ thể có 10.1% diện tích , 40% nuôi nước lợ và 0.01% diện tích vùng biển có khả năng nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên cũng giống như Việt Nam, ngành đang phải đối mặt với một số trở ngại thách thức trên con đường phát triển bền vững.