Hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hợp lý và có hiệu quả

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 96 - 98)

4.1.2 .Hình thức tổ chức pháttriển sản xuất nuôi trồngthủy sảntại xã

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh pháttriển nuôi trồngthủy

4.3.5. Hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hợp lý và có hiệu quả

Nâng cao trình độ và kiến thức về thủy sản cho người lao động. Mục đích của giải pháp này nhằm trang bị cho hộ nuôi trồng thủy sản những kỹ thuật mới phù hợp với trình độ cũng như khả năng kinh tế của hộ. Các kỹ thuật được giảng dạy dựa trên nhu cầu của người dân. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về nuôi trồng thủy sản, thú y, phòng các dịch bệnh thông thường, phát tài liệu tuyên truyền, sách báo kỹ thuật cũng như dễ dàng áp dụng vào thực tế nuôi trồng thủy sản.

Địa phương nên tổ chức thành lập các câu lạc bộ, nhóm sở thích nuôi trồng thủy sản để tạo điều kiện tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Khích lệ chủ hộ tham gia học hỏi qua báo chí, thông tin truyền hình và các hộ sản xuất giỏi trong xa trong NTTS. Tổ chức các cuộc tham gia học hỏi kinh nghiệm sản xuất tại các hộ có hiệu quả kinh tế cao cho các hộ với các xã, huyện ban để học hỏi các sản xuất kinh doanh của hộ và áp dụng có chọn lọc vào điều kiện bản thân hộ.

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các hộ NTTS của xã là về vốn. Với việc phải có một lượng lớn đầu tư ban đầu khá lớn, nhất là đầu tư cho nuôi thâm canh, đã khiến hộ nuôi trồng gặp phải nhiều khó khăn trong việc đầu tư cũng như mở rộng quy mô nuôi trồng của mình. Hiện nay nguồn vốn của hộ nuôi trồng thủy sản vẫn chủ yếu là vay từ bạn bè, người

thân nhưng nguồn lức này thực sự chỉ đủ với những gia đình có tiềm lực kinh tế của hộ. Vì thế các hộ nông dân vẫn trông chờ vào nguồn vay ngân hàng chính hoặc ngân hàng nông nghiệp, nhất là các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông thôn. Do vậy nhưng năm tiếp theo cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn cho hộ NTTS.

Các tổ chức tín dụng nên cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Hơn nữa, cần đơn giản hóa thủ tục cho vay, vay với khối lượng lớn và thời gian dài. Bên cạnh đó, các tổ chức cho vay như Hội Phụ Nữ, ngân hàng Chính Sách Xã Hội cũng cần thường xuyên theo dõi và có khuyến cáo cho người vay vốn để họ đầu tư hiệu quả, tránh tinh trạng đầu tư lãng phí, kém hiệu quả.

Khuyến khích các hộ NTTS kết hợp thành câu lạc bộ để giúp đỡ nhau kịp thời trong thời gian sản xuất.

Những năm trước, NTTS mang lại hiệu quả cao nên 1 số hộ chỉ thả để tận dụng đất và lao động lúc rảnh rỗi nên thực sự chưa đâu tư cho nuôi trồng. Cho nên, các cấp chính quyền cần phải vận động bà con mạnh dạn đầu tư 1 cách hợp lý để mang lại hiểu quả cao và hỗ trợ cơ sở hạ tầng phục vụ cho NTTS được tốt hơn.

Những tiến bộ khoa học – kỹ thuật sẽ ngày càng làm thay đổi đời sống con người trong mọi lĩnh vực. Đối với lĩnh vực NTTS, các cấp ngành địa phương cần hỗ trợ và tạo điều kiện để các hộ dân cần tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, từ đó phục vụ cho việc nuôi trồng dễ dàng, thuận tiện hơn và giúp cho năng suất cao hơn.Các tiến bộ KHKT như: sản xuất ra những giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh tốt; kiểm soát phòng trừ dịch bệnh trong NTTS, phát triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chẩn đoán và xử lý kịp thời bệnh nguy hiểm ở các loại thủy sản; thức ăn công nghệ cao, giúp vật nuôi hấp thụ hơn, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, khỏe hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 96 - 98)