PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận về nuôi trồngthủy sản
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về pháttriển nuôi trồngthủy sản
2.1.4.1. Quy hoạch vùng phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét
Quy hoạch phát triển là yếu tố rất quan trong quyết đinh tới sự phát triển bền vững. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu đánh giá về tiềm năng nguồn lợi và nhu cầu thị trường. Trong phát triển NTTS, quy hoạch có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, quy hoạch hợp lý, kịp thời sự tạo ổn định về diện tích mặt sông sử dụng để nuôi cá lồng và các hộ nuôi cá
yên tâm hơn, các cơ quan chức năng có thể kiểm soát các hoạt động nuôi các lồng, kiểm soát được môi trường nước khu vực nuôi cá lồng (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
Để phát triển NTTS có hiệu quả và bền vững thì xây dựng quy hoạch vùng nuôi là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cơ sở để xây dựng một quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn là phải nghiên cứu đánh giá về tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của người nuôi cá lồng vùng lòng hồ ở địa phương. Quy hoạch này vừa tận dụng lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, lao động, những điều kiện có sẵn như hệ thống giao thông, kênh mương thủy lợi, hồ đầm... góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cá lồng nuôi trồng và bảo vệ môi trường vùng nuôi. Nội dung quan trọng nhất là quy hoạch hệ thống giao thông, đường thủy an toàn cho vùng nuôi.
Trước khi thực hiện quy hoạch, tiến hành khảo sát xây dựng quy hoạch vùng nuôi; phân cấp quản lý cho thôn, bản, các hộ dân; hàng năm rà soát lại diện tích của các hộ để bổ sung vào quy hoạch; kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nuôi trồng thủy sản và làm lán trại của hộ theo thiết kế; đánh giá tác động môi trường vùng nuôi và tu bổ, bảo dưỡng hạ tầng cơ sở.
2.1.4.2.Hình thức tổ chức phát triển nuôi trồng thủy sản
Hình thức tổ chức phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Nặm Ét bao gồm các hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản cá lồng và tập trung chính là các hộ nuôi cá thể. Các hình thức tổ chức sản xuất (HTX, doanh nghiệp) có trình độ kỹ thuật cao và khả năng tiếp cận, huy động các nguồn vốn lớn, có tư duy và tiếp cận thị trường vẫn còn chiếm rất ít. Năm 2019 mới chỉ có 2 hợp tác xã thủy sản là HTX Thủy sản Liệp Muội và HTX Thủy sản Huổi Pao, vẫn chưa có doanh nghiệp nào tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản cá lồng.
2.1.4.3. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản
Bất cứ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nào đều phải sử dụng kết hợp các nguồn lực để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Đặc biệt trong nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng gồm các nguồn lực như: đất đai, lao động, vốn và khoa học kỹ thuật, công nghệ.
- Về nguồn lực đất đai: dựa trên tình hình sử dụng đất đai của các cơ sở sản xuất, tổng diện tích đất bình quân và diện tích đất bình quân nuôi trồng thủy sản, các loại đất khác để thấy được tỷ lệ bình quân nuôi trồng thủy sản và xu hướng mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản của xã.
- Lao động: trong các hộ có bao nhiêu % là lao động trong gia đình, bao nhiêu % là lao động thuê thường xuyên.
- Vốn: các cơ sở sản xuất NTTS của xã còn gặp những vấnđề khó khăn trong vay vốn, chủ yếu là vốn tự có và vay mượn người thân, bạn bè,...
- Khoa học – kỹ thuật: Số lượng bình quân các trang thiết bị được áp dụng trong NTTS còn hạn chế.Thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất giống, quá trình chăm sóc, ...
2.1.4.4. Tình hình thực hiện các khâu sản xuất trong nuôi trồng thủy sản của các cơ sở điều tra
Trong các cơ sở nuôi trồng thủy sảntại xã đã ý thức được để đạt được năng suất cao và chất lượng đầu ratốt thì việc thực hiện tốt các khâu sản xuất là rất quan trọng, đặc biệt là đầu vào trong phát triển NTTS. Từ việc chọn con giống tốt, khỏe mạnh, chuẩn bị thức ăn và môi trường nuôi đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
2.1.4.5.Liên kết, phối hợp của các bên liên quan trong phát triển nuôi trồng thủy sản
Liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, nó ảnh hưởng rất lớn đến phát triển thủy sản. Sản xuất
thủy sản hiệu quả phải gắn liền với vấn đề đầu ra chế biến, tiêu thụ. Tuy nhiên, tại xã Nặm Ét thì thiếu tính liên kết hoặc sự liên kết trong các bên liên quan còn yếu và chưa rõ ràng, đặc biệt trong quá trình tiêu thụ cá thương phẩm. Không có sự đảm bảo về đầu ra dẫn đến đôi khi cá bị bán đổ với giá rất thấp, hoặc nuôi lâu người dân không bán được sẽ không thu hồi được vốn. Khi gặp rủi ro về dịch bệnh thì người dân dễ bị mất trắng.
Tình trạng giá đầu vào sản xuất cao, giá sản phẩm bán ra thấp, khó khăn trong tiêu thụ đang diễn ra thì việc liên kết trong sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó góp phần xóa bỏ tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán, cắt khúc trong sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu tình hình liên kết trong phát triển NTTS chính là việc tìm hiểu các hoạt động liên kết trong quá trình đưa các yếu tố đầu vào chăn nuôi và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Liên kết trong đưa các đầu vào sản xuất là số hộ liên kết với nhau, số doanh nghiệp liên kết, liên kết đầu tư như thế nào, các hộ liên kết như thế nào khi mua giống, thức ăn, thú y...liên kết trong quá trình chăn nuôi như chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nhau trong quá trình xây dựng mô hình chăn nuôi...(Nguyễn Quang Linh và cs, 2006).
2.1.4.6.Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, đầu ra của sản phẩm nuôi trồng thủy sản không ổn định; mặt khác, do sản xuất nhỏ lẻ nên giá cả lệ thuộc vào tư thương (thường bị ép giá), ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nghề NTTS.
Trong quá trình tổ chức NTTS thì chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà: Nhà nước, nhà chăn nuôi, doanh nghiệp, nhà khoa học trong việc tổ chứcsản xuất và bao tiêu sản phẩm.
2.1.4.7.Kết quả nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét đã tăng rõ rệt trong thời gian qua, số lượng đánh bắt giảm dần do người dân ý thức được nguồn thủy
sản trong tự nhiên có hạn. Về quy mô nuôi, số lượng lồng cá tăng lên từ 243 lồng năm 2017 đến 379 lồng năm 2019.
Nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT) nuôi cá lồng lòng hồ sông Đà tại xã chính là việc đi tìm hiểu quy mô, số lượng, sản lượng, thời gian nuôi, chi phí, giá bán, doanh thu, thu nhập từ việc nuôi cá lồng. Chi phí nuôi cá lồng thể hiện qua chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, khấu hao. Doanh thu thể hiện qua giá bán, sản lượng bán. Thu nhập chính là sự chênh lệch của doanh thu và chi phí.
Hiệu quả nuôi trồng thủy sản thể hiện qua: giá trị sản xuất trên một đồng chi phí, hiệu quả sử dụng giống, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng thú y, hiệu quả sử dụng trang thiết bị, thu nhập/lao động, thu nhập/vốn, thu nhập/chi phí. Tùy vào từng quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi sẽ cho kết quả và hiệu quả khác nhau.