KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 64 - 66)

4.1. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La

Xã Nặm Ét là một trong những xã nghèo của huyện Quỳnh Nhai, người dân chủ yếu sinh sống bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng ngô, sắn và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kể từ khi Nhà nước xây dựng Thủy điện Sơn La, nước sông đà dâng lên thành lòng hồ thủy điện đã đem lại cho xã một nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào và phong phú cho người dân khai thác. Tuy nhiên chỉ khai thác thôi thì nguồn tài nguyên này cũng sẽ bị cạn kiệt. Ý thức được điều này, người dân đã chuyển dần từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, vào trước những năm 2014, người dân sản xuất NTTS mang tính tự phát và nhỏ lẻ. Kỹ thuật NTTS còn đơn giản, lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên HQKT từ NTTS còn thấp hơn các ngành khác, thậm chí là thua lỗ. Nhận thấy được tiềm năng kinh tế của vùng, những năm qua nhờ thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của UBND tỉnh Sơn La tại Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 27/10/2013. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải phải gắn với tái cơ cấu phát triển ngành thủy sản. Để nâng cao kỹ thuật NTTS cho bà con nông dân, UBND huyện đã quan tâm và chỉ đạo phòng nông nghiệp, phối hợp với Trạm khuyến nông, Hội nông dân huyện hỗ trợ các xã tăng cường công tác tập huấn, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ vay vốn, đầu tư giống... cho các hộ nông dân. Với dự hỗ trợ của huyện, người dân đã tích cực tham gia vào phát triển NTTS giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống thậm chí ngày càng giàu lên nhanh chóng.Hiện nay, toàn xã có hồ thủy điện trải dài qua 7/11 bản; xã đã hình thành 2 Hợp tác xã thủy sản là

HTX Thủy sản Liệp Muội và HTX Huổi Pao giúp các hộ sản xuất liên kết và hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

4.1.1. Tình hình quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản xã Nặm Ét

Để nuôi trổng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng vùng lòng hồ nói riêng được phát triển bền vững thì quy hoạch hợp lý sẽ giúp cho hoạt động nuôi cá phát triển thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Huyện Quỳnh Nhai đã triển khai đến các xã thực hiện theo Quyết định số 1582/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Nhai đến năm 2020. Xã đã khai thác lợi thế diện tích khu vực lòng hồ, dự báo thị trường, xây dựng quy hoạch phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản như: Ba ba, cá tầm, cá nheo, cá lăng, trắm, chép, … Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình hợp tác xã liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Do tình hình kinh tế xã còn khó khăn, thiếu nguồn vốn hỗ trợ phát triển nên bổ sung quy hoạch giai đoạn đến năm 2020 phát triển nuôi cá tầm lồng vùng nuôi trên địa bàn xã là cửa suối Nặm Ét của xã Nặm Ét còn chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, quy hoạch nuôi trồng thủy sản của xã vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn là do chính sách quy hoạch chưa hợp lý, tâm lý của người dân còn bảo thủ, một bộ phận nhân dân còn trông chờ ỷ lại, giải quyết công việc theo ý kiến cá nhân, điều kiện tự nhiên chưa phù hợp.

Hộp 4.1. Ý kiến cán bộ về quy hoạch phát triển NTTS

Về nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét thì mỗi nhà đều có 1-2 ao nuôi với diện tích nhỏ, quy hoạch ở đây chủ yếu là vùng lòng hồ sông Đà. Về chủ trương phát triển nuôi cá lồng vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã được triển khai từ năm 2010, xã tôi cũng đã nghiên cứu, định hướng các khu vực nuôi

cá lồng điểm cả xãđể các hộ dân có thể xin cấp phép đầu tư nuôi cá lồng. Tuy nhiên có nhiều hộ nuôi quá nên làm ảnh hưởng chung đến quy hoạch nuôi, có hộ cứ đầu tư cơ sở nuôi tại các khu vực không quy hoạch vùng nuôi.

(Nguồn: phỏng vấn sâu ông Quàng Văn Hồng- phó chủ tịch UBND xã Nặm Ét, 2020)

Qua điều tra cho thấy việc sử dụng quy hoạch vùng nuôi của các hộ hợp lý, nhưng chính sách không đảm bảo, mặc dù có một phần hỗ trợ của nhà nước, chính vì thế dẫn đến tâm lý e dè của người dân trong việc nuôi cá lồng, không dám mạnh dạn để đầu tư lớn về quy mô.

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 64 - 66)