Kết quả nuôi trồngthủy sản của xãNặm Ét

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 82)

4.1.2 .Hình thức tổ chức pháttriển sản xuất nuôi trồngthủy sảntại xã

4.1.7. Kết quả nuôi trồngthủy sản của xãNặm Ét

4.1.7.1. Diện tích và sản lượng NTTS

Trong giai đoạn 2017 – 2019, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Nặm Ét tăng lên cả về diện tích ao nuôi với số lồng cá. Cụ thể về diện tích tăng năm 2017 từ 9,5 ha đã tăng lên thành 14,9 ha năm 2019. Tổng số lồng cá năm

2018 đã tăng mạnh so với năm 2017 (với tốc độ phát triển là 155,97%) tuy nhiên đến năm 2019 số lồng cá chỉ tăng thêm 3 lồng so với năm 2018. Nguyên nhân là do còn thiếu vốn và đầu ra không ổn định khiến tâm lý nhiều hộ dân hoang mang và bỏ nghề. Vì vậy các cấp chính quyền cần quan tâm và có giải pháp hỗ trợ vốn và giải pháp thị trường cho bà con yên tâm phát triển sản xuất.(Bảng 4.8)

Bảng 4.10: Tình hình chung về diện tích và số lồng nuôi cá của xã Nặm Ét qua 3 năm (2017 - 2019)

Diễn giải 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%)

18/17 19/18 BQ

1.Diện tích (ha) 9,5 14,5 14,9 152,63 102,76 107,15

2. Tổng số lồng 243 379 382 155,97 100,79 128,38

(Nguồn: UBND xã Nặm Ét 2019)

NTTS ở xã Nặm Ét trong thời gian qua đã luôn tăng cả về diện tích và sản lượng. Tỷ trọng của NTTS đã tăng lên qua các năm và góp phần thúc đẩy kinh tế của xã tăng lên.

Bảng 4.11: Năng suất và sản lượng cá của xã Nặm Ét giai đoạn 2017– 2019 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 BQ Năng suất (tấn/ha) 8,7 8,93 8,97 102,64 100,45 101,55 Sản lượng (tấn) 82,65 129,50 133,70 156,69 103,24 129,97

(Nguồn: Ban thống kê xã Nặm Ét, 2019)

Nặm Ét là xã có tiềm năng lớn để phát triển NTTS. Song song với việc mở rộng diện tích, năng suất nuôi trồng thủy sản tại xã cũng có chiều hướng

tăng lên. Tuy nhiên, qua điều tra mức tăng rất nhẹ qua các năm, từ năm 2017- 2019 tăng 1,55%. Ta thấy, năng suất cá có sự biến động: từ năm 2017-2018 tăng 0,023 tấn/ha, năng suất năm 2019 tăng 0,04 tấn/ha so với năm 2018. Sự tăng lên của năng suất mới chỉ là một thành công nhỏ trong hoạt động NTTS, bởi vì ở xã vẫn chủ yếu là nuôi thâm canh nên năng suất nuôi trồng vẫn còn ở mức thấp, chưa phát huy hết tiềm năng mà xã hiện có. (Bảng 4.9)

Bảng 4.12: Năng suất và sản lượng cá 3 bản điều tra của xã Nặm Ét

STT Chỉ tiêu ĐVT Huổi Hẹ Giáng Ún Dọ

1 Diện tích ha 2,11 2,68 2,29

2 Năng suất Tấn/ha 8,91 9,03 8,89

3 Sản lượng Tấn 18,80 24,20 20,36

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Ba bản Huổi Hẹ, Giáng Ún, bản Dọ là 3 bản điển hình sản xuất NTTS của xã Nặm Ét. Với diện tích điều tra gần 50% diện tích NTTS của toàn xã và sản lượng hơn 45% tổng sản lượng thủy sản của xã. Điều này chứng tỏ 3 bản là những bản có tiềm năng phát triển NTTS nhất của xã Nặm Ét.

4.1.7.2. Tình hình chi phí sản xuất trong NTTS

Khi bắt đầu sản xuất NTTS thì yếu tố đầu tiên người dân quan tâm đến là chi phí sản xuất và lợi nhuận có thể đạt được sau khi bán sản phẩm.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và NTTS nói riêng chúng ta không thể không quan tâm tới quá trình chăn nuôi của các hộ. Những hộ nuôi trồng có sự đầu tư vốn lớn, có yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng con giống cũng như yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng điều kiện nguồn nước, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy mà các hộ này đạt năng suất cao hơn các hộ còn lại. Chi phí trong sản xuất NTTS phải kể đến là chi phí về thức ăn là lớn nhất (bình quân 3 bản điều tra là 38,62 triệu đồng), tiếp theo là chi phí về giống, sử dụng điện, xử lý, phòng bệnh, khấu hao tài sản cố định và chi phí khác. (Bảng 4.11)

Bảng 4.13: Chi phí sản xuất NTTS 3 bản điều tra của xã Nặm Ét

STT Chỉ tiêu Huổi Hẹ Giáng Ún Dọ BQ

chung 1 Giống 30,12 36,55 30,33 32,33 2 Thức ăn 36,4 41,50 37,96 38,62 3 Xử lý và phòng bệnh 10,50 12,95 11,40 34,85 4 Điện 20,21 22,02 19,95 20,73 5 Chi phí khác 15,0 21,66 19,85 18,84

6 Khấu hao tài sản cố

định 29,41 41,31 34,30 35,01

6.1 Lồng bè 294,15 413,10 343,05 350,10

6.2 Số năm sử dụng 10 10 10

Tổng chi phí 141,64 175,99 152,79 156,81

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2020)

Chi phí của các bản khác nhau là do sự khác nhau về quy mô nuôi trồng. Bản nào có quy mô NTTS càng lớn thì tổng chi phí đầu tư sẽ cao hơn. Qua bảng 4.11 ta thấy bản Giáng Ún sở dĩ có tổng chi phí đầu tư lớn nhất (175,99 triệu đồng) là do bản này có quy mô nuôi trồng lớn hơn hai bản còn lại. tiếp theo là bản Dọ có tổng chi phí 152,79 triệu đồng và bản Huổi Hẹ là 141,64 triệu đồng.

4.1.7.3. Kết quả, hiệu quả kinh tế

Qua bảng 4.14, ta thấy: Trung bình chung giá trị sản xuất của hộ nuôi trồngthủy sản tại xã là 196,32 triệu đồng, trong đó các hộ bản Giáng Ún là cao nhất với 213,81 triệu đồng do bản này có quy mô sản xuất lớn hơn các bản còn lại, sau đó đến các hộ bản Dọ 191,70 triệu đồng và thấp nhất là các hộ bảnHuổi Hẹ với 183,44 triệu đồng. Bên cạnh đó, thu nhập hỗn hơp của bản Giáng Ún cao nhất với 79,13 triệu đồng, sau đó là bản Dọ và thấp nhất là

bản Huổi Hẹ. Hộ nuôi có quy mô lớnở bản Giáng Ún có kết quả cao hơn so với hai bản còn lại, đồng thời các hộ của cả 3 bản đều có sự đầu tư trang bị cũng như thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đầu tư mua con giống tốt có chất lượng nên khả năng thích nghi cao, phòng chống dịch bệnh tốt, vì vậy mà cá mau lớn, phát triển nhanh, rút ngắn quá trình nuôi, từ đó giảm chi phí trong nuôi trồng và đem lại được lợi nhuận cao hơn. (Bảng 4.14)

Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất NTTS

Chỉ tiêu ĐVT Huổi Hẹ Giáng Ún Dọ Chung

1. Kết quả sản xuất

Giá trị SX (GO) Trđ 183,44 213,81 191,70 196,32

Tổng chi phí (TC) Trđ 141,64 175,99 152,79 156,81

Chi phí trung gian (IC) Trđ 112,23 134,68 119,49 122,13 Giá trị tăng thêm (VA) Trđ 71,21 79,13 72,21 74,18

Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 41,8 37,82 37,91 39,18

2. Một số chỉ tiêu HQKT

GO/IC Lần 1,63 1,59 1,60 1,61

MI/IC Lần 0,37 0,28 0,32 0,32

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020) Xét theo hiệu quả chi phí trung gian, ta thấy: chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian chung của cả 3 bản là 0,32 lần, có nghĩa là bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ thu về được 0,32 đồng thu nhập hỗn hợp. Chỉ tiêu này ở các hộ bản có quy mô lớn là bản Gíang Ún lại thu được thấp nhất với 0,28 lần. Còn bản có quy mô nhỏ nhất lại có hiệu quả cao nhất với 0,37 lần.Tương tự với chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian, bản Huổi Hẹ tuy có quy mô sản xuất nhỏ hơn nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn với 1,63 lần, thấp nhất là bản Giáng Ún với 1,59 lần. Vì vậy, cho dù quy mô lớn hơn nhưng nếu nuôi trồng không áp dụng đúng kỹ thuật, chất

lượng con giống không đảm bảo thì sẽ không thu được hiệu quả kinh tế cao. Các hộ sản xuất NTTS của 3 bản nói riêng và của toàn xã nói chung cần kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo đạt cao nhất về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã Nặm Ét

4.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên và môi trường nuôi ảnh hưởng trực tiếpđến phát triển nuôi trồng thủy sản của xã. Đặc biệt môi trường nước là điều kiện cần quan trọng, nếu không có nước thì thủy sản không sống được. Có thể nói, nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định trong sự thành công cho phát triển NTTS. Nguồn nước phục vụ NTTS yêu cầu về chất lượng khá nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxi tan trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc trong nước thấp hoặc không có, độ pH, các muối hòa tan, các chất khí hòa tan, độ trong của ao nuôi và đáy ao. Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường NTTS ổn định, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh tăng hiệu quả kinh tế trong NTTS.

Cũng như môi trường nước, khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiệt độ và độ pH phù hợp thì cá phát triển sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Từ đó, người nuôi có thể chủ động nuôi những loại cá phù hợp với điều kiện thời tiết để đạt được năng suất cao nhất.

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài NTTS nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao hồ.

Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại. Nếu ở ao nuôi, tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi. Vì nếu thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy, gây ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy sản.

Bảng 4.15: Một số giới hạn sinh thái phát triển của cá STT Giống cá Nhiệt độ STT Giống cá Nhiệt độ (˚C) pH Độ muối (˚/˳˳) Nồng độ oxy (mg/l) 1 Trắm cỏ 22-28 5-6 0-8 >3,0 2 Cá trê 20-35 6,5-9,5 <10 >1,0 3 Cá lăng đen 18-22 6-8 0-50 1-4 4 Cá nheo 22-30 6,5-8 10 >4 5 Cá chép 23-30 6,5-8,5 0-10 0,5-3 6 Rô phi 28-32 5-10 <32 1-5

(Nguồn: Giáo trình Nuôi trồng thủy sản đại cương, 2009)

Những thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão, … gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTTS. Chính vì vậy, hoạt động nuôi cá có tính bấp bênh, không ổn định.

Ngoài ra còn có các nhân tố như: gió, nhiệt độ, khôngkhí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn, … cũng ảnh hưởng đến điều kiệnsống, sinhtrưởng và phát triển của các loài thủy sản.

4.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Là một trong những xã nghèo của huyện Quỳnh Nhai, xã Nặm Ét có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, với 40,8% là hộ nghèo. Đặc biệt

về kinh tế, người dân chủ yếu kiếm sống bằng hoạt động sản xuất nông ngiệp. Hiện nay cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt, do người dân thấy sản xuất không hiệu quả và cuộc sống mãi không thấy khá lên nên một phần người lao động (chủ yếu là những lao động trẻ) đã di chuyển xuống các khu công nghiệp dưới vùng đồng bằng là công nhân hoặc làm thuê để cải thiện thu nhập. Vì vậy, ngành NTTS của xã đang rơi vào tình trạng thiếu lao động trẻ và lao động có trình độ.

Xã Nặm Ét có hơn 3 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Vì có sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, phong cách sản xuất nên sự giao tiếp và liên kết trong dân còn khó khăn. Vì vậy, các cấp chính quyền cần tăng cường sự đoàn kết trong dân, từ đó cùng nhau phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập.

Về môi trường: môi trường cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất NTTS. Đặc biệt là môi trường nước tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của loài cá. Tình trạng xả rác sinh hoạt, chất thải nông nghiệp xuống sông, suối còn nhiều gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ao nuôi. Hơn nữa còn mang đến những mầm bệnh làm cho cá bị chết gây thiệt hại cho người nuôi trồng. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con bảo vệ môi trường, xả rác đúng nơi quy định và trồng rừng để giữ gìn hệ sinh thái của địa phương.

4.3.2. Chiến lược, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương

Những chính sách, kế hoạch phát triển của địa phương đều tác động không nhỏ đến hoạt động kinh tế của người dân địa phương đó. Thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Quỳnh Nhai chỉ đạo UBND xã Nặm Ét thực hiện ổn định và mở rộng diện tích nuôi các loài cá truyền thống để tăng nguồn thực phẩm, đổng thời tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Nhờ đó, xã Nặm Ét đã không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng NTTS và đa dạng hóa các giống thủy

sản phù hợp với điều kiện tại địa phương. Tập trung hướng tới triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong quá trình sản xuất nuôi trồng thủy sản.

4.3.3. Trình độ, năng lực của cán bộ địa phương

Cán bộ thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy sản của xã Nặm Ét, cán bộ thực thi chính sách thì cần có tầm nhìn hoạch định chiến lược và sự nhạy bén, linh hoạt và năng động sẽ quyết định tính khả thi, bền vững và lâu dài, khi đưa ra các giải pháp, chủ trương đúng sẽ tạo đồng thuận giữa các đối tượng trong xã hội, hiệu quả phát triển NTTS sẽ được nâng lên.Qua điều tra, các cán bộở xã Nặm Ét có trình độ học vấn khá cao, tuy nhiên với những người điều tra không có ai là trình độ cao đẳng, trung cấp về chuyên môn, đặc biệt là khan hiếm về chuyên môn về thủy sản, ở cấp huyện các vị trí chủ chốt về việc thực hiện chính sách đã được đào tạo từ trung cấp đến sau đại học, điều này rất tốt cho việc tuyên truyền, phổ biến, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực....về tuổi đời, các cán bộ chủ chốt đều có tuổi đời trên 42 tuổi, ở độ tuổi này, kinh nghiệm về cuộc sống, giải quyết công việc được các cán bộ trau dồi đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra.song bên cạnh đó thiếu trầm trọng đối với cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành thủy sản, ... Chính vì vậy để xã Nặm Ét phát triển tốt nghề NTTS cần tập trung cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lĩnh vực thủy sản trong thời gian tới.

4.3.4. Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất nuôi trồng thủy sản

Kinh nghiệm và sự hiểu biết có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế NTTS của các hộ trên địa bàn bởi phần lớn các hộ nuôi cá đều dựa theo kinh nghiệm bản thân hoặc học hỏi các hộ khác là chính, còn học theo tập huấn và đọc tài liệu còn khá hạn chế. Điều đó cho thấy, các hộ không được đào tạo về chuyên môn nên mức độ hiểu biết kỹ thuật cũng như cách chăm sóc, cho ăn và phòng bệnh chưa hợp lý.Chủ hộ vẫn chưa biết cách ước tính chi phí cho những khoản chi dài trong nhiều năm và kém thích ứng với tiến bộ kỹ thuật dẫn đến năng suất NTTS không cao.

Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, muốn đạt được hiệu quả cao đều phụ thuộc vào trình độ người quản lý. Trong nông hộ, người chủ hộ đóng vai trò điều hành sản xuất, do đó kinh nghiệm và trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của cả gia đình, cụ thể là ảnh hưởng tới kết quả NTTS. Bởi đây là một ngành đồi hỏi kỹ thuật khá cao mà người nuôi trồng là người lựa chọn các yếu tố sản xuất, xem xét quá trình tiêu thụ sao cho hợp lý là cả một vấn đề khó khăn, cho nên trình độ và chất lượng lao động cũng như giới tính của chủ hộ là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến hoạt động NTTS.

Đối với trình độ học vấn, nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy các chủ hộ chủ yếu là trình độ Trung học cơ sở là 24 hộ chiếm 40%, tiếp đó là tỷ lệ hộ học hết THPT là 20 hộ chiếm 34%, tốt nghiệp tiểu họccó 8 hộ chiếm 13%, còn lại

Một phần của tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã nặm ét, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 82)