Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 60 - 71)

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội

2.2.2.1. Theo chỉ tiêu định tính

Thứ nhất, về mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng.

Để đánh giá được tiêu chí này, TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đã đồng ý tiến hành khảo sát về sự hài lòng của khách hàng DNVVN đối với hoạt động cấp tín dụng. Kết quả khảo sát cho thấy, trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng tại TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội được đánh giá tương đối tốt, không có ý kiến không hài lòng, đặc biệt là thái độ hài lòng với sự tận tình tư vấn của cán bộ quan hệ khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số góp ý cho đội ngũ giao dịch viên về mức độ linh hoạt trong xử lý giao dịch, đặc biệt là những giao dịch cần tốc độ xử lý nhanh tại những giờ cao điểm.

về mức độ thỏa mãn nhu cầu cấp tín dụng: Khách hàng tương đối hài lòng với mức cho vay, lãi suất và tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm,... Tuy nhiên vẫn tồn tại những ý kiến liên quan về tính đa dạng của các biện pháp bảo đảm, đặc biệt là việc cho vay không tài sản bảo đảm còn hạn chế.

Thứ hai, về tuân thủ quy định nội bộ về cho vay của Ngân hàng và thực hiện quy định cho vay của NHNN.

Hiện nay, toàn bộ khoản cấp tín dụng đối với DNNVV đều được chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của TPBank, các cán bộ tại ngân hàng đều ý thức được việc phải thực hiện đúng các bước của quy trình do Trụ sở chính đề ra sao cho có hiệu quả nhất từ bước tiếp nhận hồ sơ đến khi kết thúc thẩm định đưa ra quyết định cấp tín dụng, từ cán bộ QHKH đến CBTĐ đều nắm rõ và tuân thủ đúng quy trình, quy định.

Chỉ tiêu này được đo lường dựa trên kết quả kiểm tra của Trụ sở chính TPBank thông qua các phòng ban: Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực, Kiểm toán nội bộ. TPBank đánh giá mức độ tuân thủ của chi nhánh thông qua Chỉ số lỗi tuân thủ dựa trên kết quả theo dõi chi nhánh của các phòng nghiệp vụ Trụ sở chính và bên ngoài. Các hồ sơ thẩm định phải tuân thủ các quy trình, quy định về cho vay đã nêu ở trên.Đối chiếu theo các quy trình, quy định trên, TPBank đưa ra Hệ thống chỉ số lỗi tuân thủ của TPBANK đối với công tác thẩm định như sau:

Thẩm định không đúng theo quy

định/quy trình Không thực hiện/không có nội dung thẩm địnhphương án/dự án đề nghị cấp tín dụng của KH

Không Trọng Yếu Thẩm định không đúng theo quy định/quy trình

Không rà soát mối quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác đang quan hệ tín dụng tại NH cấp tín dụng để xác định nhóm khách hàng liên quan Không Trọng Yếu Thẩm định cao hơn so với thực tế

Lợi dụng công việc được giao, nhận hối lộ/gợi ý khách hàng đưa hối lộ để thẩm định năng lực tài

chính của khách hàng cao hơn so với thực tế TrọngYếu

Lập hồ sơ thẩm

định giả

mạo/hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ giả mạo

Lập hồ sơ thẩm định giả mạo/hướng dẫn cho khách

hàng lập hồ sơ giả mạo TrọngYếu

Quyết định cấp tín dụng không đúng theo quy định

Không đánh giá lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng cho KH (rủi ro pháp lý, rủi ro kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá...) và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro Không Trọng Yếu Quyết định cấp tín dụng vượt thẩm quyền

Quyết định cấp tín dụng vượt thẩm quyền (vượt thẩm quyền về người quyết định và vượt thẩm quyền về mức cấp tín dụng và vi phạm điều kiện cấp tín dụng) Trọng Yếu Hồ sơ cấp tín dụng không đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định

Nội dung tại hồ sơ cấp tín dụng mẫu thuẫn, không hợp pháp, hợp lý (Mẫu dấu, chữ ký và thẩm quyền của các bên liên quan ký trên các hồ sơ cấp tín dụng)

Không Trọng Yếu

Tẩy xóa hồ sơ giấy mà chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tẩy xóa/ sửa chữa hồ sơ cấp tín dụng khống/không được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo chiều hướng bất lợi, tiềm ẩn rủi ro cho TPBank)

Trọng Yếu

Quyết định cấp tín dụng không đúng theo quy định

Quyết định cho vay với phương thức cho vay/ thời hạn cho vay/ xác định lịch trả nợ không phù hợp với đặc điểm SXKD và chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng cho vay; không phù hợp với thời gian thu hồi vốn từ PA/ DA và/hoặc theo quy định của sản phẩm Không Trọng Yếu Năm Chỉ tiêu ——— 2015 2016 2017 Tổng Dư nợ (Tỷ đồng') 584^ 92 3 1056

Dư nợ cho vay DNVVN (Tỷ đông) 296, 6

48 2

568"

Tỷ lệ dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ (%)Nguôn: Quy định vê kiêm soát tuân thủ trong hoạt động cho vay - TPBank50,8^ 52,2^ 53,8 Trong năm 2017, Chi nhánh Tây Hà Nội kiểm tra 2 đợt với tổng số hồ sơ tín dụng là 142 hồ sơ, kết luận của kiểm tra kiểm soát nội bộ là chi nhánh không có hồ sơ vi phạm trọng yếu về quy trình thẩm định.

2.2.2.2. Theo chỉ tiêu định lượng

a. Quy mô tín dụng

2015 2016 2017

Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 48,6% 58% 14%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN

(%)

74,78% 62,5% 17,8%

■Tổng dư nợ (tỷ đồng)

■Dư nợ cho vay DNNVN

(tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017

Biểu đồ 2.3. Quy mô tín dụng và tín dụng DNVVN từ 2015 -2017

Qua bảng và biểu đồ trên đây cho thấy: Trong 03 năm qua Tổng dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên từ 584 tỷ đồng năm 2015 lên đến 923 tỷ đồng năm 2016 tăng 339 tỷ đồng, và 1.056 tỷ đồng năm 2017, tương đương tăng 133 tỷ đồng so với năm 2016.

Với mục tiêu trọng tâm là tăng trưởng tín dụng, coi việc cấp tín dụng là nghiệp vụ lõi và là nền tảng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đã luôn chú trọng đến hoạt động cấp tín dụng. Chi nhánh đã áp dụng đa dạng các chiến dịch tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, chủ động tiếp cận, chào bán, tư vấn hỗ trợ những sản phẩm dịch vụ, giải pháp tài chính hiệu quả nhất cho Khách hàng. Là một chi nhánh trẻ so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, việc tăng cường mở rộng quy mô cấp tín dụng là cần thiết. Sau 04 năm thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên quy mô tín dụng của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt mức đáng ghi nhận, đặc biệt là trong một vài năm gần đây khi thị trường ngân hàng đã giai đoạn chững và “bão hoà”.

Trong định hướng phát triển của TPBank, tập trung ưu tiên tăng trưởng tín dụng của phân khúc khách hàng DNVVN và Khách hàng cá nhân được coi là hai mũi nhọn của Ngân hàng. Trong những năm vừa qua quy mô dư nợ đối với DNVVN của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội cũng đạt mức khá tốt. Tỷ trọng quy mô dư nợ DNVVN so với Tổng dư nợ của toàn chi nhánh chiếm khoảng trên 50%, cho thấy vị trí của của nhóm khách hàng DNVVN. Với dư nợ từ vài tỷ đến vài chục tỷ một khách hàng DNVVN, để đạt được dư nợ như hiện tại chi nhánh đã thực hiện chiến dịch tiếp thị và cho vay tới một số lượng khách hàng rất lớn. Trong những năm vừa qua chi nhánh tập trung chào bán các sản phẩm là thế mạnh của TPBank như cho vay mua xe ô tô đi lại, cho vay mua xe ô tô phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay đại lý kinh doanh ô tô, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư tài sản cố định khác,... Thêm vào đó Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ bán hàng của chi nhánh không ngừng mở rộng hợp tác với các đơn vị liên kết như showroom ô tô, công ty bảo hiểm, nhằm tận dụng khai thác khách hàng, đồng thời hỗ trợ nhau trong việc cung cấp trọn gói sản phẩm dịch vụ.

Như vậy, quy mô tín dụng nói chung và đối với nhóm Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đang có sự nổi trội so với các chi nhánh có cùng thời gian hoạt động và cùng địa bàn trong hệ thống TPBank. b. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Năm Chỉ tiêu

2015 2016 2017

Dư nợ cho vay DNVVN (Tỷ đồng) 296,6 482 568" Nợ quá hạn đối với DNVVN (Tỷ đồng) 8,3 14,9 15.9

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN (%) 2,8 32 28

Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017

Biểu đồ 2.4. Quy mô tín dụng và tín dụng DNVVN từ 2015 -2017

Từ đồ thị cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội năm 2015 là 48,6%, đây là mức khá cao. Sang năm 2016 con số này vẫn tiếp tục tăng lên đến 58%. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh giảm xuống còn 14%. Trong những năm đầu thành lập và đi vào hoạt động, dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên sau 03 năm hoạt

động thì con số này giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu là do dư nợ của chi nhánh ngày càng đạt đến giá trị tuyệt đối cao hơn. Hơn nữa sau một thời gian hoạt động, ngoài việc đối mặt với áp lực tăng trưởng

dư nợ thì việc duy trì các khoản dư nợ hiện hữu là một thách thức khá lớn. Doanh số cho vay phải bù đắp doanh số thu nợ, đặc biệt là dư nợ cho vay trung dài hạn.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tình hình diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN qua các năm

Nợ xấu đối với DNVVN (tỷ đồng) 2^ 32 46

Tổng nợ xấu của Chi nhánh (tỷ đồng) 5 7 12

Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN (%) 0.79% 0.66% 0.81%

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh (%) 0.8% 0.8% 1.14% Tỷ trọng nợ xấu đối với DNVVN/nợ xấu

toàn chi nhánh (%)

52% 46% 38%

Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015 - 2017

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh tốt chẩt lượng hoạt động tín dụng của một

ngân hàng, chi nhánh ngân hàng. Theo đó, nợ quá hạn phản ánh tốt hiệu quả của khoản vay. Khi các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả thì khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo, vì thế tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm là thấp và tương đối ổn định.

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy: Trong 3 năm qua tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tại TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội có sự biến động tăng/giảm, trong đó cao

nhất là năm 2016 với tỷ lệ 3,1%. Năm 2016 là năm có tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với Khách hàng DNVVN của chi nhánh cao nhất. Do đó công tác quản trị nợ quá hạn

gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên đến năm 2017 tỷ lê này giảm xuống còn 2,8%. Qua đây, có thể thấy được sự cố gắng của Chi nhánh trong việc quản trị chất lượng tín dụng trong những năm gần đây.

So sánh với các chi nhánh khác trên cùng hệ thống thì tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội là khá thấp và ổn định. Trong hoạt động

tín dụng, ban lãnh đạo chi nhánh luôn chú trọng vấn đề quản lý kiểm soát sau giải ngân. Chuyên viên quan hệ khách hàng có nhiệm vụ chủ động nhắc nợ khách hàng d. Tỷ lệ nợ xấu

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tăng trưởng tín dụng và chất lượng

tín dụng là những mục tiêu cần đạt được một cách đồng thời bởi vì nếu tăng trưởng nhanh mà chất lượng tín dụng không tốt, nhiều khoản không thu được nợ, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng nói chung và của mảng DNVVN nói riêng được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN qua các năm

tương

đối tốt: Năm 2015 nợ xấu DNVVN là 2,34 tỷ đồng, chiếm 0,79% tổng dư nợ DNVVN và chiếm 52% nợ xấu toàn chi nhánh. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội giảm đáng kể, xuống còn 0,66%, tương ứng số nợ xấu 3,2 tỷ đồng, chiếm 46% số nợ xấu của toàn chi nhánh. Sang năm 2017 con số nợ xấu đối với DNVVN của chi nhánh là 4,6 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương 38% tổng nợ xấu toàn chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN năm 2017 là 0,81%. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN luôn ở mức thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNVVN (tỷ đồng)

5,5 11,5 13,5

Dư nợ cho vay DNVVN bình quân (tỷ đồng)

233,15 389,3 525

Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng DNVVN (%)

2,40 2,95 2,57

Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN và của chi nhánh năm 2015 - 2017

Tỷ lệ nợ xấu của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội nói chung và đối với DNVVN nói riêng là khá thấp so với toàn hệ thống TPBank cũng như so với mặt bằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong những năm qua. So sánh với tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng nhà nước (3%) thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank Tây

Hà Nội càng ở mức rất thấp. Từ các con số trên cho thấy trong những năm qua song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh đã chú trọng xử lý và thu hồi nợ, thực hiện các biện pháp phân loại nợ và xử lý thu hồi nợ một cách tích cực nên nợ xấu của Ngân hàng và nợ xấu của mảng DNVVN ở mức thấp và bước đầu mang lại hiệu quả cho Ngân hàng về vấn đề xử lý các khoản nợ xấu, nợ đọng tại ngân hàng.

Nhìn chung nợ xấu phát sinh trong các khoản DNVVN mà Ngân hàng cấp ra đều không lớn, đây là một trong những cơ sở để Ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNVVN.

e. Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro bằng dự phòng

Theo báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015 - 2017, TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội chưa phát sinh nợ xấu xử lý rủi ro bằng dự phòng. Số liệu này là phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh do hai nguyên nhân:

Thứ nhất, TPBank Tây Hà Nội vừa mới thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2014, do vậy nợ xấu tại chi nhánh ở mức thấp, đối với các khoản nợ xấu, chi nhánh vẫn đang tìm cách xử lý và thu hồi nợ, chưa xử lý rủi ro bằng dự phòng.

Thứ hai, theo định hướng tăng trưởng tín dụng, TPBank Tây Hà Nội hiện đang tập trung phát triển khách hàng thuộc hai phân khúc chính là DNVVN và khách hàng cá nhân. Đặc điểm khách hàng của hai phân khúc này là quy mô dư nợ trên một khách hàng nhỏ, phân tán, số lượng khách hàng lớn. Do đó nợ xấu của nhóm khách hàng này ở mức thấp và khả năng xử lý, thu hồi cao hơn.

f. Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w