2015 2016 2017
Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 48,6% 58% 14%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN
(%)
74,78% 62,5% 17,8%
■Tổng dư nợ (tỷ đồng)
■Dư nợ cho vay DNNVN
(tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017
Biểu đồ 2.3. Quy mô tín dụng và tín dụng DNVVN từ 2015 -2017
Qua bảng và biểu đồ trên đây cho thấy: Trong 03 năm qua Tổng dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên từ 584 tỷ đồng năm 2015 lên đến 923 tỷ đồng năm 2016 tăng 339 tỷ đồng, và 1.056 tỷ đồng năm 2017, tương đương tăng 133 tỷ đồng so với năm 2016.
Với mục tiêu trọng tâm là tăng trưởng tín dụng, coi việc cấp tín dụng là nghiệp vụ lõi và là nền tảng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác cho khách hàng TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đã luôn chú trọng đến hoạt động cấp tín dụng. Chi nhánh đã áp dụng đa dạng các chiến dịch tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, chủ động tiếp cận, chào bán, tư vấn hỗ trợ những sản phẩm dịch vụ, giải pháp tài chính hiệu quả nhất cho Khách hàng. Là một chi nhánh trẻ so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, việc tăng cường mở rộng quy mô cấp tín dụng là cần thiết. Sau 04 năm thành lập và đi vào hoạt động, tuy nhiên quy mô tín dụng của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đã đạt mức đáng ghi nhận, đặc biệt là trong một vài năm gần đây khi thị trường ngân hàng đã giai đoạn chững và “bão hoà”.
Trong định hướng phát triển của TPBank, tập trung ưu tiên tăng trưởng tín dụng của phân khúc khách hàng DNVVN và Khách hàng cá nhân được coi là hai mũi nhọn của Ngân hàng. Trong những năm vừa qua quy mô dư nợ đối với DNVVN của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội cũng đạt mức khá tốt. Tỷ trọng quy mô dư nợ DNVVN so với Tổng dư nợ của toàn chi nhánh chiếm khoảng trên 50%, cho thấy vị trí của của nhóm khách hàng DNVVN. Với dư nợ từ vài tỷ đến vài chục tỷ một khách hàng DNVVN, để đạt được dư nợ như hiện tại chi nhánh đã thực hiện chiến dịch tiếp thị và cho vay tới một số lượng khách hàng rất lớn. Trong những năm vừa qua chi nhánh tập trung chào bán các sản phẩm là thế mạnh của TPBank như cho vay mua xe ô tô đi lại, cho vay mua xe ô tô phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay đại lý kinh doanh ô tô, cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư tài sản cố định khác,... Thêm vào đó Ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ bán hàng của chi nhánh không ngừng mở rộng hợp tác với các đơn vị liên kết như showroom ô tô, công ty bảo hiểm, nhằm tận dụng khai thác khách hàng, đồng thời hỗ trợ nhau trong việc cung cấp trọn gói sản phẩm dịch vụ.
Như vậy, quy mô tín dụng nói chung và đối với nhóm Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đang có sự nổi trội so với các chi nhánh có cùng thời gian hoạt động và cùng địa bàn trong hệ thống TPBank. b. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Năm Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Dư nợ cho vay DNVVN (Tỷ đồng) 296,6 482 568" Nợ quá hạn đối với DNVVN (Tỷ đồng) 8,3 14,9 15.9
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN (%) 2,8 32 28
Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017
Biểu đồ 2.4. Quy mô tín dụng và tín dụng DNVVN từ 2015 -2017
Từ đồ thị cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội năm 2015 là 48,6%, đây là mức khá cao. Sang năm 2016 con số này vẫn tiếp tục tăng lên đến 58%. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh giảm xuống còn 14%. Trong những năm đầu thành lập và đi vào hoạt động, dư nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên sau 03 năm hoạt
động thì con số này giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu là do dư nợ của chi nhánh ngày càng đạt đến giá trị tuyệt đối cao hơn. Hơn nữa sau một thời gian hoạt động, ngoài việc đối mặt với áp lực tăng trưởng
dư nợ thì việc duy trì các khoản dư nợ hiện hữu là một thách thức khá lớn. Doanh số cho vay phải bù đắp doanh số thu nợ, đặc biệt là dư nợ cho vay trung dài hạn.
c. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tình hình diễn biến của tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh từ năm 2015 đến 2017 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN qua các năm
Nợ xấu đối với DNVVN (tỷ đồng) 2^ 32 46
Tổng nợ xấu của Chi nhánh (tỷ đồng) 5 7 12
Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN (%) 0.79% 0.66% 0.81%
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh (%) 0.8% 0.8% 1.14% Tỷ trọng nợ xấu đối với DNVVN/nợ xấu
toàn chi nhánh (%)
52% 46% 38%
Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015 - 2017
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh tốt chẩt lượng hoạt động tín dụng của một
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng. Theo đó, nợ quá hạn phản ánh tốt hiệu quả của khoản vay. Khi các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả thì khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo, vì thế tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm là thấp và tương đối ổn định.
Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy: Trong 3 năm qua tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN tại TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội có sự biến động tăng/giảm, trong đó cao
nhất là năm 2016 với tỷ lệ 3,1%. Năm 2016 là năm có tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với Khách hàng DNVVN của chi nhánh cao nhất. Do đó công tác quản trị nợ quá hạn
gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên đến năm 2017 tỷ lê này giảm xuống còn 2,8%. Qua đây, có thể thấy được sự cố gắng của Chi nhánh trong việc quản trị chất lượng tín dụng trong những năm gần đây.
So sánh với các chi nhánh khác trên cùng hệ thống thì tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội là khá thấp và ổn định. Trong hoạt động
tín dụng, ban lãnh đạo chi nhánh luôn chú trọng vấn đề quản lý kiểm soát sau giải ngân. Chuyên viên quan hệ khách hàng có nhiệm vụ chủ động nhắc nợ khách hàng d. Tỷ lệ nợ xấu
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tăng trưởng tín dụng và chất lượng
tín dụng là những mục tiêu cần đạt được một cách đồng thời bởi vì nếu tăng trưởng nhanh mà chất lượng tín dụng không tốt, nhiều khoản không thu được nợ, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng nói chung và của mảng DNVVN nói riêng được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN qua các năm
tương
đối tốt: Năm 2015 nợ xấu DNVVN là 2,34 tỷ đồng, chiếm 0,79% tổng dư nợ DNVVN và chiếm 52% nợ xấu toàn chi nhánh. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội giảm đáng kể, xuống còn 0,66%, tương ứng số nợ xấu 3,2 tỷ đồng, chiếm 46% số nợ xấu của toàn chi nhánh. Sang năm 2017 con số nợ xấu đối với DNVVN của chi nhánh là 4,6 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương 38% tổng nợ xấu toàn chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN năm 2017 là 0,81%. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN luôn ở mức thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNVVN (tỷ đồng)
5,5 11,5 13,5
Dư nợ cho vay DNVVN bình quân (tỷ đồng)
233,15 389,3 525
Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng DNVVN (%)
2,40 2,95 2,57
Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu đối với DNVVN và của chi nhánh năm 2015 - 2017
Tỷ lệ nợ xấu của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội nói chung và đối với DNVVN nói riêng là khá thấp so với toàn hệ thống TPBank cũng như so với mặt bằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong những năm qua. So sánh với tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng nhà nước (3%) thì tỷ lệ nợ xấu của TPBank Tây
Hà Nội càng ở mức rất thấp. Từ các con số trên cho thấy trong những năm qua song song với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, chi nhánh đã chú trọng xử lý và thu hồi nợ, thực hiện các biện pháp phân loại nợ và xử lý thu hồi nợ một cách tích cực nên nợ xấu của Ngân hàng và nợ xấu của mảng DNVVN ở mức thấp và bước đầu mang lại hiệu quả cho Ngân hàng về vấn đề xử lý các khoản nợ xấu, nợ đọng tại ngân hàng.
Nhìn chung nợ xấu phát sinh trong các khoản DNVVN mà Ngân hàng cấp ra đều không lớn, đây là một trong những cơ sở để Ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNVVN.
e. Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro bằng dự phòng
Theo báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015 - 2017, TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội chưa phát sinh nợ xấu xử lý rủi ro bằng dự phòng. Số liệu này là phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh do hai nguyên nhân:
Thứ nhất, TPBank Tây Hà Nội vừa mới thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2014, do vậy nợ xấu tại chi nhánh ở mức thấp, đối với các khoản nợ xấu, chi nhánh vẫn đang tìm cách xử lý và thu hồi nợ, chưa xử lý rủi ro bằng dự phòng.
Thứ hai, theo định hướng tăng trưởng tín dụng, TPBank Tây Hà Nội hiện đang tập trung phát triển khách hàng thuộc hai phân khúc chính là DNVVN và khách hàng cá nhân. Đặc điểm khách hàng của hai phân khúc này là quy mô dư nợ trên một khách hàng nhỏ, phân tán, số lượng khách hàng lớn. Do đó nợ xấu của nhóm khách hàng này ở mức thấp và khả năng xử lý, thu hồi cao hơn.
f. Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng
vay thu được cho TPBank chi nhánh Tây Hà Nội 0,0240 đồng lợi nhuận. Con số trên năm 2016 là 0,0295 đồng và năm 2017 là 0,0257 đồng. Đây là mức tỷ lệ lợi nhuận trung bình so với các ngân hàng thương mại hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
τ? I?sinh l?i t? ho?t d?ng tin d?ng DNWN
T?l? Sinh I? it? ho?t d?ng tin d?ng DNWN
Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017
Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng DNVVN năm 2015 - 2017
Việc quản trị nợ quá hạn, nợ xấu đối với DNVVN tại TPBank chi nhánh Tây Hà Nội là tương đối tốt, do đó mức trích lập dự phòng của chi nhánh ở mức thấp. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu chung của toàn Ngân hàng là tăng trưởng dư nợ, mở rộng thị phần, chi nhánh đã áp dụng nhiều gói ưu đãi lãi suất dành cho Khách hàng. Điều này dẫn đến thu nhập từ lãi vay của chi nhánh còn ở mức khiêm tốn.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
2.3.1. Ket quả đạt được
Hoạt động kinh doanh năm 2017 của TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế được giao. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống đội ngũ cán bộ của ngân hàng đã góp phần duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của ngân hàng trong thời gian qua. Mục tiêu trước mắt của Ngân hàng là đảm bảo an toàn dư nợ tín dụng, chú trọng và đẩy mạnh công tác phân loại
nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, thu nợ đã xử lý rủi ro theo quy định, thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng cũng như thanh tra, kiểm tra nhằm hạn chế rủ ro
tín dụng, giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại Ngân hàng Tiên Phong thực sự chưa được chú trọng. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng DNVVN của Ngân hàng cũng đã đạt được một số thành quả nhất định và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng.
Thứ nhất, hoạt động cho vay DNVVN đã đóng góp một phần không nhỏ lợi nhuận của ngân hàng và hoạt động cho vay DNVVN cũng đã được lãnh đạo ngân hàng quan tâm thể hiện ở chỗ lãnh đạo ngân hàng thường xuyên đưa ra các chương trình thi đua thúc đẩy bán, quan tâm phát triển sản phẩm mới và các dịch vụ tiện ích đi kèm. Dư nợ tăng trong đó tập trung chủ yếu vào cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng.
Thứ hai, doanh số cho vay và dư nợ cho vay DNVVN giữ được tỷ trọng nhất định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách nâng cao chất lượng tín dụng, chọn lọc những khách hàng tốt, có phương án vay vốn hợp lý và hiệu quả, hạn chế cấp tín dụng cho các khoản vay có rủi ro cao và thực hiện tốt công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề. Vì vậy tuy doanh số cho vay và dư nợ cho vay DNVVN không những tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chí chất lượng và an toàn cho các khoản cấp tín dụng tại ngân hàng.
Thứ ba, hoạt động nâng cao chất lượng cho vay DNVVN được thể hiện rõ nhất bằng việc tăng số lượng và số lượt khách hàng tại ngân hàng. Số lượt khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng và số lượng khách hàng DNVVN có dư nợ tại Ngân hàng ngày càng tăng lên thể hiện Ngân hàng luôn tạo được uy tín cho khách hàng và luôn khẳng định được thương hiệu của mình trên địa bàn Ngân hàng hoạt động.
Thứ tư, các sản phẩm cho vay DNVVN đang được đẩy mạnh triển khai ngày càng phong phú. Trong quá trình cho vay đối với DNVVN, Ngân hàng đã kết hợp được với việc bán chéo sản phẩm dịch vụ khác và áp dụng các chính sách cho vay linh hoạt, chú trọng đến các sản phẩm cho vay DNVVN mới của TPBank. Hệ thống các sản phẩm cho vay DNVVN hiện nay Ngân hàng đang áp dụng tương đối đầy đủ và liên tục được nghiên cứu bổ sung tiện ích nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu
cầu của khách hàng. Mạng lưới cấp tín dụng của Ngân hàng khá tốt phân bổ rộng khắp trên địa bàn hoạt động, được triển khai tại Phòng KHDN và tất cả các phòng giao dịch. Danh mục sản phẩm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Quy trình cho vay được thiết kế cho mỗi sản phẩm, lập thành văn bản, áp dụng thống nhất cho tất cả các khách hàng. Cho vay DNVVN không chỉ tập trung góp phần đa dạng hoá sản phẩm cung ứng mà còn tăng khả năng giới thiệu và cung cấp bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng. Việc giới thiệu các sản phẩm: Thanh toán quốc tế, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu ... đi kèm với cho vay DNVVN đã được chú ý và đầu tư thực hiện, Ngân hàng đã cung ứng tới khách hàng những sản phẩm trọn gói, tư vấn cho DNVVN biết đến nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ hiện đại của Ngân hàng, cũng như lợi ích của chính khách hàng khi giao dịch, giúp cho khách hàng có thể sử dụng