Một số chỉ tiêu tài chính tại TPBank CN Tây Hà Nội

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 44)

Hoạt động kinh doanh năm 2016 của TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch. Lợi nhuận sau khi trích lập đầy đủ dự phòng vẫn vượt kế hoạch với mức 13,98 tỷ đồng, huy động vốn đạt gần 1.069 tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng trưởng 58% sử dụng hết hạn mức cho phép của NHNN trong khi vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt với mức nợ xấu là 0,8%.

Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2016 của TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đạt gần 45,72 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 42 tỷ đồng, chiếm 91,86% tổng thu nhập, thu nhập thuần ngoài lãi đạt gần 187 tỷ đồng, chiếm 8,14 %.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội

2.2.1.1. Sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

a. Một số sản phẩm tín dụng đối với DNVVN - Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh; - Cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản cố định; - Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua; - Cho vay bổ sung vốn lưu động trung hạn;

- Cho vay tái tài trợ khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác; - Các sản phẩm cho vay đặc thù khác: Cho vay đại lý kinh doanh ô tô; Cho vay nhà

cung cấp theo chuỗi; Cho vay doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối thép; Cho vay đối với nhà thầu xây dựng;...

b. Tình hình triển khai các sản phẩm tín dụng đối với DNVVN

Thống nhất với mục tiêu của toàn hệ thống và định hướng trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, trong thời gian vừa qua Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNVVN, tất cả các sản phẩm mới của TPBank dành cho DNVVN đều được Ngân hàng triển khai thực hiện trên địa bàn hoạt động.

Hệ thống các sản phẩm trên có thể thấy là khá đa dạng, cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của các Ngân hàng khác trên thị trường. Mỗi sản phẩm có thể khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm: về mục đích đã đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng dựa trên từng loại sản phẩm nhất định, mức cho vay và lãi suất cho vay linh hoạt trên cơ sở quy định chung của TPBank và mặt bằng lãi suất chung quy định đối với DNVVN của thị trường.

Ngân hàng đã triển khai tất cả các sản phẩm cấp tín dụng đối với DNVVN, tuy nhiên hiện mới chỉ tập trung hiệu quả nhất ở ba sản phẩm được coi là mũi nhọn: Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh (HĐKD); Cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản cố định phục vụ HĐKD; Cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua. Nhìn chung các sản phẩm cho vay của TPBank được Ngân hàng triển khai đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, nhưng việc thông tin quảng bá sản phẩm đến với khách hàng còn hạn chế, do đó khách hàng chỉ tập trung vay vốn với mục đích nêu trên, các sản phẩm khác ít nâng cao chất lượng, việc triển khai các sản phẩm của Ngân hàng còn phụ thuộc rất lớn vào khâu tiếp thị khách hàng trong khi quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng vẫn chưa linh hoạt và phát huy tối đa hiệu quả.

2.2.1.2. Chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã ban hành được một hệ thống văn bản, chính sách cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng như: Quyết định 78/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc Ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống; Quyết định số 311/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về việc Ban hành Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống; Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về một số chính sách tín dụng; Và các quy định về các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thay đổi, cập nhật thường xuyên. Các sản phẩm cho vay DNVVN dần được chuẩn hóa và cụ thể hóa do vậy cũng làm giảm bớt thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng phục vụ giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Chính sách cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng thường có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng để đảm bảo hoạt động cho vay được phát triển an toàn bền vững.

(i) về Chính sách về cấp tín dụng

- xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS): Đối với khách hàng mới lần đầu quan hệ với TPBank, xếp hạng chủ yếu dựa trên đánh giá của cán bộ tín dụng; Đối với các khách hàng cũ có nhu cầu vay vốn từ 500 triệu đồng trở nên thì khách hàng phải cung cấp Phiếu thông tin khách hàng và thực hiện chấm điểm khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trước khi quyết định cấp tín dụng. Các khách hàng sẽ được xếp thành 10 mức xếp hạng khác nhau: AAA; AA; A; BBB; BB; B; CCC; CC; C; D. TPBank chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của TPBank.

- Theo từng thời kỳ, TPBank sẽ ban hành các Quyết định về một số chính sách tín dụng áp dụng tại thời điểm đó. Trong đó có quy định rõ các trường hợp không cho vay, các trường hợp hạn chế cho vay và quy định về bảo đảm cấp tín dụng phù hợp cho từng khách hàng cụ thể.

(ii) về Chính sách về tài sản bảo đảm

- Các loại tài sản bảo đảm tiền vay: Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại TPBank và các tổ chức tín dụng khác; Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của TPBank tại từng thời điểm; Phương tiện vận tải; Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

- Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng và các quy định có liên quan của TPBank trong từng thời kỳ.

2.2.1.3. Quy trình tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ

trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân tham gia trong quá trình cấp tín dụng, TPBank đã ban hành Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc Ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng, và cụ thể hóa quy trình cho vay đối với DNVVN thông qua Quyết định số 836/QĐ-DNVVN ngày 07/08/2014 về việc Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, TPBank thực hiện cho vay DNVVN theo đúng quy định và quy trình trên, để đảm bảo tuân thủ tính thống nhất trong toàn hệ thống TPBank. Trong quy định này, trình tự cho vay DNVVN được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất, yêu cầu tuân thủ cao, trình tự cho vay DNVVN tại Ngân hàng có thể tóm tắt gồm những bước sau:

- Người thẩm định khoản vay (CBTD) tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Người kiểm soát khoản vay.

- Người kiểm soát khoản vay kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định trình Người phê duyệt khoản vay.

- Người phê duyệt khoản vay ra quyết định phê duyệt khoản vay.

- Ký kết Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, khai báo phê duyệt thông tin vào hệ thống IPCAS và giải ngân vốn vay.

- Kiểm tra giám sát sau khi cho vay, thu nợ và xử lý phát sinh.

- Thanh lý HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và giải chấp tài sản bảo đảm. Nội dung cụ thể về Quy trình cho vay mà ngân hàng đang áp dụng được quy định rõ trong Quyết định số 836/QĐ- DNVVN ngày 07/08/2014. Cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Thẩm định các điều kiện cho vay (Thực hiện: Người thẩm định). về cơ bản sẽ gồm 3 bước nhỏ sau:

(1) Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

(a) Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu:

cấp hồ sơ và các thông tin cần thiết, thiết lập hồ sơ vay vốn.

S Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của TPBank và phối hợp với các bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ. Phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của TPBank.

(b) Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với TPBank:

S Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho vay;

S Phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.

(2) Thẩm đinh và lâp báo cáo thẩm đinh

Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:

(a) Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn;

(b) Tổng hợp thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp không phải tra cứu thông tin theo chính sách tín dụng của TPBank từng thời kỳ), chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của TPBank.

(c) Thẩm định các điều kiện vay vốn:

S Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện/người tham gia thực hiện dự án, phương án vay vốn, trường hợp người vay vốn không đồng thời là người thực hiện dự án, phương án vay vốn;

S Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn;

S Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng;

S Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của Dự án/Phương án vay vốn; S Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. (d) Lập Báo cáo thẩm định đề xuất cho vay/không cho vay (trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do), ký nháy từng trang, ký và ghi rõ họ tên trên Báo

cáo thẩm định và trình Người kiểm soát khoản vay.

Bước 2: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định (Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay)

(1) Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bô hồ sơ vay vốn;

(2) Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng;

(3) Kiểm soát nôi dung Báo cáo thẩm định: nêu rõ ý kiến đồng ý/không

đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay, ký nháy từng trang, ký kiểm soát và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định.

(a) Trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do để trình Người phê duyệt khoản vay.

(b) Trường hợp đồng ý cho vay:

S Nếu khoản vay không phải thông qua Hội đồng tín dụng trình Người phê duyệt khoản vay.

S Khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng thực hiện theo quy định.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay (Thực hiện: Người phê duyệt khoản vay)

Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.

(1) Nếu từ chối cho vay: Thông báo từ chối cho vay bằng văn bản gửi khách

hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

(2) Nếu đồng ý cho vay:

(a) Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Người phê duyệt khoản vay ghi

ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao Phòng TD hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

(b) Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Phòng TD lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản vay vượt thẩm quyền của Tổng giám đốc: Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Ban HSX lập thủ tục trình HĐTV phê duyệt.

Tờ trình đề nghị phê duyệt phải do Giám đốc ký, trường hợp Giám đốc ủy quyền, giấy ủy quyền được gửi kèm hồ sơ trình phê duyệt.

Bước 4: Ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và Giải ngân vốn vay. về cơ bản gồm các bước nhỏ sau:

(1) Soạn thảo, kiểm soát và ký kết Hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn, Hợp đồng bảo đảm tiền vay

(a) Soạn thảo Hợp đồng (Thực hiện: Người quản lý khoản vay)

•/ Soạn thảo Hợp đồng tín dụng, nội dung soạn thảo phải phù hợp với quyết định phê duyệt cho vay và các điều kiện giải ngân (nếu có);

Đối với khách hàng vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, TPBank nơi cho vay có thể sử dụng Sổ vay vốn theo mẫu quy định của TPBank.

•/ Hợp đồng bảo đảm tiền vay được soạn thảo theo hướng dẫn tại quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng của TPBank.

•/ Phối hợp cùng khách hàng điền các thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm theo mẫu quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

(b) Kiểm soát nội dung hợp đồng (Thực hiện: Người kiểm soát khoản vay) •/ Kiểm soát nội dung HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phù hợp với phê duyệt cho vay, quy định của pháp luật và của TPBank;

•/ Ký nháy từng trang của Hợp đồng và trình Người có thẩm quyền.

(c) Ký kết hợp đồng TD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (Thực hiện: Người có thẩm quyền, thực hiện theo quy định về ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo pháp luật)

∙/ Xem xét các nội dung trên các HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

•/ Thực hiện ký kết HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) và đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.

S Yêu cầu người quản lý khoản vay phối hợp khách hàng thực hiện thủ tục chứng thực/công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật, quy định của TPBank.

(2) Khai báo, phê duyêt thông tin vào hê thống IPCAS

(a) Khai báo thông tin (Thực hiện: Người quản lý khoản vay)

Căn cứ vào HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và tài liệu có liên quan, thực hiện khai báo thông tin vào hệ thống IPCAS, gồm:

S Thông tin khoản vay trên đơn xin vay vốn;

S Thông tin thẩm định đơn xin vay vốn;

S Thông tin dự án đầu tư (Đối với cho vay theo dự án đầu tư) ;

S Thông tin về tài sản bảo đảm (Nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản); S Thông tin về tài sản giữ hộ (nếu cho vay không có tài sản bảo đảm theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn).

(b) Phê duyệt thông tin đã khai báo

Người kiểm soát khoản vay phê duyệt thông tin do Người quản lý khoản vay khai báo trên hệ thống IPCAS đảm bảo khớp đúng với thông tin trên hồ sơ tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w