Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 34 - 39)

1.3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan

Năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng

Đối với hoạt động tín dụng thì nhân tố con người đóng vai trò quyết định tới chất lượng của khoản cấp tín dụng. Bởi lẽ, mặc dù cho đến nay nhiều NHTM đã chuẩn hóa quy trình cấp tín dụng, nhưng việc thực hiện thẩm định, đề xuất và phê duyệt vẫn do cán bộ ngân hàng thực hiện. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng phải có năng lực chuyên môn tốt, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, tác nghiệp và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp.

Nghiệp vụ tín dụng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm xử lý tình huống là những tố chất cần phải có đối với

mỗi cán bộ ngân hàng tại mọi khâu từ thẩm định đến trình phê duyệt, giải ngân và quản lý khoản vay. Hơn nữa, cán bộ ngân hàng nắm chắc nghiệp vụ và linh hoạt trong quá trình làm việc với khách hàng sẽ giúp tạo ấn tượng tốt và giải quyết tốt nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ thì đạo đức, lương tâm nghề nghiệp là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Bởi lẽ nếu khoản vay được thẩm định và phê duyệt bởi những cán bộ vì những lợi ích cá nhân mà làm sai lệch thông tin khách hàng, dự án/phương án vay vốn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng.

b. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là văn bản mang tính đính hướng, xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng thường quy định cụ thể về tiêu chuẩn tín dụng, việc mở rộng hay hạn chế tín dụng theo ngành nghề, nhóm đối tượng và/hoặc tài sản bảo đảm, lãi suất, phí... nhằm đạt các mục tiêu của ngân hàng.

Chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một chính sách tính dụng hợp lý, phù hợp với thị trường và đường lối chính sách chủ trường phát triển kinh tế của nhà nước sẽ giúp ngân hàng vừa tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng, vừa kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

c. Quy trình, quy định cấp tín dụng của ngân hàng

Đây là những quy định về cho vay, các bước cần tuân thủ trong quá trình cho vay và thu nợ. Quy trình cấp tín dụng quy định vê trình tự các bước từ khâu tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, trình phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân và quản lý khoản vay,. Các khâu trong quy trình thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phân định trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, trên nguyên tắc có sự giám sát chéo giữa các phòng ban bộ phẩn. Một quy trình cấp tín dụng vừa chặt chẽ vừa hợp lý sẽ giúp tăng chất lượng tín dụng của ngân, tăng chất lượng dịch vụ với khách hàng và hạn chế rủi ro tín dụng.

Đây cũng là một nhân tốt tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay. Một ngân hàng sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật có chất lượng cao sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, rút ngắn thời gian xử lý, đơn giản hóa thủ tục, từ đó đem lại sự tiện lợi cho khách hàng. Nhờ đó chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được nâng cao. Hơn nữa, sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin còn giúp ngân hàng thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, nhờ đó công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng hiệu quả hơn.

1.3.3.2. Các nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN của NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh tăng tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNVVN. Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu đầu tư cũng giảm sút. Điều này làm cho hoạt động cho vay DNVVN bị ảnh hưởng tiêu cực.

b. Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của mọi chủ thể kinh tế tồn tại và hoạt động trong đó. Một nền chính trị ổn định sẽ tạo tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư, là cơ sở tốt cho hoạt động tín dụng ngân hàng, đặc biết là hoạt động cho vay trung dài hạn. Ngược lại sự mất ổn định về chính trị xã hộ sẽ gây những tác động tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư, khách hàng và làm giảm nhu cầu đầu tư do tâm lý lo ngại.

Trong bối cảnh môi trường chính trị xã hội bất ổn, DNVVN cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng, có thể dẫn đến tình trạng gặp khó khăn về nguồn trả nợ. Vì thế ngân hàng vay vốn có thể gặp phải rủi ro khi DNVVN không có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn khoản vay. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khoản tín dụng của ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh của NHTM đặc biệt là hoạt động cho vay chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều quy định, văn bản pháp luật có liên quan từ Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật đất đai, các quy định về thực hiện giao dịch bảo đảm, đăng ký cầm cố thế chấp, các quy định về xử lý tài sản,...

Trong môi truờng pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, hoạt động cho vay sẽ có nhiều cơ hội được phát triển, người đi vay sẽ sẵn sàng vay vốn và quan trọng hơn các NHTM cũng mạnh dạn và dễ dàng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, tăng trưởng tín dụng. Ngược lại, trong môi trường pháp lý không rõ ràng chặt chẽ, quyền lợi của người đi vay và đặc biệt là của người cho vay không được bảo vệ chính đáng, hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế và khó phát triển.

Các đối tượng khách hàng trong diện nâng cao chất lượng cần được thừa nhận về mặt pháp lý trong pháp luật do NHNN ban hành và cả Ngân hàng cho vay.

Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng như: khách hàng có hành vi lừa đảo để vay vốn ngân hàng, cán bộ Ngân hàng có hành vi sai trái... ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

d. Các nhân tố từ khách hàng DNVVN

Đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Các NHTM có cho vay đối với DNVVN hay không phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của từng khách hàng vay vốn. Việc nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN phải trên cơ sở đánh giá kỹ càng về chủ thể vay, có sự chọn lựa cẩn thận, đảm bảo việc phát triển khách hàng mới nằm trong tầm kiểm soát tương ứng với năng lực phục vụ của ngân hàng và luôn duy trì chất lượng phục vụ khách hàng tốt.

NHTM chỉ có thể xem xét cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn phù hợp với chính sách cho vay của mình. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay DNVVN, các NHTM thường xem xét đến các nhân tố về phía khách hàng vay, đây là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM:

Khả năng tài chính là khả năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính hợp pháp khác của khách hàng. Nó được biểu hiện thông qua hệ số chỉ tiêu tài chính. Neu khách hàng có khả năng tài chính tốt, tiềm lực tài chính mạnh thì việc xem xét khoản vay dễ dàng hơn và ngân hàng cũng đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay thấp hơn những khách hàng có khả năng tài chính yếu.

(iii) Biện pháp bảo đảm tiền vay:

Biện pháp bảo đảm là một yếu tố quan trọng mà các ngân hàng quan tâm tới khi xem xét một khoản vay. Đó là nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng khi khahcs hàng gặp phải tình trạng khó khăn không thể trả được nợ cho ngân hàng. Đây là biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và an toàn cho khoản vay.

Một khoản vay được bảo đảm bằng biện pháp bảo đảm có tính an toàn cao được đánh giá là có rủi ro thấp, nghĩa là chất lượng tín dụng cao hơn khoản vay có biện pháp bảo đảm yếu hoặc không được bảo đảm.

(iv) Phương án sản xuất kinh doanh

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Một phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả chính là cơ sở tạo ra nguồn trả nợ khoản vay cho ngân hàng, đồng thời tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư, nâng cao năng lực tài chính cho DNVVN.

(v) Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh của DNVVN được xác định thông qua mức độ trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và phương án đề nghị vay vốn; Thái độ hợp tác và thiện chí trong việc trả nợ.

Việc đánh giá tư cách đạo đức của chủ doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện ngay từ khi thẩm định khoản vay. Ngoài ra trong quá trình quản lý khoản vay, nếu phát hiện những dấu hiệu lừa đảo, ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời để ngặn chăn rủi ro có thể phát sinh.

(vi) Năng lực và trình độ quản lý của khách hàng

Năng lực và trình độ quản lý của DNVVN là yếu tố góp phần tạo lên sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có ban điều hành có năng lực, kinh nghiệp và

khả năng quản lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt những cơ hội kinh doanh, triển khai có hiệu quả những kế hoạch đề ra.

Lãnh đạo, quản lý là những người tạo lên văn hóa doanh nghiệp và là người có vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của phương án kinh doanh. Vì vậy việc thẩm định người đứng đầu doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng trong quá trình xem xét phê duyệt khoản vay, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w