ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 81 - 84)

VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG-CHI NHÁNHTÂYHÀ NỘI

3.1.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội

Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Ngân hàng TMCP Tiên Phong là xây dựng TPBank trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao, TPBank chi nhánh Tây Hà Nội đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh phát triển mạnh nhất của hệ thống TPBank. TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội xác định tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động thông qua năng lực tài chính, công nghệ và quản trị rủi ro; tập trung phát huy lợi thế tiềm năng sẵn có, khắc phục khó khăn, hạn chế, vượt qua thách thức, tận dụng mọi cơ hội để phát triển và mở rộng phạm vị hoạt động kinh doanh. Trong đó, phát triển hoạt động cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án được coi là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển của Chi nhánh.

về hoạt động tín dụng, Chi nhánh chú trọng công tác phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động ở những khu vực tiềm năng, lôi kéo khách hàng tốt từ các TCTD khác, phấn đấu giữ và tăng mạnh thị phần tín dụng của chi nhánh tại địa bàn, tăng trưởng dư nợ tín dụng theo hướng lành mạnh, an toàn, hiệu quả và chủ động quản trị được rủi ro.

Chủ động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng là dành nguồn lực để tăng trưởng bứt phá mạnh mẽ phân khúc KHDN Vừa và nhỏ, Bán lẻ, trong đó chú trọng khai thác phân khúc khách hàng siêu vi mô, phát triển có trọng điểm

phân khúc khách hàng FDI và duy trì thị phần vị thế đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng cường thu hồi xử lý rủi ro và xử lý triệt để toàn bộ nợ bán VAMC; kiểm soát tốt chất lượng nợ, không để phát sinh mới các khoản nợ xấu ở tất cả các phân khúc khách hàng.

Ve hoạt động huy động vốn, nhằm đảm bảo chủ động hoàn toàn về nguồn vốn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho hoạt động cho vay, Chi nhánh định hướng đa dạng hoá các loại hình huy động, điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với mặt bằng huy động vốn trên địa bàn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng, bao gồm cả khách hàng là các doanh nghiệp, TCKT và dân cư. Chú trọng tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư là nguồn ổn định, giá rẻ và là thế mạnh của chi nhánh. Tích cực giữ vững và phát triển, chăm sóc khách hàng hiện tại, khách hàng truyền thống, giữ vững thị phần đối với các khách hàng đang quan hệ tại chi nhánh, thực hiện tốt công tác chăm sóc, tiếp thị, có chính sách ưu đãi khách hàng đặc biệt. Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch dựa vào lợi thế địa bàn.

Tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động thanh toán theo đề án Ngân hàng thanh toán, tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn, phát triển thu phí dịch vụ nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Nâng cao chất lượng bán hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng trong công tác tín dụng đối với của Ngân hàngThương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của DNVVN, Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói chung và Chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng đã chỉ đạo trong việc phát triển cho vay đối với các DNVVN, tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là tài trợ dự án, có các phương án hỗ trợ các DNVVN triển khai dự án đầu tư, mở

Xuất phát từ thực tế và với mục tiêu tăng trưởng tín dụng và đầu tư, TPBank chi nhánh tây Hà Nội đã xây dựng định hướng tăng cường tài trợ vốn cho DNNVV theo hướng lành mạnh, an toàn, hiệu quả và chủ động quản trị được rủi ro, trong đó hướng tới:

- Đa dạng hoá các loại hình và lĩnh vực cho vay trên cơ sở những loại hình cho vay hiện có. Chi nhánh thực hiện phát triển bền vững cho vay ngắn hạn song cũng đồng thời mở rộng đầu tư nhu cầu cho vay trung dài hạn, mở rộng thị trường vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới để mở rộng và đa dạng hoá đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro.

- Cập nhật những thông tin về chế độ khuyến khích ưu đãi đối với các doanh nghiệp để có các chính sách chăm sóc, hỗ trợ các khách hàng truyền thống đang vay vốn tại Chi nhánh, có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Đồng thời chủ động tìm kiếm, có kế hoạch tiếp thị và khai thác phát triển khách hàng mới, những dự án có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là các DN có uy tín trong giao dịch, DN hoạt động trong các khu công nghiệp, DN có tiềm năng về phát triển sản xuất nhưng vẫn phải đặt vấn đề an toàn và hiệu quả chất lượng tín dụng lên hàng đầu khi quyết định cho vay để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo an toàn - hiệu quả.

- Quan tâm cho vay đối với các DN hoạt động trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN vừa và nhỏ, DN ứng dụng công nghệ cao... Đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng các gói sản phẩm dịch vụ dành cho các doanh nghiệp của TPBank để có thể hỗ trợ tối đa hoạt động của DN, mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh về nguồn vốn, phí dịch vụ và phát triển đồng bộ các sản phẩm.

- Tiến hành rà soát, điều tra, xác minh lại các đối tượng khách hàng là các DN có tình hình tài chính yếu kém, khả năng trả nợ thấp để đưa ra giải pháp giúp đỡ tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, trường hợp khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút thì ngân hàng cần đưa ra biện pháp xử lý kịp thời như gia hạn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay hoặc đầu tư thêm vốn để khách hàng có điều kiện phát triển sản xuất và hoàn trả nợ cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn. Tăng cường công tác thẩm định, quản lý, giám sát tín dụng của bộ máy tín dụng các cấp (cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, cán bộ quản lý cấp phòng và cấp Chi nhánh), đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi liền với chất lượng tín dụng.

Khi tiến hành cho vay, Chi nhánh nghiêm túc tuân theo các qui định của Luật tín dụng của ngân hàng Nhà nước và các qui định khác của Ngân hàng TMCP Tiên Phong đồng thời tăng cường kiểm soát nội bộ, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng để kịp thời phát hiện ra những sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và đối với DNVVN nói riêng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG- CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w