Phân tích sơ bộ BCTC

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNGTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 - 63)

Năm 2017 Trước KT Tỷ lệ trên DTT Năm 2016 trên DTT Biến động Sau KT VND % 1. Doanh thu bán hàng 33.401.128.18 2 31.037.607.71 9 2.363.520.46 3 8%

2. Các khoản giảm trừ - - - N/A

3. Doanh thu thuần 2 33.401.128.18 9 31.037.607.71 3 2.363.520.46 8%

4. Giá vốn hàng bán 26.506.268.34

7 79% 7 23.090.194.96 74% 0 3.416.073.38 15%

5. Lợi nhuận gộp 4.388.626.24

3 23% 1 2.062.835.12 15% 2 2.361.791.12 117%

6. Doanh thu tài chính 2.380.217 35.969.365 (33.589.148) (93)%

7. Chi phí tài chính

8. Chi phí bán hàng 600.043.26

9 2% 509.948.656 2% 3 90.094.61 18%

9. Chi phí QLDN 3.226.041.34

4 10% 9 2.737.762.93 9% 488.278.405 18%

10. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 3.071.155.43

- Doanh thu bán hàng năm 2017 tăng so với năm 2016 là 2.363.520.463 đ, tương ứng 8%. Doanh thu tăng nhẹ do từ thời điểm cuối năm, đơn vị kí được đơn đặt hàng một loại sản phẩm mới với số lượng lớn, bổ sung cho mặt hàng đang tiêu thụ chậm cuối năm 2016.

- Giá vốn hàng bán năm 2017 tăng so với năm 2016 là 3.416.073.380 đ, tương ứng 15%. Tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng doanh thu do mặt hàng mới của đơn vị có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn các mặt hàng truyền thống.

- Về CPBH và CPQLDN: Chi phí bán hàng năm 2017 so với năm 2016 tăng 90.094.613, tương ứng với 18%, xét về tỷ trọng chi phí bán hàng so với doanh thu qua hai năm không đổi, đơn vị vẫn kiểm soát chi phí hiệu quả.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 so với năm 2016 tăng 488.278.405 đ, tương ứng với mức tăng 18%. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí mang tính chất thường xuyên, ít có sự biến động lớn. Sự biến động này có thể do đơn vị mở rộng quy mô phòng ban quản lý, tuyển thêm nhân sự, đầu tư thêm tài sản, tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro về những chi phí bất thường, không hợp lý.

e. Xác định mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu đối với BCTC của khách hàng XYZ là rất quan trọng, giúp KTV ước tính được mức sai sót có thể chấp nhận, đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC, từ đó xác định nội dung, thời gian, phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Kỹ thuật này đòi hỏi sự phán đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của KTV. Để đảm bảo tính thận trọng và nhất quán. ATC đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC. Tuy nhiên hướng dẫn này chỉ dừng lại ở việc xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục hoàn toàn dựa vào xét đoán và kinh nghiệm của KTV thực hiện, dẫn đến những rủi ro do đánh giá mức trọng yếu chưa phù hợp, đòi hỏi công ty phải liên tục xây dựng và duy trì đội ngũ KTV giàu kinh nghiệm trong các đoàn kiểm toán. Do tính chất quan trọng và phức tạp, ở ATC, công việc này thường do trưởng đoàn kiểm toán thực hiện.

Ngày khóa sổ: 31/12/2017

Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Người soát xét 1 PTKH 30/01/18 Người soát xét 2 PTQ 30/01/18

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức

trọng yếu Doanh thu Doanh thu

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Lãi (lỗ) của đơn vị không ổn định qua 2 năm, chỉ tiêu doanh thu được đơn vị tập trung mục tiếu trong năm 2017. Do đó lựa chọn doanh thu làm chỉ tiêu xác định mức trọng yếu.

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 33.401.128.18

2 33.401.128.182 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Doanh thu: 0,5% - 3% (b) 2 % 2 % Mức trọng yếu tổng thế (c)=(a)*( b) 668.022.56 4 668.022.56 4 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*60% 400.813.53 8 400.813.53 8

Ngưỡng sai sót không đáng kế/ sai sót có thế bỏ qua

(e)=(d)*4%

(tối đa) 6 12.024.40 12.024.406

Với mỗi một tiêu chí được sử dụng làm cơ sở xác định mức trong yếu sẽ có một tỷ lệ phù hợp để xác định mức trọng yếu như: lợi nhuận trước thuế (5%-10%); doanh thu thuần (0,5%-3%); tổng chi phí (0,5%-3%); vốn chủ sở hữu (1% - 5%); tổng tài sản (1% -2%).

Đối với công ty TNHH XYZ, tiêu chí doanh thu được lựa chọn để xác định mức trọng yếu. Lý do là lãi (lỗ) của đơn vị không ổn định qua 2 năm, chỉ tiêu doanh thu được đơn vị tập trung mục tiếu trong năm 2017. Do đó lựa chọn doanh thu làm chỉ tiêu xác định mức trọng yếu.

Ứng với tiêu chí doanh thu, tỷ lệ được lựa chọn là 2%, đây là mức trung bình để đảm bảo tính thận trọng. Do XYZ là khách hàng cũ của ATC , đã kiểm toán nhiều năm và có rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức độ trung bình nên KTV lấy tỷ lệ mức trọng yếu thực hiện là 75%. Qua đó nếu giá trị của sai sót dưới mức 12.024.406 đồng thì sai số này không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, KTV có thể bỏ qua. Tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của công ty XYZ nếu lớn hơn 668.022.564 đồng thì sẽ được coi là trọng yếu và được điều chỉnh lại trong BCTC của đơn vị và ngược lại nếu nhỏ hơn 668.022.564 đồng thì có thể coi là không trọng yếu, có thể bỏ qua nếu khách hàng không điều chỉnh, và kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.

Việc xác định mức trọng yếu của công ty XYZ được thực hiện trên giấy tờ làm việc A710 như sau:

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNGTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 - 63)