Xác định mức trọng yếu A710

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNGTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 - 69)

A. MỤC TIEU:

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

8 3

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 12.024.406 11.173.53 9

f. Xác định phương pháp chọn mẫu — cỡ mẫu

Tại ATC phần lớn các cuộc kiểm toán đều được chọn mẫu theo phương pháp phi thống kê. Việc xác định cỡ mẫu và chọn lựa mẫu hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm và xét toán nghề nghiệp của người thực hiện. Đối với khoản mục chi phí hoạt động, mẫu được chọn mang tính đại diện cho toàn bộ nội dung chi phí phát sinh trong kỳ, bên cạnh đó mẫu được chọn thường hướng đến các nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn, các nghiệp vụ bất thường về nội dung, tài khoản đối ứng. Riêng với tính đúng kỳ thì kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh từ đầu niên độ sau đến ngày kiểm toán.

Đối với kiểm toán chi phí hoạt động của công ty XYZ, mẫu được chọn dựa trên các nhóm nội dung phát sinh, đảm bảo nhóm nội dung nào cũng có mẫu đại diện. Từ các nhóm nội dung đó, KTV chú ý chọn mẫu đối với các nghiệp vụ chi phí bằng tiền mặt, các nghiệp vụ phát sinh bất thường với giá trị lớn, tài khoản đối ứng bất thường, các nghiệp vụ phát sinh thời điểm cuối năm. Đối với các nghiệp vụ sau ngày kết thúc niên độ, KTV kiểm tra phần lớn các nghiệp vụ phát sinh từ ngày 01/01/2018 đến 02/02/2018. Do trong thời gian này đơn vị nghỉ tết dương lịch và nghỉ tết Nguyên Đán nên thường phát sinh nhiều chi phí thưởng cuối năm, KTV cần lưu ý về tính đúng kỳ.

g. Đánh giá rủi ro sơ bộ để lập kế hoạch kiểm toán

Sau khi qua các bước tìm hiểu khách hàng, phân tích BCTC, xác định mức trọng yếu, KTV sẽ tiến hành đánh giá ban đầu về rủi ro. Đây là bước đánh giá sơ bộ của KTV về khả năng tồn tại các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. Các rủi ro có khả năng xảy ra bao gồm: rủi ro phát hiện gian lận, rủi ro áp dụng sai nguyên tắc kế toán, rủi ro tính các ước lượng kế toán sai, rủi ro công bố sai các thông tin, rủi ro xử lý thông tin.

Để đánh giá ban đầu về rủi ro, KTV cần tập trung các nội dung sau:

- Các vấn đề quan trọng trước và sau kỳ kiểm toán: sai phạm trong kỳ trước, sự yếu kém trong KSNB, các hoạt động bất hợp pháp.

- Những thay đổi trong kỳ: thay đổi về môi trường kinh doanh, các quy định về kế toán, sự thay đổi về chính sách thuế và các quy định chuyên ngành.

- Mục tiêu lập BCTC của khách hàng.

Qua đánh giá ban đầu, KTV nhận thấy tại công ty TNHH XYZ tồn tại các rủi ro liên quan đến khoản mục chi phí hoạt động sau:

- Rủi ro gian lận: cố tình khai tăng các chi phí không thực phát sinh nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.

- Rủi ro áp dụng sai nguyên tắc: áp dụng không đúng khung khấu hao đối với TSCĐ, không thực hiện phân bổ với các chi phí liên quan đến nhiều kỳ. Phân bổ không hợp lý đối với các chi phí liên quan đến cả hoạt động sản xuất và hoạt động quản lý.

- Rủi ro ước lượng: ghi nhận các khoản hoa hồng phải trả cho đại lý và lập dự phòng phải thu khó đòi cho các khoản nợ xấu là không đầy đủ.

- Rủi ro hạch toán: sai sót trong quá trình ghi sổ, chuyển sổ của kế toán.

- Rủi ro công bố: Các giao dịch với bên liên quan không được trình bày đầy đủ, thiếu thuyết minh chi tiết về chi phí hoạt động theo mẫu báo cáo được Bộ tài chính ban hành.

h. Thiết kế thủ tục kiểm toán

Sau khi xác định rõ mục tiêu kiểm toán chi phí hoạt động và xem xét, đánh giá các rủi ro sai sót trọng yếu của khoản mục này, KTV xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục chi phí hoạt động dựa theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA. Chương trình kiểm toán sẽ là những chỉ dẫn cho người thực hiện đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra cũng như lên kế hoạch về thời gian, phân công công việc cho các thành viên.

Qua những hiểu biết của KTV về công ty XYZ, xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với chi phí hoạt động là: Kế toán hạch toán các chi phí ảo, chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc hạch toán chi phí ảo sẽ tập trung ở các nghiệp vụ chi tiền mặt và phát sinh nhiều ở quý IV. Kế toán đơn vị thường chưa chú ý đến hồ sơ hợp lệ của chi phí, nhiều chi phí phát sinh không đủ hồ sơ hợp

lệ, dẫn đến rủi ro chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

Từ những rủi ro được chỉ ra, KTV điều chỉnh các thủ tục trong chương trình kiểm toán: Làm kỹ thủ tục phân tích xác định vùng bất thường chi phí, kiểm tra các chi phí mang tính ước tính, định kỳ, mở rộng mẫu kiểm tra chứng từ gốc của chi phí, tập trung đánh giá tính hợp lý, hợp lệ, thủ tục cut off kiểm tra tính đúng kỳ tập trung vào các nghiệp vụ cuối năm hơn là đầu năm sau.

Chương trình kiểm toán CPBH tại công ty XYZ- Phụ lục 03 Chương trình kiểm toán CPQLDN tại công ty XYZ - Phụ lục 04

k. Phân công nhân sự cho phần hành chi phí hoạt động

Trưởng nhóm là người có trách nhiệm phân công nhân sự thực hiện phần hành kiểm toán chi phí hoạt động. Nhân sự được phân công dựa trên các tiêu chí như:

- Số lượng nghiệp vụ và mức độ phức tạp của nghiệp vụ chi phí

- Đánh giá về rủi ro kiểm soát và trình độ chuyên môn của kế toán

- Trình độ nhân sự được phân công thực hiện Job kiểm toán

Với phần hành chi phí hoạt động tại công ty XYZ, trưởng nhóm đánh giá số lượng nghiệp vụ phát sinh khá lớn, trình độ kế toán không cao, việc tiếp cận khách hàng và khai thác thông tin qua phỏng vấn không quá khó khăn, tuy nhiên lại tồn tại nhiều chi phí không hợp lý, hợp lệ, cần có sự xét đoán chuyên môn cao. Do đó phần hành kiểm toán chi phí hoạt động tại XYZ được giao cho trợ lý bậc 3.

2.2.3.2. Thực hiện kiểm toán

Trong lập kế hoạch kiểm toán, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình thì ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ kết hợp kiểm tra việc tuân thủ các thủ tục KSNB cùng thủ tục kiểm tra chi tiết. KTV có thể thực hiện chọn mẫu để tiến hành kiểm tra từ chứng từ đến sổ sách và ngược lại để kiểm tra hoạt động thực tế của các thủ tục kiểm soát có để lại dấu vết. Ngoài ra, KTV có thể sử dụng kỹ thuật quan sát các hoạt động trong đơn vị xem nó có thật sự hoạt động không liên quan đến KSNB đối với chi phí hoạt động, phỏng vấn cán bộ trong công ty khách hàng.

Sau khi thiết kế chương trình kiểm toán cho CPBH và CPQLDN tại công ty XYZ, KTV tiến hành thực hiện các công việc theo chương trình kiểm toán đã xây

Chỉ

tiêu 2017 2016

Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ (%)

CPBH 600.043.269 GL 509.948.656 PY BS 90.094.613 18%

dựng. Các công việc được thực hiện bởi KTV sẽ được thể hiện trên giấy tờ làm việc và lưu file.

a. Thủ tục chung

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Khi số liệu so sánh đảm bảo đã khớp giữa sổ sách kế toán và báo cáo kiểm toán năm trước, KTV mới thực hiện các bước tiếp theo.

b. Thủ tục phân tích

Đối với khoản mục phát sinh với số lượng nghiệp vụ lớn và đa dạng về nội dung như chi phí hoạt động thì thủ tục phân tích đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ việc phân tích sự tăng giảm của các chỉ tiêu, KTV sẽ có những hiểu biết tổng quát và đúng hướng về bản chất của các nghiệp vụ phát sinh, có thể phát hiện ra sự bất thường ngoài dự kiến ban đầu cũng như có được những đánh giá về tính hợp lý của các khoản mục chi phí và giảm bớt khối lượng công việc trong quá trình kiểm toán cũng như giảm bớt rủi ro phát hiện.

Thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí hoạt động tại công ty XYZ được thực hiện như sau: KTV thực hiện dựa trên sổ chi tiết TK 641, 642 và báo cáo kết quả kính doanh được khách hàng cung cấp, lập bảng tổng hợp biến động theo năm với các chỉ tiêu ( chi phí bản hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tỷ trọng từng loại chi phí trên doanh thu), lập bảng tổng hợp biến động theo tháng với các chỉ tiêu (giá trị chi phí phát sinh, tỷ trong chi phí trong tháng so với cả năm). Từ số liệu được tổng hợp, KTV:

- So sánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay với năm trước, và tỷ trọng chi phí hoạt động /DT năm nay so với năm trước, KTV đánh giá dù chi phí hoạt động của XYZ năm 2017 so với năm 2016 có sự biến động mạnh nhưng là phù hợp so với biến động doanh thu, nguyên nhân đưa ra cho sự biến động là phù hợp.

- Phân tích biến động tỷ trọng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp theo tháng so với tổng chi phí cả năm, đánh giá xem có tháng nào có sự tăng/ giảm đột biến chi phí không, từ đó tìm hiểu nguyên nhân. Theo số liệu phân tích của công ty XYZ, chi phí hoạt động tháng 2,3,6 tăng cao đột biến, trong khi tháng 05 lại giảm mạnh, KTV tìm hiểu cấu thành chi phí hoạt động một tháng của XYZ bao gồm những gì, thời điểm thu nhận hồ sơ và hạch toán chi phí của kế toán để đánh giá sự biến động này là có cơ sở, tuy nhiên cần xác nhận lại các nghi ngờ bằng việc kiểm tra chứng từ gốc. Chi tiết tham chiếu bảng 2.5.

- Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí phát sinh trong năm và so sánh với năm trước. Mỗi biến động sẽ được KTV liên hệ với sự thay đổi trong đặc điểm kinh doanh trong năm của công ty XYZ để tìm hiểu nguyên nhân và xác định các hồ sơ, chứng từ kế toán cần kiểm tra.

Thủ tục phân tích được thiết kế thành mẫu biểu chung trong giấy tờ làm việc mẫu, sắp xếp khớp theo trình tự các thủ tục kiểm toán của KTV giúp KTV thuận tiện trong quá trình thực hiện và dễ theo dõi, đánh giá khi soát xét GLV. Tuy nhiên mẫu biểu phân tích hoàn toàn có thể được thay đổi tùy vào đặc điểm, mục đích của từng cuộc kiểm toán.

Cụ thể, thủ tục phân tích CPBH và CPQLDN của khách hàng XYZ được thể

hiện ở WPS.

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNGTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TYTNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC THỰC HIỆNTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 - 69)