Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26 - 43)

1.3. Quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thƣơng mại

1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM

1.3.3.1 Cơ sở pháp lý

Năm 1988, BCBS (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cƣờng hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành Ngân hàng, các quy định này đã đƣợc sửa đổi và vào tháng 6 năm 2004, một hiệp ƣớc về vốn mới (Basel II) đƣợc ban hành.

- Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.

- Basel II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:

(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro nhƣ Basel I. Tuy nhiên, rủi ro đƣợc tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trƣờng.

(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, nhƣ rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lƣợc, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ƣớc tổng hợp lại dƣới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).

(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trƣờng. Basel II đƣa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

1.3.3.2. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản 1.3.3.2.1 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản

Các NHTM cần lập ra một ban quản lý thanh khoản, mọi bộ phận trong ngân hàng đều có vai trò trong việc quản trị rủi ro thanh khoản. Một mô hình quản lý thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại điển hình thƣờng bao gồm:

 Hội đồng quản trị:

o Phê duyệt chiến lƣợc và các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản;

o Giám sát tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ, dễ hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

 Uỷ ban quản lý rủi ro:

o Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý rủi ro thanh khoản đƣợc thực hiện;

o Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ, dễ hiểu và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng;

o Giám sát hoạt động của Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Uỷ ban này.

 Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ (ALCO). ALCO có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung bao gồm các công việc chính sau:

o Xây dựng và thực hiện các thủ tục quy trình quản lý khả năng thanh khoản, đảm bảo rằng các thủ tục quy trình luôn đƣợc cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thận trọng;

o Xây dựng và xem xét các hạn mức đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ các trƣờng hợp vƣợt hạn mức đƣợc xem xét và phê duyệt;

o Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán - các tài sản và công nợ theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn.

o Lập các báo cáo cho Ban giám đốc, Uỷ ban quản lý rủi ro về các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách thƣờng xuyên;

o Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trong trƣờng hợp có khủng hoảng và khả năng thanh khoản.

 Ban giám đốc chi nhánh: trực tiếp chỉ đạo thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản tại các đơn vị mình quản lý.

1.3.3.2.2 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

- Nhận biết rủi ro thanh khoản

Nhận biết rủi ro thanh khoản là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại. Để nhận biết rủi ro thanh khoản, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng phải chú ý những điểm sau:

Yếu tố đầu tiên để nhận biết rủi ro thanh khoản đó là tình hình biến động của nền kinh tế. Đây là nhân tố dễ dàng có ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của NHTM. Nếu nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh, các doanh nghiệp và tổ chức vay

lệ nợ xấu của mình. Thêm vào đó, nền kinh tế phát triển lành mạnh khiến cho ngƣời dân cũng trở nên tin tƣởng hơn vào hệ thống ngân hàng và điều tất yếu là lƣợng tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế có các dấu hiệu bất ổn, suy thoái, lạm phát, ngay lập tức ngƣời dân sẽ rút bớt lƣợng tiền gửi của mình về để đảm bảo an toàn. Lƣợng nợ xấu, nợ khó đòi của ngân hàng cũng tăng lên… Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần luôn theo dõi những biến động của nền kinh tế không chỉ trong nƣớc, trong khu vực mà phải trên toàn thế giới. Một ví dụ điển hình về tác động của nền kinh tế đến tình hình thanh khoản trong thời gian qua đó là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ sau đó đã lan rộng ra toàn thế giới và các ngân hàng của Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng nặng nề và có nhiều lúc tính thanh khoản của một số ngân hàng ở nƣớc ta đã bị đe dọa nghiêm trọng.

Thứ hai, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần liên tục theo dõi các chính sách quyết định của NHNN. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Rất nhiều các quyết định chính sách của NHNN có thể ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của NHTM. Ví dụ nhƣ khi NHNN yêu cầu tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, yêu cầu mua một lƣợng giấy tờ có giá hay quy định tỷ lệ cho vay chứng khoán bất động sản chỉ chiếm 3% tổng dƣ nợ cho vay nhƣ thời gian vừa qua. Vì vậy, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng cần phải dự đoán trƣớc đƣợc tình hình thị trƣờng, linh hoạt trƣớc các quyết định chính sách của NHNN, đồng thời phải có các biện pháp hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn đƣợc duy trì ở mức ổn định, không làm ảnh hƣởng đến uy tín đồng thời cũng không lƣu giữ quá nhiều các tài sản có độ thanh khoản cao làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Thứ ba, khi ngân hàng phải đối mặt với những tin đồn xấu. Điều này tất yếu sẽ ảnh hƣởng đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Họ sẽ có xu hƣớng rút tiền ra khỏi ngân hàng để gửi sang ngân hàng khác. Trong khi đó, các khoản cho vay hay đầu tƣ của ngân hàng chƣa thu hồi đến cầu thanh khoản lớn hơn cung khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản. Một ví dụ điển hình đó là vụ ngân hàng Northern Rock của Anh hay ngân hàng Phƣơng Nam, ngân hàng ACB ở nƣớc ta trong

thời gian qua. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những tin đồn nhƣ vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời nhƣ thông cáo báo chí để trấn an tinh thần của khách hàng, yêu cầu sự giúp đỡ của NHNN và huy động nguồn vốn kịp thời nhƣ vốn vay liên ngân hàng hay vay các tổ chức tín dụng khác để đề phòng các khách hàng rút tiền tránh nguy cơ thâm hụt thanh khoản rồi dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Thứ tƣ, các nhà quản trị rủi ro trong ngân hàng thƣờng xuyên phải tính toán lƣợng cung cầu thanh khoản trong ngân hàng bằng các phƣơng pháp lƣợng hóa rủi ro thanh khoản. Bất cứ khi nào cầu thanh khoản vƣợt khỏi lƣợng cung thanh khoản theo một tỷ lệ nhất định thì có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với thâm hụt thanh khoản. Nếu hiện tƣợng này kéo dài thì có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Dễ dàng nhận thấy nhất đó là căn cứ vào tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Nếu lƣợng tín dụng của ngân hàng tăng quá nhanh so với nguồn vốn huy động đƣợc đó là dấu hiệu báo trƣớc ngân hàng có khả năng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Khi đó, ngân hàng cũng cần có biện pháp để giảm thiểu khe hở thanh khoản bằng việc đi vay liên ngân hàng, hay thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở tại NHNN, có các chính sách để tăng cƣờng nguồn vốn huy động từ dân…

Nếu nhƣ xuất hiện bất kỳ vấn đề nào trên đây thì nhà quản trị ngân hàng cần phải xem xét cẩn thận các chính sách và thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng để từ đó tìm ra nguyên nhân và phƣơng pháp giải quyết nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Đo lường rủi ro thanh khoản

* Phân tích chỉ số thanh khoản

Ngân hàng có thể sử dụng một số chỉ số để phân tích đánh giá khả năng thanh khoản của mình trong một thời điểm, thời kỳ xác định.

- Chỉ số về trạng thái tiền mặt: Trạng thái

tiền mặt =

Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác

x 100% Tổng tài sản

trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời. - Chỉ số về chứng khoán thanh khoản: Chứng khoán

thanh khoản =

Chứng khoán chính phủ

X 100% Tổng tài sản

Các chứng khoán: trái phiếu và tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán chính phủ) là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Chỉ số chứng khoán thanh khoản càng cao, trạng thái thanh khoản của Ngân hàng càng tốt

- Chỉ số năng lực cho vay:

Năng lực cho vay = Cho vay và cho thuê ròng

x 100% Tổng tài sản

Đây là một chỉ số có quan hệ nghịch biến với khả năng thanh khoản của ngân hàng bởi vì cho vay và cho thuê là những tài sản có tính tha nh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

- Tỷ số đầu tƣ ngắn hạn trên vốn nhạy cảm: Tỷ số đầu tƣ ngắn hạn

trên vốn nhạy cảm =

Đầu tƣ ngắn hạn

x 100% Vốn nhạy cảm

Tỷ số này càng cao gợi ý rằng trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng đƣợc củng cố.

- Chỉ số cấu trúc tiền gửi:

Cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi giao dịch

x 100% Tiền gửi kỳ hạn

Trong đó, tiền gửi giao dịch bao gồm những khoản tiền gửi có thể đƣợc rút thông qua việc phát hành séc. Tiền gửi kỳ hạn có kỳ hạn cố định và phải chịu phạt nếu khách hàng rút tiền trƣớc hạn.

Tỷ lệ này đo lƣờng tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu; tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm.

thanh khoản của ngân hàng mình, từ đó đƣa ra các biện pháp QTRRTK phù hợp.

1.3.3.2.3 Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

a. Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Thực chất của phƣơng pháp này là đo lƣờng cung cầu thanh khoản, trong đó phần chủ yếu của cung cầu thanh khoản là tiền gửi và cho vay nên phƣơng pháp này tập trung vào đo lƣờng những thay đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của ngân hàng. Khi nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không cân bằng ngân hàng hàng sẽ phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Khe hở thanh khoản đƣợc đo bằng độ chênh lệch giữa tổng vốn và sử dụng vốn.

Khe hở thanh khoản = Thay đổi dự tính

trong tổng tiền gửi -

Thay đổi dự tính trong tổng cho vay Khe hở thanh khoản dƣơng khi nguồn thanh khoản vƣợt quá sử dụng thanh khoản, khi đó phần thặng dƣ thanh khoản đƣợc sử dụng cho mục đích đầu tƣ vào những tài sản sinh lời cho tới khi ngân hàng có nhu cầu tiền mặt trong tƣơng lai.

Những bƣớc chính trong phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn  Bƣớc 1: Dự báo nhu cầu vay vốn và tiền gửi kỳ hạn: Nhu cầu vay vốn và lƣợng tiền gửi cần phải đƣợc ƣớc lƣợng trong giai đoạn ngân hàng ƣớc tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).

 Bƣớc 2: Tính sự thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi kỳ hạn: Những thay đổi dự tính trong cho vay và tiền gửi cần phải đƣợc tính toán cho giai đoạn kế hoạch.

 Bƣớc 3: Xác định khe hở thanh khoản

Nhà quản lý thanh khoản phải ƣớc tính trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng, thâm hụt hay thặng dƣ trong giai đoạn kế hoạch bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính trong cho vay và trong tiền gửi. Ngân hàng sử dụng nhiều kỹ thuật thống kê khác nhau cùng với sự đánh giá và kinh nghiệm của ngƣời quản lý để xây dựng những dự báo về cho vay và tiền gửi. Ví dụ, ngân hàng có thể phát triển những dự báo nhƣ:

 Thay đổi của tổng số tiền vay trong khoảng dự báo tuỳ thuộc vào: Tăng trƣởng GDP dự kiến, lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến, tỷ lệ tăng trƣởng về cung ứng

tiền của NHTW…

 Thay đổi của tổng số tiền gửi và các khoản nợ phi tiền gửi trong khoảng dự báo tuỳ thuộc vào: Tăng trƣởng về thu nhập cá nhân dự kiến, mức tăng bán lẻ ƣớc tính, tỷ lệ tăng trƣởng của NHTW, lợi suất dự kiến cho tiền gửi trên thị trƣờng tiền tệ, tỷ lệ lạm phát dự kiến...

Từ những dự báo nhƣ trên, nhà quản trị thanh khoản có thể ƣớc tính Mức thâm hụt (-) hay

thặng dƣ (+) thanh khoản dự tính

= Thay đổi dự tính trong tổng tiền gửi -

Thanh đổi dự tính trong tổng cho vay Đơn giản hơn nữa, ngƣời ta phân chia dự báo về mức tăng của khoản tiền gửi và cho vay trong tƣơng lai thành 3 bộ phận:

 Phần xu hƣớng: Ngân hàng ƣớc tính phần này bằng cách xây dựng một đƣờng xu thế sử dụng giá trị tại các thời điểm cuối năm, cuối quý, cuối tháng đối với tổng tiền gửi và cho vay trong vòng ít nhất 10 năm gần đây.

 Phần mùa vụ: Phần này đo lƣờng sự thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay trong những tuần, những tháng nhất định dƣới tác động của yếu tố thời vụ trên cơ sở so sánh với mức tiền gửi và cho vay tại thời điểm cuối năm gần nhất.

 Phần chu kỳ: Phần này thể hiện sự sai lệch so với tổng lƣợng tiền gửi và cho vay dự tính (đƣợc đo bằng phần xu hƣớng và phần mùa vụ), phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong năm.

Sau khi đã xác định các con số dự tính về tiền gửi và cho vay, các nhà quản lý ngân hàng sử dụng chúng để ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản của ngân hàng là thặng dƣ hay thâm hụt trong giai đoạn trƣớc mắt. Từ đó, nhà quản lý ngân hàng lập kế hoạch về nguồn thanh khoản sẽ đƣợc sử dụng. Trƣớc hết là đánh giá dự trữ của ngân hàng về tài sản thanh khoản có thể sử dụng và sau đó quyết định nguồn vốn thanh khoản mà ngân hàng có thể sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)