Một số chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản tại ngân hàngBIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 79 - 85)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát

3.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản tại ngân hàngBIDV

BIDV quản lý các chỉ số thanh khoản thông qua việc xác định và tuân thủ các giới hạn thanh khoản. Căn cứ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN và khả năng chấp nhận rủi ro của BIDV trong từng thời kỳ, hội đồng ALCO quyết định áp dụng một hoặc một số chỉ số thanh khoản theo các giới hạn thanh khoản phải đảm bảo.

3.2.4.1 Vốn điều lệ và chỉ số CAR

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN - Nghị định ban hành Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam, theo đó mức vốn pháp định với ngân hàng thƣơng mại cổ phần là 3.000 ty đồng. Tại thời điểm ngày 31/12/2014, mức vốn điều lệ của ngân hàng BIDV là 28.112 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm tƣơng ứng là 5.100 tỷ đồng, bằng việc phát hành hơn 510 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong đó, có 104,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức và 405,85 triệu cổ phiếu phát hành thêm.

Hệ số an toàn vốn ( CAR) trên mức yêu cầu 9% kể từ năm 2009, tuy nhiên hệ số này thấp hơn các ngân hàng lớn có cùng quy mô nhƣ ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam và ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam sau khi ngân hàng này có sự tham gia góp vốn của các đối tác chiến lƣợc. Tại thời điểm cuối năm 2014, hệ số CAR là 9,4% cao hơn so với mức quy định là 9%. Đây là mức đạt đƣợc sau khi BIDV phát hành 7.300 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn trong năm qua. Tuy nhiên con số này là quá nhỏ so với quy mô vốn và sẽ không tạo ra sự thay đổi đáng kể nào của CAR sau khi đƣợc tính gộp vào. Do đó điều này sẽ tạo ra áp lực tăng vốn đối với BIDV trong thời gian hiện tại.

Biểu đồ 3.1: Hệ số CAR của ngân hàng BIDV từ năm 2010 đến 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV từ 2010 – 2014 3.2.4.2 Chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số trạng thái tiền mặt = Tiền mặt + TG tại các TCTD khác Tổng TSC

Bảng 3.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng BIDV

ĐV: tỷ đồng

Chỉ số 2012 2013 2014

TM+ TG 73.993 64.354 78.552

TTS 484.785 548.386 650.340

Tỷ lệ 15,26% 6.26% 12.08%

Biểu đồ 3.2: Trạng thái tiền mặt

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV từ 2010 – 2014

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, trạng thái tiền mặt của ngân hàng BIDVluôn ở mức trung bình. Năm 2012 chỉ số trạng thái tiền mặt cao nhất với 15,26%. Sang năm 2013 do hoạt động tín dụng đƣợc ngân hàng đẩy mạnh cũng nhƣ hoạt động kinh doanh và đầu tƣ của ngân hàng khá phát triển khiến cho tổng tài sản của ngân hàng lên 548.386 tỷ đồng. Do đó, chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng đã giảm mạnh xuống 6,26%. Năm 2014, tổng tài sản của ngân hàng chỉ tăng 101.954 tỷ đồng so với tổng tài sản năm 2013 và lƣợng tiền gửi của BIDV tại NHNN giảm tăng song chỉ số trạng thái tiền mặt của BIDV vẫn tăng 12,08% so với năm 2013 Đây là một thay đổi tích cực trong quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV vì chỉ số tiền mặt tăng chứng tỏ khả năng thanh khoản tức thời của BIDV, thêm vào đó BIDV tăng lƣợng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác không những làm tăng thêm lợi nhuận cho BIDV mà vẫn góp phần đảm bảo thanh khoản.

3.2.4.3. Chỉ số huy động vốn/ cho vay Chỉ số huy động vốn/ cho vay =

Nguồn vốn huy động Dư nợ cho vay trước DPRR

Bảng 3.6: Chỉ số cho vay/tiền gửi ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn vốn HĐ 251.924 244.835 358.018 416.726 501.909 Dƣ nợ cho vay trƣớc DPRR 254.192 293.937 339.923 391.035 445.693 Tỷ lệ 99% 83% 105% 107% 113%

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2010 -2014

Biểu đồ 3.3: Chỉ số huy động vốn/cho vay

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2010 -2014

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấp tín dụng) của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Do dƣ nợ cho vay là những tài sản đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng nên các ngân hàng đều muốn gia tăng lƣợng tài khoản này.

Tuy nhiên, đây là những tài khoản ít thanh khoản nhất và ẩn chứa nhiều rủi ro. Dƣ nợ cho vay khách hàng trƣớc dự phòng rủi ro của BIDV từ 2010 đến 2014 đều có xu hƣớng tang năm sau so với năm. Chỉ số huy động vốn/ cho vay của BIDV trong năm 2010 và 2011 ở mức thấp hơn so với quy định của ALCO nhƣng từ năm

2012 đến 2014 thì cao hơn. Điều này phản ánh, BIDV đã sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay ở mức khá cao. Do đó, BIDV chủ động thắt chặt tín dụng, giảm các khoản cho vay có đảm bảo bằng bất động sản hay chứng khoán. Điều này phản ánh khả năng thanh khoản của BIDV có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, các tài sản ít thanh khoản đã giảm đi theo quy định và những TSC tính thanh khoản hơn nhƣ tiền gửi các ngân hàng khác đã đƣợc tăng lên.

3.2.4.4. Chỉ số cơ cấu tiền gửi

Chỉ số cơ cấu tiền gửi = Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Bảng 3.7: Bảng huy động tiền gửi khách hàngtheo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Không kỳ hạn 53.246 62.333 78.415

Tiền gửi vốn chuyên dùng 2.858 2.047 1.832

Có kỳ hạn 246.956 274.522 360.225

Tỷ lệ 21,56% 22,71% 21,77%

(Nguồn: báo cáo tài chính ngân hàng BIDV từ 2012 – 2014)

Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi của BIDV không có nhiều biến động trong 3 năm 2012 -2014. Nhìn chung, chỉ tiêu này đều xoay quanh mức 21%-22%. Chỉ trong năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên tới 22,71%. Nguyên nhân là do lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của BIDV tăng hơn so với năm trƣớc. Năm 2014, chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi lại giảm xuống 21,77%. Chỉ tiêu này giảm xuống chứng tỏ nhu cầu về thanh khoản của BIDV cũng giảm, do vậy, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên. Chỉ tiêu này đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngân hàng, đó là không quá cao song cũng không quá thấp. Do nếu chỉ tiêu này thấp thì mặc dù ngân hàng đáp ứng đƣợc khả năng về thanh khoản song lƣợng tiền gửi không kỳ hạn sẽ ít và lƣợng tiền gửi có kỳ hạn sẽ nhiều. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do lãi suất của

thấy, tỷ lệ cơ cấu tiền gửi của BIDV đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngân hàng. Do đó, BIDV cần tiếp tục duy trì tỷ lệ này nhằm vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời cũng đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

3.2.4.5 Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn

cho vay trung hạn, dài hạn =

Dư nợ trung, dài hạn – Nguồn vốn trung, dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Tỷ lệ này đƣợc tính theo quy định tại Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định về tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng

Bảng 3.8: Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Vốn tự có 26.169 31.322 36.704 Vốn điều lệ 23.012 28.112 28.112 Tỷ lệ an toàn vốn 9,65% 10,26% 9,47% 2. Chất lƣợng tài sản Tỷ lệ nợ xấu 2,91% 2,37% 2,03%

TS có sinh lời/Tổng tài sản có nội bảng 92% 92% 95%

3. Khả năng thanh khoản

Tài sản Có thanh toán ngay trên Nợ phải trả 18,18% 16,72% 18,88%

Nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

21,2% 28,8% 28,8%

(Nguồn: Báo cáo tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV từ 2012-2014)

Theo quy định của NHNN, các NHTM chỉ đƣợc phép sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM nên duy trì tỷ lệ này tối đa ở mức 30% để đảm bảo thanh khoản. Qua số liệu bảng trên ta thấy, BIDV đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở mức tƣơng đối cao. Chỉ tiêu này trong năm 2012 là 21,2% ; trong 2 năm 2013 và 2014 đều là 28,8% . Điều này cho thấy BIDV đã duy trì rất tốt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ này luôn thấp hơn so với quy định của NHNN, đồng

thời cũng thấp hơn so với chuẩn mực quốc tế. Đây là dấu hiệu chứng minh khả năng thanh khoản của BIDV khá tốt.

Tóm lại, có thể thấy, khả năng thanh khoản của BIDV vẫn ở mức tốt. Đặc biệt, công tác cân đối nguồn vốn và tín dụng của BIDV vƣợt xa tiêu chuẩn của NHNN. Tuy nhiên, BIDV cần chú trọng đến công tác quản trị lƣợng tiền mặt và giấy tờ có giá. Do BIDV giữ không nhiều lƣợng tiền mặt. Điều này tuy giúp BIDV có thể đầu tƣ vào các lĩnh vực khác song nếu nhƣ khách hàng có những yêu cầu thanh khoản với số lƣợng lớn và tức thì thì BIDV sẽ rất khó đáp ứng dẫn đến mất lòng tin ở khách hàng. Thêm vào đó, việc giữ ít giấy tờ có giá sẽ hạn chế BIDV trong việc tham gia thị trƣờng mở. Do đó, BIDV cần chú ý nâng cao hơn lƣợng giấy tờ có giá cũng nhƣ đảm bảo lƣợng tiền mặt hợp lý tránh xảy ra rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)