CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của ngân hàngBIDV
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Tính đến thời điểm 31/03/2014, BIDV có mạng lƣới nhƣ sau:
- Khối ngân hàng: Hội sở chính và 117 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch), 437 Phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và trên 4.000 máy POS; Trƣờng đào tạo cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin; các Văn phòng đại diện: VPĐD tại Tp. Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại Campuchia, VPĐD tại Myanmar, VPĐD tại Lào, VPĐD tại Séc.
- Khối công ty con: 05 Công ty bao gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV
(BSC), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty cho thuê tài chính TNHH Một thành viên BIDV (BLC), Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hong Kong (BIDVI).
- Khối liên doanh: gồm 06 đơn vị liên doanh: Ngân hàng liên doanh VID
Public Bank (VPB), Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV-Việt Nam Partners (BVIM), Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LVB), Công ty liên doanh Tháp BIDV, Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào-Việt (LVI).
- Khối các đơn vị liên kết: Công ty Cổ phần Phát triển Đƣờng cao tốc
Khối công ty con Khối góp vốn
Tổng công ty CP Bảo hiểm BIDV
Công ty chứng khoán BIDV Cty cho thuê TC TNHH MTV BIDV
Cty TNHH quản lý nợ và khai thác tài
sản BAMC Công ty TNHH BIDV quốc tế tại
Hồng Kông
Các Ban/ Trung tâm tại Hội sở
chính Các Chi nhánh/Sở giao dịch Các Văn phòng Đại diện Trung tâm CNTT Trƣờng Đào tạo cán bộ BIDV Ngân hàng Liên doanh VID – Public
(50%) Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt
(65%) Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
(50%)
Cty LD quản lý đầu tƣ BIDV- VN-Partners –
BVIM (50%) Cty LD tháp BIDV
(55%)
Cty LD Bảo hiểm Lào – Việt (41,9%)
Công ty CP PT đƣờng cao tốc
BIDV (25%)
Công ty CP cho thuê máy bay VN
(27.2%)
Khối ngân hàng Khối liên doanh NGÂN HÀNG TMCP
3.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của ngân hàng BIDV
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng
Cổ đông thƣờng niên, bất thƣờng và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, thay mặt các Cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính BIDV và chịu trách nhiệm trƣớc Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban Tổng Giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, do Hội đồng Quản trị BIDV bổ nhiệm.
Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm một ngƣời trong số các thành viên HĐQT, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, trƣớc Pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của BIDV và về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Tổng giám đốc không đƣợc đồng thời là Chủ tịch HĐQT.
- Các khối chức năng tại Hội sở chính: Hội sở chính của BIDV đƣợc tổ chức theo 7 khối chức năng bao gồm:
+ Khối Ngân hàng bán buôn: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ của ngân hàng với các khách hàng là tổ chức.
+ Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lƣới: Chịu trách nhiệm đối với hoạt động marketing, phát triển và kinh doanh các sản phẩm đƣợc chuẩn hóa cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, đồng thời quản lý mạng lƣới các kênh phân phối của BIDV.
+ Khối Kinh doanh vốn và tiền tệ: Chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch kinh doanh vốn và tiền tệ phục vụ yêu cầu quản lý của Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) cho Sổ Ngân hàng, tiếp thị và trực tiếp giao dịch các sản phẩm kinh doanh vốn và tiền tệ với khách hàng và đơn vị kinh doanh trong nội bộ ngân hàng nhằm mục tiêu sinh lời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động tín dụng và các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng đƣợc các khối kinh doanh khác đề xuất.
+ Khối Tác nghiệp: Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán và thu chi trực tiếp, cụ thể: thanh toán trong nƣớc, chuyển tiền quốc tế và chuyển điện SWIFT; quản lý các khoản vay, dịch vụ khách hàng và hoạt động tài trợ thƣơng mại.
+ Khối Tài chính Kế toán: Phụ trách thông tin về tài chính kế toán của ngân hàng và các công ty con, truyền tải thông tin quản lý về bộ phận kế toán trụ sở chính và kế toán chung; quản lý tài chính và kho quỹ, đồng thời chịu trách nhiệm phân tích tài chính và giám sát.
+ Khối hỗ trợ: Thực hiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nói chung và tổng thể của ngân hàng.
- Cấu trúc các chi nhánh:
Tính đến 31/12/2014, BIDV có 136 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch) hoạt động theo mô hình chi nhánh hỗn hợp nhƣ hình dƣới đây:
Sơ đồ 3.3: Cấu trúc các chi nhánh ngân hàng BIDV
Trong thời gian tới, theo khuyến nghị tại Dự án hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn II – TA2 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, BIDV sẽ tiếp tục triển khai tách bạch các chi nhánh theo mô hình chi nhánh bán buôn hoặc chi nhánh bán lẻ để mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và phù hợp hơn với tầm nhìn dài hạn của BIDV.
Về thực chất mô hình tổ chức hiện thời hoạt động kinh của BIDV đang đƣợc tổ chức và vận hành theo mô hình công ty mẹ (BIDV) và các công ty con. Ngoài hệ thống chi nhánh hoạt động nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại còn có các Công ty thành viên (công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty bảo hiểm); các đơn vị sự nghiệp; các công ty liên doanh, liên kết với định hƣớng phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng với bốn trụ cột (ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán – đầu tƣ tài chính).
Tại các Sở giao dịch/chi nhánh, mô hình tổ chức gồm có Ban điều hành và các phòng ban trực tiếp tham gia kinh doanh và phòng hỗ trợ kinh doanh. Nhìn chung, mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng hiện nay đã và đang đƣợc tổ chức theo mô hình bộ máy của một NHTM hiện đại. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại trụ sở chính đƣợc quy định rõ ràng hơn trong quy chế hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay mô hình vận hành vẫn chƣa thực sự hoàn chỉnh, bộ máy còn cồng kềnh với chức năng của các bộ phận vẫn thiếu rõ ràng, thậm chí chồng chéo. Mặc dù đã áp dụng chƣơng trình hiện đại hoá, nhƣng số lƣợng lao động ở cả trụ sở chính và các Sở giao dịch/chi nhánh chƣa đƣợc tinh giản một cách hợp lý.