Mô hình quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàngBIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát

3.2.2. Mô hình quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàngBIDV

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nhƣ sau:

Sơ đồ 3.4: Mô hình quản trị rủi ro tại ngân hàng BIDV

(Nguồn: Công văn nội bộ của ngân hàng BIDV )

Căn cứ vào mô hình trên ta có thể thấy, tất cả các phòng ban bộ phận của BIDV đều tham gia vào quá trình quản lý rủi ro thanh khoản. Các bộ phận giám sát, bộ phận hỗ trợ, giao dịch, các đơn vị kinh doanh... hàng tuần, hàng tháng sẽ thống kê số liệu và gửi về cho ban quản lý rủi ro gồm có: Hội đồng quản lý tài sản Nợ Có, Ban quản lý tín dụng, Phòng quản lý rủi ro, Ban kiểm toán nội bộ.Các phòng ban này sẽ nghiên cứu để xác định tình hình thanh khoản của ngân hàng ở thời điểm hiện tại và dự đoán những diễn biến về yêu cầu thanh khoản trong thời gian tới. Từ đó, ban quản lý rủi ro đề xuất phƣơng hƣớng xử lý tới ban giám đốc, hội đồng quản trị và nếu đƣợc chấp thuận sẽ phổ biến lại cho các phòng ban cấp dƣới.

Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại BIDV

a. Hội Sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung

BIDV điều hành vốn theo cơ chế quản lý vốn tập trung. Toàn hệ thống là một Bảng tổng kết tài sản duy nhất, không còn điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở chính

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban kiểm soát Ủy ban quản lý rủi ro

Ban điều hành Giám đốc phụ trách rủi ro

Kiểm toán nội bộ Các đơn vị kinh doanh Quản lý TS Nợ Có Rủi ro tín dụng Rủi ro thị trƣờng Rủi ro tác nghiệp

và chi nhánh. Có thể nói đây là việc chuyển biến tích cực của ngân hàng trong công tác quản trị vốn, là tiền đề để ngân hàng chuyển đổi sang mô hình ngân hàng hiện đại ngang tầm khu vực và vƣơn lên là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Cơ chế quản lý vốn tập trung cũng là điều kiện để ngân hàng triển khai quản lý thanh khoản theo phƣơng pháp hiện đại, rủi ro thanh khoản đƣợc quản lý về một đầu mối duy nhất tại Hội sở chính và thực hiện tốt các mục tiêu của quản lý thanh khoản.

b. Thanh khoản phải được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của Hội đồng quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn thanh khoản của ALCO.

Hội đồng Quản lý TSN-TSC (ALCO) tại BIDV gồm các thành viên thƣờng trực là Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối nguồn vốn, tài chính, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro và Giám đốc Ban Nguồn vốn, ngoài ra còn các thành viên khác đƣợc mời theo nội dung mỗi phiên họp nhƣ Giám đốc Ban Tín dụng, Giám đốc Ban Quản lý rủi ro, Giám đốc Ban Kế hoạch phát triển... Hội đồng ALCO tổ chức họp hàng tháng cho các nội dung cấp thiết cần giải quyết ngay và hàng quý cho các nội dung chung cho hoạt động kinh doanh, trong đó có nội dung về quản lý thanh khoản.

Trong nhóm thành viên thƣờng trực, Giám đốc Ban Nguồn vốn là thành viên kiêm thƣ ký Hội đồng, có trách nhiệm xây dựng các báo cáo ALCO định kỳ cũng nhƣ đề xuất các giới hạn thực hiện trong đó có giới hạn thực hiện cho công tác quản lý thanh khoản.

c. Hội đồng quản trị, Hội đồng ALCO phải được thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản.

Với nguyên tắc này, quản lý thanh khoản trở thành nội dung quản lý đặc biệt quan trọng dƣới sự giám sát thực hiện của ALCO theo các giới hạn do Hội đồng quản trị phê duyệt và đƣa ra trong chiến lƣợc kinh doanh.

d. Quản lý thanh khoản được thực hiện thông qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức thanh khoản.

Nhƣ vậy quản lý thanh khoản đƣợc thực hiện theo quy trình nhất định, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào quá trình này cũng

nhƣ các giới hạn thực hiện của mỗi bộ phận, bên cạnh đó cũng quy định rõ trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện các hạn mức đƣợc giao.

e. Quản lý thanh khoản dựa trên 2 phương pháp: kết hợp phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và động.

BIDV chủ trƣơng quản lý thanh khoản trên nguyên tắc đảm bảo việc tuân thủ các quy định về quản lý thanh khoản của NHNN, việc quản lý thanh khoản đƣợc thực hiện kết hợp giữa hai phƣơng pháp phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động. Dự kiến trong tƣơng lai, việc quản lý thanh khoản sẽ chuyển hoàn toàn sang phƣơng pháp phân tích thanh khoản động.

f. Quản lý thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản.

Việc quản lý thanh khoản đƣợc thực hiện theo quy trình trong từng tình huống cụ thể, bao gồm việc xử lý trong trƣờng hợp dƣ thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản. Với mỗi trƣờng hợp sẽ có các quy định về giới hạn thực hiện cũng nhƣ phân cấp trách nhiệm đối với từng bộ phận, cấp quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)