Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP ĐT và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP ĐT và

và PT Việt Nam

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam đã có quan tâm đến công tác quản lý RRTK và đạt một số kết quả nhất định đáng ghi nhận.

Một là, Ngân hàng TMCP ĐT và PT Việt Nam đã có nhận thức về nguy cơ

rủi ro thanh khoản, đã nhận ra thực tế là ngân hàng có thể phải gánh chịu những tổn thất cả về kinh tế và uy tín trƣớc tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt. Nhận thức này là rất quan trọng, tạo cơ sở để ngân hàng có định hƣớng đúng trong công tác quản lý rủi ro, không chỉ tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng mà còn cần phải quan tâm quản lý các loại rủi ro khác có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì thế Ngân hàng đã ban hành quy định về quản lý RRTK.

Hai là, Ngân hàng đã thành lập ban ALCO là Ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng.Ban ALCO thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc của Hội đồng quản trị về quản lý RRTK, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện giám sát và kiểm soát hoạt động. Đồng thời, Ban này quyết định phƣơng pháp, công cụ để nhận diện, đo lƣờng, giám sát và kiểm soát RRTK phù hợp với quy mô hoạt động. Bên cạnh đó, Ban ALCO còn phê duyệt các quy trình, chính sách, hạn mức quản lý

RRTK. Định kỳ 6 tháng 1 lần xem xét lại các chính sách, quy trình, hạn mức quản lý thanh khoản, điều chỉnh cho phù hợp với những biến đổi của môi trƣờng hoạt động kinh doanh. Kiểm soát và theo dõi việc tuân thủ các hạn mức thanh khoản đã đƣợc phê duyệt, chỉ đạo việc xây dựng các phƣơng pháp cần thiết để nhận diện, đo lƣờng, giám sát và kiểm soát RRTK. Đánh giá tính hiệu quả, tính toàn diện của công tác quản lý RRTK. Việc thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý Tài sản có và Tài sản nợ sẽ giúp cho NH tăng cƣờng hiệu quả quản lý kinh doanh cũng nhƣ quản lý rủi ro trong kinh doanh NH, bao gồm cả quản lý RRTK.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1.Hạn chế

- Hệ thống công nghệ thông tin, thông tin còn nhiều bất cập: Thông tin quản trị là điều kiện đặc biệt quan trọng để triển khai công tác quản trị thanh khoản. Thông tin sai lệch, thiếu chính xác sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm là nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh khoản.

Do sự yếu kém của công tác quản trị tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng và thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu.

Công tác dự báo và phân tích thị trƣờng còn nhiều hạn chế.Ngân hàng nhiều khi còn chƣa thƣờng xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến thị trƣờng, chƣa dự phòng đƣợc vốn thanh khoản, và còn bị động trƣớc những tác động của thị trƣờng.

Các giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng chủ yếu tập trung vào một loại ngoại tệ là USD dẫn đến khi có sự thay đổi trong loại ngoại tệ này sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Xuất phát từ phía khách hàng, đây là nguyên nhân mà các ngân hàng khó có thể dùng các công cụ thị trƣờng để điều tiết có hiệu quả khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng lại chƣa minh bạch, một số khách hàng rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, rút tiền ra để mua vàng và đô la Mỹ làm tăng tính bất ổn định của thị trƣờng và ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.

Chất lƣợng nguồn nhân lực quản trị RRTK còn chƣa cao: Con ngƣời là yếu tố đầu tiên và luôn có tính chất quyết định tới công tác quản trị RRTK.Trên thực tế,

nguồn nhân lực chất lƣợng cao hoạt động trong lĩnh vực quản trị RRTK còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Các cán bộ ở các phòng ban, bộ phận khác trong ngân hàng vẫn còn chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản trị RRTK đối với hoạt động của ngân hàng.

3.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Cuộc chay đua lãi suất giữa các ngân hàng bất chấp quy định trần lãi suất của NHNN, khách hàng chạy đua lãi suất từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nhiều khi dẫn đến tình trạng căng thẳng về thanh khoản. Trong điều kiện hiện nay, nguồn cung vốn tại ngân hàng luôn dƣ thừa do khả năng cho vay thấp hơn khả năng huy động. Ngân hàng nhiều khi luôn phải tính toán bài toán vốn cho hiệu quả, đạt lợi nhuận cao nhất.

- Môi trƣờng pháp lý hoạt động NH nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng chƣa đầy đủ, đồng bộ.Mặc dù đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồ sộ, nhƣng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động NH tại Việt Nam nói riêng vẫn bị đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu. Thiếu những văn bản quy phạm pháp luật để NH có thể hoạt động trong cơ chế thị trƣờng một cách thực sự cạnh tranh hoặc mới dừng ở mức pháp lệnh; các Luật, thậm chí là các văn bản dƣới Luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ... cũng không cụ thể, phải chờ có thông tƣ hƣớng dẫn mới có thể thực thi đƣợc, hoặc có những quy định, hƣớng dẫn không thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động cũng nhƣ việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh NH. Đây là một trong những hạn chế cần phải khẩn trƣơng khắc phục nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các NHTM. Chính do hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh lành mạnh của Việt Nam còn chƣa hoàn thiện, chƣa đồng bộ và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế nên đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế Việt Nam và ít nhiều trở thành lực cản quá tŕnh h ội nhập của nền kinh tế Việt Nam.

- Sự thiếu thông tin và minh bạch hóa thông tin: Hiện tại ở Việt Nam, ngoài trung tâm CIC và phòng thông tin của NH thì đến nay, chƣa có nơi cung cấp thông

tin có chất lƣợng nào khác về khách hàng, vì vậy, cán bộ NH thiếu sự đa dạng trong nguồn thông tin để kiểm tra và kiểm định khách hàng trƣớc khi quyết định cấp tín dụng. Điều này cũng đã làm cho việc sử dụng vốn chƣa đạt hiệu quả cao mà cụ thể là chất lƣợng tín dụng chƣa cao, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và có thể kéo theo RRTK khi các khoản tín dụng đến hạn mà không thu hồi đƣợc do khách hàng không đủ năng lực tài chính.

- Thị trƣờng tài chính chƣa phát triển: Đây là một nguyên nhân làm hạn chế rất lớn tới công tác quản trị thanh khoản của các NHTM. Thị trƣờng tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc NH khó tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các kênh huy động vốn khác. Trong điều kiện thị trƣờng tiền tệ nhỏ và kém phát triển dẫn đến việc lƣu thông vốn giữa các NH bị cản trở, khi cần NH rất khó có thể vay vốn với khối lƣợng lớn và với mức chi phí thấp. Hiện nay, do thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam còn phát triển ở mức độ thấp, vì vậy khi phát sinh nhu cầu vay vốn để bổ sung khả năng thanh khoản tạm thời, các NHTM vẫn chủ yếu là vay trên thị trƣờng tiền tệ liên NH hoặc vay tái cấp vốn NHNN.

Nguyên nhân chủ quan:

- Hệ thống quản lý thanh khoản hoạt động chƣa thực sự hiệu quả: Mặc dù đã có cơ chế dự báo nhƣng nhu cầu thanh khoản của khách hàng nhiều khi thay đổi nhanh nên cơ chế dự báo cũng không thể lƣờng trƣớc hết đƣợc những rủi ro trong hoạt động thanh khoản.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc với nhu cầu: Chất lƣợng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu sa nhất của những rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản là công tác mang nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành.Nếu năng lực của cán bộ hạn chế không đủ tầm nhìn để xác định những khả năng biến động của các luồng tiền và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì RRTK là khả năng khó tránh khỏi đối với hoạt động của ngân hàng.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)