Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng TMCP đầu tƣ

4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các kế hoạch và chiến lƣợc hành động nhằm nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong công tác quản lý thanh khoản, trình độ của cán bộ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện tốt công việc đƣợc giao mà đây là nghiệp vụ quản trị của ngân hàng hiện đại, những kiến thức rất mới, đòi hỏi các cán bộ làm công tác này phải chủ động tìm tòi nghiên cứu qua các tài liệu trong nƣớc, đặc biệt cần tham khảo tài liệu nƣớc ngoài, nghiên cứu và ứng dụng nó vào hoạt động của ngân hàng mình, trên cơ sở tình hình thực tiễn tại đơn vị.

Trong thời gian qua không ít thì nhiều các cán bộ ngân hàng đã chịu ảnh hƣởng của việc điều hành theo cơ chế cũ, Hội sở chính giao chỉ tiêu, chi nhánh tự triển khai thực hiện trong đó có quản lý thanh khoản tại riêng chi nhánh mình. Quá trình này không phát huy khai thác đƣợc hết tính năng động của các chi nhánh, chƣa đánh giá đƣợc rủi ro thanh khoản cũng nhƣ chƣa phát huy đƣợc tính tập trung của công tác quản lý thanh khoản. Kế hoạch phát triển của các chi nhánh phần nào còn chịu ảnh hƣởng của sự bao cấp, sự ấn định kế hoạch từ Nhà nƣớc, từ Hội sở chính, chƣa thực sự lấy lợi nhuận làm thƣớc đo. Do đó trƣớc hết cần có kế hoạch đào tạo cho các cấp lãnh đạo cấp chi nhánh và cấp ban, phòng có liên quan những kiến thức mới về quản lý thanh khoản. Trƣớc mắt, để phát triển nguồn nhân lực, cần tiến hành đồng loạt trên các mặt nhƣ sau:

 Tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập. Cần phải xây dựng quy trình tuyển dụng, hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng chức danh một cách công bằng để có chế độ thƣởng, phạt rõ ràng đối với từng cán bộ nhằm tạo động lực cho những cán bộ có năng lực, tâm huyết, nỗ lực đóng góp công sức và tăng cƣờng trách nhiệm trong công việc.

 Xác định nhóm cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt gửi đi đào tạo tại nƣớc ngoài theo các chƣơng trình, nội dung BIDV cần đẩy mạnh và xem xét phƣơng án thuê chuyên gia nƣớc ngoài để xây dựng, quản lý, đào tạo và chuyển giao đối với

các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt. Do quản lý thanh khoản là một vấn đề mới mẻ và phức tạp nên công tác đào tạo cần thể đƣợc thực hiện một cách chuẩn mực, bài bản thông qua các nhà tƣ vấn nƣớc ngoài hoặc các định chế tài chính nƣớc ngoài bằng các khóa học trong nƣớc hay các khóa đào tạo, thực tập ở nƣớc ngoài để các nhà quản lý có thể học hỏi những chuẩn mực, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thanh khoản theo các chuẩn mực quốc tế.

 Đào tạo trong nƣớc: theo dõi chƣơng trình đã đào tạo đối với tất cả cán bộ; đào tạo nâng cao đối với nhóm cán bộ đã đƣợc đào tạo cơ bản. Định kỳ cập nhật và hoàn thiện hệ thống tài liệu giảng dạy. Bên cạnh công tác đào tạo, cần phải sử dụng các cán bộ cấp quản lý sau đào tạo một cách có hiệu quả, trao quyền và ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ cho những cán bộ có năng lực để họ có thể phát huy đƣợc những khả năng của mình. Cần phải phân công công việc, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm dựa trên bản mô tả công việc của từng chức danh cụ thể, xác định những yêu cầu về năng lực, trình độ học vấn và nhận thức đối với từng vị trí công việc đồng thời quy định từng hạn mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận đƣợc đối với từng cấp quản lý trong hệ thống điều hành quản lý thanh khoản.

 Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên sâu đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng sản phẩm, dịch vụ mới bằng nhiều hình thức nhƣ tổ chức huấn luyện ngắn ngày, hội thảo chuyên đề khoa học, hợp tác trao đổi với các ngân hàng có quan hệ đại lý hay tự đào tạo tại các chi nhánh, trung tâm đào tạo khu vực theo các chƣơng trình đƣợc thống nhất và chuẩn hóa. Do công tác quản lý thanh khoản cũng ảnh hƣởng bởi chất lƣợng tất cả các nghiệp vụ ngân hàng nên nếu đội ngũ nhân viên tác nghiệp tinh thông nghiệp vụ, thì chất lƣợng của hoạt động của ngân hàng sẽ đƣợc nâng cao, rủi ro sẽ đƣợc giảm thiểu kéo theo công tác quản lý thanh khoản cũng sẽ có nhiều thuận lợi. Cần phải thƣờng xuyên tập huấn và tái đào tạo để cập nhật những thay đổi về chế độ và chính sách, những kiến thức nghiệp vụ mới cho các nhân viên tác nghiệp.

 Xây dựng hệ thống khuyến khích đối với ngƣời lao động (cơ chế tiền lƣơng, khen thƣởng ...). Cần phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tƣơng xứng với năng lực và đóng

góp của họ trong công việc để có thể thu hút và giữ chân những cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực. Ngoài việc đảm bảo lƣơng theo chế độ, thu nhập của ngƣời lao động còn đƣợc thực hiện theo hiệu quả kinh doanh của đơn vị và có sự hỗ trợ đối với các đơn vị mới thành lập hoặc ở những địa bàn khó khăn, thực hiện chính sách khen thƣởng động viên thích đáng, kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)