1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên thế giới và
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng trên
1.4.1.1 Rủi ro thanh khoản ở Argentina năm 2001
Từ cuối thập kỷ 90, nền kinh tế Argentina bắt đầu đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng: GDP giảm mạnh ( 4%), nền kinh tế bị thu hẹp 10-15%, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục (25%), thiếu vốn và thâm hụt tài khóa nặng nề. Trong đó, thiếu vốn là một thách thức lớn đối với Argentina.
Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Vào tháng 4 năm 2001, các nhà chức trách đã ban hành một loạt biện pháp trong nỗ lực thúc đẩy tăng trƣởng song song với hạn chế thâm hụt tài khóa. Chính phủ Argentina cho rằng đầu tƣ của khối doanh nghiệp gia tăng nếu tăng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giảm thuế đối với mặt hàng vốn, tăng thuế đối với mặt hàng tiêu dung. Về mặt tài khóa, chính phủ áp thuế lên các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chính phủ. Tuy nhiên, các biện pháp này không những làm chững lại suy thoái kinh tế mà còn khiến cho Argentina lún sâu hơn vào khủng hoảng. Sự thiếu minh bạch trong việc thực thi các chính sách này cộng với những mâu thuẫn giữa những nhà ban hành chính sách đã làm giảm long tin của thị trƣờng. Các nhà đầu tƣ nghi ngờ mức độ điều chỉnh thâm hụt tài khóa do nhiều địa phƣơng không bị buộc cắt giảm chỉ tiêu. Việc nới lỏng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng với mục đích ban đầu là làm tăng thanh khoản trong nhƣng thực tế lại làm giảm chất lƣợng tín dụng và giảm khả năng thu hut vốn của các ngân hàng. Song song với chỉ số niềm tin bị giảm sút là dòng tiền gửi bị rút ồ ạt khỏi ngân hàng. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2001, 15 tỷ đo đã bị rút khỏi tài khoản tại các ngân hàng
Sự rút chạy của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tháng 12 năm 2001, chính phủ Argentina đã thông qua một nhóm đạo luật mới đƣợc biết tới dƣới cái tên Corralito.
Theo đó, các tài khoản tại ngân hàng trong toàn quốc đều bị đóng băng trong vòng 12 tháng. Chủ tài khoản đƣợc phép rút một lƣợng tiền nhỏ phục vụ cho chi tiêu các nhân (1000USD/tháng/ tài khoản) và thay các khoản tiền bằng trái phiếu chính phủ thời han 10 năm. Biện pháp cứng rắn này của chính phủ Argentina có tác dụng giảm bớt dòng tiền ồ ạt bị rút ra.
Tuy nhiên, sau đó tòa án đã phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của Chính phủ. Tiền tiếp tục đƣợc rút ra buộc ngân hàng Trung ƣơng phải in tiền để tạo tính thanh khoản cho các ngân hàng thƣơng mại. Cơ chế hội đồng tiền tệ đƣợc hủy bỏ và đồng Peso nhanh chóng bị mất giá với đồng USD.
Tháng 1/2002 đồng Peso mất giá 29%. Trƣớc sự mất giá của đồng Peso, làn song rút tiền lại nổi lên. Ngƣời dân rút các khoản tiền gửi bằng đồng Peso để chuyển sang đồng USD để tránh rủi ro sụt giá của đồng Peso và tránh các biện pháp cứng rắn hơn nữa của Chính phủ.
Tháng 2 năm 2002 khi tỷ giá 1USD = 2.6 Peso, số tiền gửi bị rút khỏi ngân hàng là 100 triệu USD mỗi ngày. Chính phủ phải ra hạn mức rút tiền là 500USD/ tháng/ tài khoản.
Tháng 3 năm 2002 tài sản ngân hàng đƣợc chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỷ USD. Các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt.
Tháng 4 năm 2002 các ngân hàng đƣợc yêu cầu đóng cửa vô thời hạn.
Tính từ tháng 3 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001, lƣợng tiền gửi bằng đồng Peso tại các Ngân hàng Argentina giảm một lƣợng khổng lồ, khoảng 30 nghìn tỷ Peso xuống còn 17 nghìn tỷ. Lƣợng tiền gửi bằng đồng đô la Mỹ giảm từ khoảng 51 nghìn tỷ xuống xấp xỉ 41 nghìn tỷ.
HSBC cho biết cuộc khủng hoảng ở Argentina đã làm mất 1,85 Tỷ USD trong năm tài chính 2001.
* Nguyên nhân
- Thứ nhất, Argentina lúc đó đang ở trong cuộc suy thoái kinh tế. Rất nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đóng các tài khoản tại ngân hàng Argentina
- Thứ hai, những ngƣời gửi tiền bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp bị mất niềm tin vào Chính phủ, các chính sách của Chính phủ và hệ thống ngân hàng. Khi
niềm tin đã bị giảm sút thì bất kỳ ngƣời gửi tiền nào cũng đều lo ngại cho các khoản tiền gửi của mình, họ sợ không thu hồi đƣợc nếu ngân hàng phá sản hay bị đóng cửa nên nôn nóng muốn rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng.
-Thứ ba, trong khi ngƣời gửi tiền mất niềm tin và mong muốn rút tiền khỏi ngân hàng, những biến động trong tỷ giá hối đoái giữa đồng đo la Mỹ và đồng Peso càng làm tăng them mức độ của các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Việc đồng Peso bị mất giá so với đồng đô la khiến cho những ngƣời gửi tiền bằng đồng Peso bị thiệt và muốn rút các tài khoản tiền gửi bằng đồng Peso càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại thêm.
- Thứ tƣ, việc Ngân hàng trung ƣơng Argentina can thiệp bằng cách ra các hạn mức rút tiền hàng tháng/ tài khoản tiền gửi cá nhân tuy làm giảm lƣợng tiển rút trên tại khoản nhƣng lại làm tăng số lƣợng ngƣời đến rút tiền vì khi ngân hàng Trung ƣơng khống chế lƣợng tiền rút ra hàng tháng thì ngƣời gửi tiền càng có cơ sở để lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng và càng muốn rút hơn.
Cuộc khủng hoảng sâu sắc của các ngân hàng Argentina năm 2001 đã đƣợc các nhà phân tích tài chính thế giới xếp vào danh sách 12 phụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất trong lịch sử với vị trí thứ 5.
1.4.1.2 Kinh nghiệm QTRRTK của Ngân hàng Thương mại cổ phần SMBC Nhật Bản
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sumitomo Mitsui (SMBC-Nhật Bản) thành lập năm 1919, không chỉ là một trong những NHTM hàng đầu của Nhật Bản, có uy tín, tiềm lực tài chính và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng mà còn là một trong những ngân hàng hàng đầu trên thế giới về quy mô và mức độ tín nhiệm. SMBC đã thực hiện chiến lƣợc QTRRTK tiêu biểu sau:
Thứ nhất, để quản lý thanh khoản, NHTW Nhật Bản đƣa ra những yêu cầu đối với cơ cấu TSC nhƣ một tỷ lệ tối ƣu nhất đảm bảo sự ổn định, khả năng thanh khoản và khả năng chi trả của NHTM. Theo quy định đó, SMBC luôn duy trì một lƣợng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi.
Thứ hai, SMBC còn còn chủ động thiết lập Hội đồng quản lý TSN và TSC (ALCO) nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro thanh khoản thông qua chiến lƣợc quản trị thanh khoản TSC và TSN. Một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản của SMBC nhƣ: Hợp nhất tài khoản: Hợp nhất các tài khoản vào một ngân hàng sẽ giúp đơn giản hoá việc giám sát và quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn. Tập trung tiền mặt tự động: Tự động huy động tiền nhàn rỗi từ các tài khoản phụ vào một tài khoản chính. Các giải pháp tối ƣu hoá lãi suất: Gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi kỳ hạn để tối đa hoá lợi nhuận.
Thứ ba, SMBC còn thực hiện chiến lƣợc quản trị phối hợp giữa TSC – TSN một cách thống nhất và nhịp nhàng. Với chiến lƣợc quản trị TSC, SMBC đã luôn chủ động trong công tác phòng chống rủi ro thanh khoản ví dụ nhƣ luôn dự trữ một lƣợng thanh khoản dự phòng hợp lý, ký kết thực hiện các điều khoản với tổ chức bảo hiểm nhằm tài trợ cho RRTK. Bên cạnh đó, SMBC còn thực hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán rủi ro, mở rộng chi nhánh khắp Châu Á, tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, xâm nhập thị trƣờng mới và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động từ dân cƣ trong và ngoài nƣớc, từ thành thị đến địa phƣơng…
1.4.1.3 Rủi ro thanh khoản tại Northern Rock năm 2007
RRTK xảy ra tại Ngân hàng Northern Rock năm 2007 vừa qua đã gây xôn xao lớn trong dƣ luận do đây là hiện tƣợng khách hàng ồ ạt rút tiền tại một ngân hàng Anh trong vòng 100 năm qua.
Northern Rock thành lập năm 1997 tại Gorsforth, Newcastle upon Tyne, Anh. Trái với dự đoán ban đầu đây chỉ là một ngân hàng nhỏ và sẽ sớm bị các ngân hàng khác thôn tính, Northern Rock vẫn hoạt động độc lập và có cổ phiếu niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán London. Ngân hàng này hoạt động khá hiệu quả cho đến khi xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng và bị chính phủ Anh quốc hữu hóa vào tháng 2 năm 2008. Northern Rock cung cấp các dịch vụ của một NHTM nhƣ nhận tiền gửi trung và dài hạn, mở tài khoản vãng lai, cho vay, bảo hiểm…đặc biệt, Northern Rock là một trong số năm ngân hàng dẫn đầu ở Anh trong kinh doanh
dịch vụ cho vay cầm cố. Các khoản cho vay cầm cố của Northern Rock trị giá 47 tỷ Bảng Anh, chiếm 40% tài sản của ngân hàng này.
Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dƣới tiêu chuẩn trên thị trƣờng Mỹ mùa hè năm 2007 có ảnh hƣởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do ngân hàng này có 150 triệu USD trong các khoản cho vay trên thị trƣờng Mỹ. Ngày 12/9/2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỷ Bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Trƣớc tình hình lợi nhuận dự kiến giảm, việc thanh toán trong ngắn hạn bị ảnh hƣởng đã khiến báo chí đƣa nhiều tin giật gân: “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”; “Northern Rock đang gánh chịu hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”; “Northern Rock bị ảnh hƣởng nặng nề sau vụ khủng hoảng cho vay cầm cố dƣới chuẩn của Mỹ”…
Ngày 14/9, ngày làm việc đầu tiên từ khi Northern Rock đề nghị NHTW Anh cho vay vốn, rất nhiều khách hàng đã đến các chi nhánh của Northern Rock để rút các khoản tiền gửi. Trong ngày hôm đó, 1 tỷ Bảng Anh đã bị rút ra từ các tài khoản tiền gửi tại Northern Rock, chiếm 5% tổng số dƣ tiền gửi tại Northern Rock, website của Northern Rock cũng bị quá tải vì quá nhiều khách hàng truy cập vào tài khoản của mình. Ngày 17/09, giá cổ phiếu của Northern Rock giảm 45.5%, từ 483 pence xuống còn 263 pence. Northern Rock sau đó đứng bên bờ phá sản và Bộ Tài chính Anh phải lên tiếng kêu gọi các tập đoàn hỗ trợ vực dậy, song không đại gia nào dám mạo hiểm trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng nhƣ hiện nay. Không còn lựa chọn nào khác, Chính phủ Anh đành quốc hữu hóa Northern Rock. Đây là vụ quốc hữu hóa đầu tiên tại Anh trong vòng vài chục năm nay.
Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp dẫn đến RRTK của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt. Theo tính toán thì Northern Rock không hề cho vay bừa bãi, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng này chỉ là 0.47%, bằng một nửa so với các TCTD khác. Nhƣng việc Northern Rock có tham gia vào thị trƣờng cho vay cầm cố dƣới chuẩn của Mỹ đã khiến Northern Rock cũng gặp khó khăn khi thị trƣờng này bị khủng hoảng.
Tuy nhiên về mặt chủ quan, Northern Rock khá bị động và lúng túng trong việc đối phó với rủi ro. Đây không phải là ngân hàng duy nhất cho vay cầm cố ở
Anh, và cũng không phải là ngân hàng duy nhất chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng trên thị trƣờng Mỹ. Một kế hoạch kiểm soát rủi ro tốt hơn và hoạt động PR tốt hơn, tránh sự thổi phồng của báo chí có thể sẽ khiến Ngân hàng tránh đƣợc thảm họa phá sản và bị quốc hữu hóa.
1.4.1.4 Rủi ro thanh khoản tại Việt Nam.
Trên thực tế, đề tài rủi ro thanh khoản dƣờng nhƣ không quá mới mẻ với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong lịch sử 10 năm trở lại đây, ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua 3 vụ khó khăn thanh khoản có tính điển hình.
Thứ nhất, vụ Ngân hàng Á Châu tháng 10 năm 2003. Cuối năm 2003, tin giật gân về việc Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB ông Phạm Văn Thiệt đã bỏ trốn và bị bắt đã gây chấn động dƣ luận, khách hàng đổ xô đến rút tiền. Tính đến 21h ngày 14/10/2003, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chi trả gần 700 tỷ đồng gồm 16 triệu$ cho các khách hàng, riêng hội sở ACB trên đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai đã phục vụ tới 2085 khách hàng. Ngày 15/10, Thống đốc Lê Đức Thúy đã phải quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho ACB với giá trị 950 tỷ đồng trong thời gian 60 ngày. Với sự hỗ trợ của NHNN Việt Nam, sự việc đã đƣợc giải quyết ổn thỏa. Ngày 17/10/2003, đã có 1273 khách hàng đến ACB gửi lại 117,9 tỷ đồng ( theo nguồn
http://vietnamnet.vn/kinhte/taichinhnganhang)
Thứ hai là vụ việc tin đồn tại Ngân hàng Cổ phần Phƣơng Nam ngày 22/7/2005. Ngay sau bản tin buổi tối của Đài truyền hình Việt Nam về việc cho vay không đúng đối tƣợng đối với cán bộ nhân viên thuộc 30 đơn vị của khu vực Sóc Sơn với số tiền ƣớc tính là gần 1 tỷ đồng, ngƣời dân cũng đã đổ xô đến các chi nhánh của Ngân hàng Phƣơng Nam để rút tiền. Ngân hàng đã phải lập tứ rút 53 tỷ đồng từ tài khoản NHNN để phòng ngừa tình huống mất khả năng thanh khoản. Cuối cùng, rất may mắn, đến cuối ngày 22/7, ngƣời dân đã dừng việc rút tiền khỏi ngân hàng nhờ sự hỗ trợ giải thích của NHNN và Bảo hiểm tiền gửi với công chúng ngay từ sáng 22/7.
Thứ ba là vụ rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Cổ phần nông thôn Ninh Bình xảy ra vào tháng 7 năm 2005. Sau khi nghe tin đồn Ngân hàng Ninh Bình có liên quan đến việc cho vay 10 triệu USD đối với dự án của Nguyễn Đức Chi– siêu
lừa đã bị bắt trƣớc đó đồng thời với tin đồn bà Nguyễn Thị Huệ giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn (thực tế bà Huệ đƣa con đi thi đại học tại Hà Nội), ngƣời dân đã đổ xô đến và rút 20 tỷ đồng tại ngân hàng này. Điều này gây khó khăn trầm trọng đối với một ngân hàng cổ phần nông thôn quy mô nhỏ (huy động tiết kiệm trong dân cƣ khoảng 80 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn 178 tỷ đồng). Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, làn sóng rút tiền khỏi Ngân hàng Nông thôn Ninh Bình đã đƣợc chặn đứng.
Nhƣ vậy, với 3 vụ rủi ro thanh khoản nổi tiếng nhất Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây, chúng ta có thể rút ra đƣợc những kết luận: ngƣời dân Việt Nam rất nhạy cảm với những tin đồn liên quan đến hệ thống tài chính – ngân hàng. (điều này cũng thể hiện rất rõ nét trong giai đoạn lên xuống thất thƣờng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thời kỳ 2006- 2008, cũng nhƣ diễn biến tỷ giá USD từ ngày 26/5/2008 đến 30/5/2008)
Tuy nhiên, ba cuộc rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Á Châu, Phƣơng Nam và Ngân hàng cổ phần nông thông Ninh Bình chỉ mang tính đơn lẻ và nhanh chóng đƣợcc ngăn chặn, từ đó không dẫn đến rủi ro hệ thống.