Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàngBIDV những năm gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 64 - 71)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàngBIDV những năm gần

3.1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2011 - 2014

Trong điều kiện chung của nền kinh tế, BIDV đã bám sát chủ trƣơng của Chính phủ, NHNN, linh hoạt ứng phó với diễn biến cơ chế thị trƣờng, đồng thời chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt tái cơ cấu, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2011 – 31/12/2014 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 31/12/2014 1. Quy mô vốn Vốn điều lệ 12,948 23,012 28.112 28.112 Tổng tài sản 405.755 444.636 548.386 650.346 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 11,07% 10,08% 10,23% 9,47%

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng nguồn vốn huy động 330.578 360.211 416.726 501.909 Dƣ nợ tín dụng (bao gồm cho vay bằng

nguồn ODA và ủy thác) 293.937 325.756 391.035 445.693 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 2,96% 3,29% 2,37% 2,03% Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) 13,16% - 13,80% 15,27% Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) 0,83% - 0,78% 0,83% Thu nhập lãi thuần 12.639 9.206 13.950 16.844 Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 2.157 1.321 2.461 1.803 Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối 314 247 162 265

Lãi/(Lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán -418 120 1.3899 1029 Lãi/(Lỗ) thuần từ hoạt động khác 607 432 908 1.594 Thu nhập cổ tức và phân chia lãi lỗ theo

phƣơng pháp VCSH của các khoản đầu tƣ vào các công ty liên doanh, liên kết.

115 127 337 372

Tổng thu nhập hoạt động 15.414 11.453 19.209 21.906 Tổng chi phí hoạt động -6.652 -4.156 -7.436 -8.624

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8.762 7.297 11.773 13.283

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 4.220 3.762 5.290 6.297

Chi phí thuế TNDN -1.020 -918 -1.239 -1.311 Tổng lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.200 2.844 4.030 4.948

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 đạt đƣợc cụ thể nhƣ sau:

Tổng tài sản tăng trƣởng cao, tiếp tục là một trong những NHTM có quy mô dẫn đầu thị trƣờng: Tổng tài sản đến 31/12/2014 đạt trên 650.340 tỷ đồng, tăng trƣởng 18,6% tƣơng ứng với 101.954 tỷ đồng cuối năm trƣớc.

Nguồn vốn huy động tăng trƣởng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản toàn hệ thống: Nguồn vốn huy động đạt hơn 602 nghìn tỷ đồng, tăng trƣởng 19,6% so với năm trƣớc. Trong đó, huy động vốn từ tổ chức, dân cƣ đạt gần 502 nghìn tỷ đồng, tăng trƣởng 20,4% so với năm trƣớc.

Tổng dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng tích cực theo đúng định hƣớng của Chính phủ, NHNN, tập trung vào các lĩnh vực ƣu tiên, chất lƣợng tín dụng đƣợc cải thiện: Dƣ nợ tín dụng đạt 463,5 nghìn tỷ đồng, tăng trƣởng 18,9% so với cuối năm trƣớc. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 2,03% thấp hơn mục tiêu tỷ lệ nợ xấu tối đa do Đại hội Đồng cổ đông năm 2014 giao(3%)

Hoạt động đầu tƣ: Quy mô hoạt động đầu tƣ năm 2014 đạt 157 nghìn tỷ đồng, tăng trƣởng 28% so với năm trƣớc chiếm 24% tổng tài sản trong đó quy mô đầu tƣ trên liên ngân hàng đạt trên 50 nghìn tỷ đồng, chiếm 32% tổng quy mô hoạt động đầu tƣ. Tổng số đầu tƣ chứng khoán và GTCG đạt gần 102 nghìn tỷ đồng, chiếm 65% tổng quy mô hoạt đồng đầu tƣ, trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ là kênh đầu tƣ an toàn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Tổng quy mô góp vốn và đầu tƣ dài hạn khác là 5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3% tổng quy mô hoạt động đầu tƣ, đảm bảo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo đúng quy định.

Hoạt động bán lẻ chuyển biến đột phá theo đúng mục tiêu định hƣớng : Tín dụng bán lẻ tăng trƣởng cao, chiếm 18% tổng dƣ nợ, góp phần chuyển dịch tích cực cơ cấu tín dụng. Tiền gửi dân cƣ tăng trƣởng 22% so với cuối năm trƣớc, chiếm tỷ trọng 56,5% tổng tiền gửi của khách hàng.

Hoạt động dịch vụ duy trì mức tăng trƣởng ổn định : Thu dịch vụ ròng đạt 1.803 tỷ đồng tăng 15,1% so với năm trƣớc.

Hiệu quả kinh doanh tăng trƣởng tốt thể hiện nỗ lực lớn trong điều kiện BIDV tiên phong thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Lợi nhuận trƣớc

thuế đạt 6.297 tỷ đồng, tăng trƣởng 19% so với năm trƣớc, ROE đạt 15,5%, ROA đạt 0,83%. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tƣ theo quy định của NHNN, hệ số CAR đạt trên 9%.

3.1.3.2 Một số hoạt động cụ thể:

* Hoạt động huy động vốn:

Nhằm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về các giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ đầu năm 2013, NHNN đã nhiều lần cắt giảm trần lãi suất huy động, trong điều kiện các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, chứng khoán kém hấp dẫn và chứa đựng nhiều rủi ro, từ đầu năm 2012, huy động vốn trên thị trƣờng 1 thuận lợi, tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng đã giảm đáng kể. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc gia tăng về quy mô một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, BIDV đã tích cực triển khai các biện pháp để tái cơ cấu nguồn vốn, tăng tính ổn định của nền vốn. Tổng nguồn vốn huy động tại 31/12/2013 và 31/12/2014 lần lƣợt là 467.951 tỷ đồng và 589.856 tỷ đồng.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn ngân hàng BIDV 2013-2014

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2013 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tiền gửi và vay từ Chính phủ và NHNN 16.496 4% 20.121 3% Tiền gửi và vay các TCTD khác 47.799 10% 86.186 15% Tiền gửi của khách hàng 338.902 72% 440.472 75% Phát hành giấy tờ có giá, Trái phiếu tăng vốn 33.254 7% 20.077 3% Tiền vay bảo hiểm xã hội 31.500 7% 23.000 4%

Tổng cộng 467.951 100% 589.856 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV từ 2013-2014)

Tại thời điểm 31/12/2014 tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 589.856 tỷ đồng, tăng 121.905 tỷ đồng so với năm 2013 do BIDV đã nỗ lực gia tăng nguồn vốn thông qua các biện pháp marketing, chiến lƣợc sản phẩm và khách hàng phù

hợp, trong đó cơ cấu nguồn vốn huy động đã có cải thiện lớn theo hƣớng tăng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng từ 72% năm 2013 lên 74,7% năm 2014.

* Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của BIDV. Đến cuối năm 2014, BIDV có tổng dƣ nợ tín dụng cho vay khách hàng đạt 445.692 tỷ đồng. BIDV hiện là một trong hai ngân hàng có thị phần dƣ nợ tín dụng lớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động thu lãi rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của BIDV.

Giai đoạn 2012 – 2014, tăng trƣởng tín dụng bình quân của BIDV là 14,5%. Mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lƣợng tín dụng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng, nền khách hàng. Tăng trƣởng tín dụng (dƣ nợ cho vay tổ chức kinh tế, dân cƣ) tại 31/12/2014 tăng 18,9% so với thời điểm 31/12/2013.

Tăng trƣởng tín dụng BIDV đƣợc kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lƣợng tín dụng, tập trung ƣu tiên vốn cho sản xuất và xuất khẩu, các công trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao,… đƣợc kiểm soát theo đúng chỉ đạo kế hoạch tăng trƣởng tín dụng của HĐQT BIDV và đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của NHNN.

Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hƣởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, song chất lƣợng tín dụng của BIDV luôn đƣợc kiểm soát tốt. Năm 2014, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu đƣợc tăng cƣờng một cách hiệu quả. Thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu của dƣ nợ cho vay tổ chức kinh tế dân cƣ là 2,03%. Đặc biệt, 93,63% dƣ nợ cho vay tổ chức kinh tế, dân cƣ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nhóm nợ cần chú ý tiếp tục giảm dần về chỉ còn mức 4,34% vào cuối năm 2014

Bảng 3.3: Phân loại nợ giai đoạn 2013 – 2014 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 339.092 90,84% 417.287 93,63% Nợ cần chú ý 25.338 6,79% 19.348 4,34%

Nợ dƣới tiêu chuẩn 3.946 1,06% 4.714 1,06%

Nợ nghi ngờ 684 0,18% 1.076 0,24%

Nợ có khả năng mất vốn 4.209 1,13% 3.267 0,73%

Tổng cộng 373.269 100% 445.692 100%

Tỷ lệ nợ xấu 2,37% 2,03%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2013, và 2014 ngân hàng BIDV

BIDV đang từng bƣớc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng Basel II vào năm 2015. Về khung quản lý rủi ro, BIDV đã ban hành quy định về khung quản lý rủi ro bao gồm: (i) xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro và hoàn thiện chính sách, quy trình quản lý rủi ro theo từng loại rủi ro; (ii) xác định khẩu vị rủi ro; (iii) tạo lập đuợc cơ cấu tổ chức hƣớng dần theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro. Mặt khác, BIDV đang tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, hoàn thiện công cụ quản lý chất lƣợng nhƣ hệ thống các công cụ đo lƣờng rủi ro, hệ thống khởi tạo khoản vay (LOS),...

* Hoạt động dịch vụ:

Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, BIDV luôn chú trọng đầu tƣ và phát triển hoạt động dịch vụ, thu dịch vụ ròng giai đoạn 2012 – 2014 của BIDV tăng trƣởng bình quân 16%/năm, liên tục nhiều năm giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam về thu dịch vụ ròng. Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/Tổng thu nhập hoạt động giai đoạn 2012 – 2014 duy trì ổn định ở mức 8%. Năm 2014, trong điều kiện chịu nhiều tác động bất lợi do các khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế vĩ mô, song BIDV đã chủ động lƣờng đón và khai thác đƣợc các tín hiệu tích cực của môi trƣờng kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ

bán lẻ. Kết quả hoạt động dịch vụ của BIDV trong năm 2014 có sự tăng trƣởng tích cực so với năm trƣớc (tăng trƣởng 15%).

Bảng 3.4: Thu nhập hoạt động dịch vụ giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Thu từ hoạt động thanh toán 830 943 1.127

Thu từ hoạt động ngân quỹ 26 32 27

Thu từ hoạt động đại lý ủy thác 82 111 140

Thu từ hoạt động bảo hiểm và thu dịch vụ khác 1.025 1.335 1.687

Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2.752 3.314 2.981

Chi phí hoạt động dịch vụ (615) (853) (1.178)

Thu dịch vụ ròng 2.136 2.461 1.803

(Nguồn:Báo cáo tài chính ngân hàng BIDV)

* Hoạt động kinh doanh ngoại hối:

Giai đoạn 2009-2013, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối liên tục tăng trƣởng với mức tăng bình quân 23,5%/năm. Năm 2014, BIDV tiếp tục duy trì đƣợc kết quả kinh doanh ngoại tệ tích cực với lợi nhuận thu đƣợc đạt 265 tỷ đồng trong 06 tháng đầu năm. Hiện nay, BIDV là một trong bốn NHTM hàng đầu trên thị trƣờng tiền tệ, đồng thời là một trong ba ngân hàng có thị phần lớn nhất trên thị trƣờng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

* Hoạt động dịch vụ phái sinh:

BIDV bắt đầu triển khai cung cấp các sản phẩm phái sinh trên toàn hệ thống từ cuối năm 2006. Đến nay BIDV đã triển khai 20 sản phẩm phái sinh khác nhau trong 02 mảng phái sinh bao gồm phái sinh tài chính và phái sinh hàng hóa. Tổng doanh số giao dịch phái sinh tài chính lũy kế đạt xấp xỉ 2 tỷ USD kể từ năm 2007 đến hết năm 2014, tƣơng đƣơng với 42.800 tỷ đồng. Về hoạt động phái sinh hàng hóa, BIDV là một trong những ngân hàng có thị phần phái sinh hàng hóa lớn nhất trên thị trƣờng, có quan hệ đối tác và phát sinh giao dịch thực tế với hầu hết các định chế tài chính trên thị trƣờng, là cầu nối giúp thị trƣờng hoạt động thông suốt và ổn định.

* Các hoạt động khác:

Ngoài các hoạt động kể trên BIDV còn tham gia nhiều hoạt động khác (góp vốn và đầu tƣ chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, cho thuê tài chính,...). Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nói chung và thị trƣờng tài chính, tiền tệ nói riêng, các hoạt động này cũng gặp những khó khăn, bất ổn nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung đều mang lại những hiệu quả tƣơng đối tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)