1.2. Nội dung của quản trị kênh phân phối
1.2.3 Quản trị mâu thuẫn giữa các thành viên kênh phân phối
Cho dù các kênh phân phối đƣợc thiết kế và quản lý tốt đến đâu thi vẫn có một số mâu thuẫn. Nguyên nhân chủ yếu là xung khắc về mục đích giữa nhà sản xuất và các thành viên kênh. Hoặc do vai trò và quyền hạn không rõ ràng, những khác biệt về nhận thức hay mâu thuẫn nảy sinh do ngƣời trung gian phụ thuộc quá nhiều vào ngƣời sản xuất.
Để xủ lý những mâu thuẫn này có thì một số giải pháp sau :
- Giải pháp quan trọng nhất là châp nhận những mục đích cuối cùng. Các thành viên của kênh đi đến một thỏa thuận về mục tiêu cơ bản mà họ cùng theo đuổi, có thể là đảm bảo sống sót, thị phần, chất lƣợng cao hay thỏa mãn khách hàng.
27
- Ngoài ra cũng có thể giải quyết bằng biện pháp trao đổi ngƣời giữa hai hay nhiều cấp của kênh, nhƣ vậy mỗi ngƣời sẽ ngày càng thông cảm đƣợc với quan điểm của nhau và càng hiểu biết đƣợc nhiều hơn khi trở lại cƣơng vị của mình.
- Bầu vào lãnh đạo là một nỗ lực của một tổ chức nhằm tranh thủ sự ủng hộ của những ngƣời lãnh đạo tổ chức khác bẳng cách đƣa họ vào hội đồng tƣ vấn, hội đồng quản trị, để cho họ cảm thấy rằng những ý kiến của họ cũng đƣợc lắng nghe. Một khi tổ chức đề xƣớng đối xử nghiêm túc với những ngƣời lãnh đạo của tổ chức khác thì việc bầu vào lãnh đạo có thể có tác dụng làm giảm bớt mâu thuẫn.
- Khuyến khích sự liên kết trong và giữa các hiệp hội. Các hiệp hội có thể xem xét những vấn đề giữa ngƣời sản xuất và các thành viên kênh và buộc phải chấp hành có trật tự nghị quyết chung.
- Khi mâu thuẫn mang tính chất nghiêm trọng, thì các bên có thể phải sử dụng đến biện pháp ngoại giao, trung gian hòa giải hay trọng tài phân xử.
Vì luôn có khả năng xảy ra mâu thuẫn trong tất cả các cách tổ chức kênh, nên các thành viên nên thỏa thuận trƣớc với nhau về các phƣơng pháp giải quyết mâu thuẫn của kênh.