Kết quả kinh doanh tổng thể MB giai đoạn 2012 2016

Một phần của tài liệu 1214 phát triển dịch vụ bán lẻ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46)

Tổng tài sản của ngân hàng không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2012, tổng tài sản đạt 173.933 tỷ (tăng trưởng 29% so với năm 2011). Năm 2013, tổng tài sản ngân hàng không tăng nhiều (chỉ tăng 3%), tuy nhiên tốc độ này đã được cải thiện vào năm 2014 và 2015 (tốc độ tăng trưởng duy trì 11% qua các năm). Năm 2016, tổng tài sản của ngân hàng Quân đội đạt mức 265.232 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016 đạt 7,5% năm.

Cơ cấu tài sản của MB đã có sự chuyển biến rõ rệt qua 3 năm qua. Các khoản mục tài sản chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng tài sản bao gồm: tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư. Các khoản mục này đều có sự tăng trưởng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau và vì vậy, tỷ trọng

so với tổng tài sản có sự thay đổi rõ rệt theo hướng giảm hoạt động liên ngân, tăng hoạt động cho vay khách hàng.

So với các ngân hàng quốc doanh, khoảng cách quy mô Tổng tài sản (TTS) với MB ngày càng lớn, đặc biệt khi nhóm Ngân hàng này thực hiện M&A theo chủ trương của NHNN như: Q2.2015 BIDV nhập với MHB (TTS tăng hơn 45.000 tỷ), CTG sáp nhập với PGB (TTS tăng hơn 25.000 tỷ).

> Huy động vốn

Cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm huy động vốn truyền thống, việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các dịch vụ tư vấn tài chính của MB và các công ty thành viên đã mang lại cho MB một sự ổn định lớn về nguồn vốn.

Trong 2 năm 2015-2016, tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư của MB tăng trưởng lần lượt 8%, 7% so với năm năm trước đó. Tuy nhiên trong các năm trước, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MB luôn vượt mức 2 chữ số. Năm 2014 tăng trưởng 23%, năm 2013 tăng trưởng 16%, năm 2012 tăng trưởng 32% so với năm trước đó. Bình quân trong vòng 5 năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MB đạt mức trung bình là 10.6%.

Ngoài việc huy động từ KHCN, MB cũng đẩy mạnh huy động từ các đối tượng khách hàng khác như khách hàng CIB (Khách hàng DN lớn), khách hàng SME (Khách hàng DN vừa và nhỏ) và các khách hàng từ các định chế tài chính khác. MB hiện ưu tiên các khoản tiền gửi KKH (CASA) và tiền gửi kỳ hạn ngắn với lãi suất huy động thấp để tối thiểu hóa chi phí huy động của ngân hàng.

> Tín dụng và chất lượng tín dụng

Hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng đồng thời từ cho vay ngân hàng có thể phát triển bán chéo thêm nhiều sản phẩm, khai thác sâu khách hàng. Hoạt động tín dụng của MB luôn đặt tiêu chí phát triển an toàn, chọn lọc, đảm bảo hiệu quả dựa trên các nền tảng quản trị rủi ro vượt trội.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ MB giai đoạn 2012 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2012 - 2016

Trong năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn duy trì ở mức cao và theo đúng định hướng quản lý của NHNN. Năm 2012, dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 74.479 tỷ đồng tăng trưởng 26% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 và 2014, tốc độ tăng trưởng có giảm còn 18% và 15% nhưng số dư nợ toàn hệ thống đã tăng lên hơn 100 nghìn tỷ đồng vào năm 2014. Năm 2015 đánh dấu năm cuối cùng trong đề án chiến lược 5 năm của ngân hàng với tổng dư nợ đạt tới 120.308 tỷ đồng. Năm 2016, năm đầu tiên trong tiến trình xây dựng chiến lược 2016-2020, tín dụng MB đạt 148.883 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2015, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2016 đạt 15%.

Tỷ lệ cho vay trên TTS của MB luôn ổn định ở mức từ 50% - 55%, điều này là phù hợp với xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của MB trong các năm qua đều cao hơn hoặc bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống, chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, từ đó, góp phần bảo đảm ổn định các cân đối tiền tệ quan trọng, duy trì an toàn hệ thống ngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân phát triển SXKD và đời sống. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời của MB luôn đạt mức cao

2016, dư nợ MB (số liệu hợp nhất) đạt mức 150.738 tỷ, đứng đầu trong nhóm các

NH TMCP, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa với nhóm NH Quốc doanh (thứ

hạng căn cứ trên số liệu nhóm ngân hàng so sánh).

Biểu đồ 2.2: So sánh dư nợ MB và các ngân hàng đối thủ thời điểm 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất các Ngân hàng năm 2016

Trong giai đoạn 5 năm thực hiện chiến lược, MB cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm ngoài phát triển tín dụng là công tác quản trị rủi ro vượt trội, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu MB giai đoạn 2012 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2012 - 2016

Chất lượng tín dụng của MB trong 5 năm trở lại đây đều duy trì ở mức < 3% (đảm bảo mức trần nợ xấu theo quy định của NHNN), kể cả trong thời điểm

ST T Thu nhập - Chi Phí KQ 2012 KQ 2013 KQ 2014 KQ 2015 KQ 2016

Thu thuần kinh doanh 7,298 7,516 7,960 8,346 9,424

- Thu thuần từ lãi 6,381 5,919 6,319 6,655 7,041

- Thu thuần ngoài lãi 918 1,597 1,641 1,691 2,383

2 Chi dự phòng 1,827 1,884 2,061 2,037 2,002 3 TTKD sau DPRR 5,472 5,632 5,899 6,309 7,422 4 Chi phí hoạt động 2,447 2,691 2,896 3,158 3,711

5 LNTT 3,024 2,940 3,003 3,151 3,711

nền kinh tế suy thoái, khách hàng phá sản và không còn khả năng trả nợ tăng cao. Tuy chỉ số này có tăng cao vào 2 năm 2013 và 2014 nhưng tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 1.62% trong năm 2015 và 1.35% trong năm 2016. Điều này thể hiện quyết tâm của ban lãnh đạo MB trong công tác kiểm soát chất lượng tín dụng. Hiện nay, MB là một trong số ít Ngân hàng có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ, đánh giá và lưu trữ thông tin từng khách hàng để có được quyết định cho vay hợp lý nhất.

So với các ngân hàng trên hệ thống trong năm 2016, chất lượng tín dụng của ngân hàng MB đang tốt hai trong nhóm ngân hàng so sánh (chỉ xếp sau NH công thương), tốt nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần.

Biểu đồ 2.4: So sánh tỷ lệ nợ xấu MB và các ngân hàng khác năm 2016

Nợ xấu ⅜ Tỷ lệ nợ xấu

Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất các Ngân hàng năm 2016

> Lợi nhuận trước thuế

Bảng 2.1: Chi tiết thu nhập - chi phí của ngân hàng giai đoạn 2012 - 2016

giảm nhẹ năm 2013 nhưng đã có tăng trưởng trở lại vào năm 2014, 2015. Đặc biệt trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 18%, cao nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu. Lợi nhuận trong năm 2016 tăng trưởng tốt bên cạnh việc kiểm soát chi phí dự phòng, thu thuần kinh doanh cũng đóng góp phần lớn khi đạt 9.294 tỷ, tăng trưởng tới 13% (cao nhất trong giai đoạn 2012-2016). Cần phải nói thêm rằng lợi nhuận của MB trong giai đoạn qua bị ảnh hưởng khá nhiều bởi việc chi phí hoạt động dường như đang vượt quá thu nhập mang lại ( tốc độ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng chi phí). Nguyên nhân là do MB luôn là một trong những ngân hàng có qui mô nhân sự lớn (7886 trong năm 2016), cùng với mức thu nhập thuộc top cao nhất trong các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, ngân hàng cũng đầu tư phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, tăng cường công nghệ hiện đại để hiện đại hoá hơn nữa các quy trình bán hàng tại ngân hàng và thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ.

Biểu đồ 2.5: So sánh lợi nhuận MB và các NH khác trên thị trường năm 2016

I I

I 11 NTT Tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo tài chính Hợp nhất các Ngân hàng năm 2016

Ngoài BIDV giảm lợi nhuận năm 2016 (do ảnh hưởng thương vụ sát nhập với NH MHB- Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long) thì hầu hết các ngân hàng đều tăng trưởng lợi nhuận, trong đó MB có mức tăng trưởng lợi nhuận đứng thứ 4 trong nhóm các ngân hàng so sánh. Năm 2016 chứng kiến đà vươn lên mạnh mẽ của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần như Techcombank và VpBank, tăng trưởng lợi nhuận đạt lần lượt 96% và 60% (số liệu hợp nhất) , có thể nói đây là 2 ngân hàng đang dẫn đầu xu thế Ngân hàng bán lẻ trong các ngân hàng thương mại.

> Nhân sự

Số lượng nhân sự MB đã tăng từ 4.439 nhân sự năm 2011 lên 7.886 nhân sự năm 2016. Song song với việc tăng trưởng về số lượng nhân sự, chất lượng nhân sự cũng được quan tâm đồng thời ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện những cam kết với người lao động trong việc tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập hỗ trợ cải thiện cuộc sống, các cơ hội đào tạo và chính sách phúc lợi tại nhà chung MB.

Số lượng Sản phẩm 2013 2014 2015 2016 K Q % sv 2013 KQ % sv 2014 KQ % sv 2015 Dịch vụ thu lãi Tín dụng 5 8 60 103 % 65 108 % 69 106 % Huy động vốn 1 8 18 100 % 19 106 % 25 132 % Dịch vụ ngoài lãi NHĐT+ Ban LK 3 1 2 % 400 22 % 183 29 % 132 Thẻ 7 8 114 % 12 150 % 12 100 % Thanh toán Chuyển tiền TN 7 9 129 % 10 111 % 11 110 % Kiều hối 3 7 233 % 8 % 114 8 % 100

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2016

8%

Đại học và trên đại học Cao đẳng trở xuống

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2016

Với phương châm phát triển bán lẻ: "Thúc đẩy hoạt động bán lẻ mạnh mẽ, sáng tạo, khác biệt và đột phá" Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội trong những năm qua luôn có những chỉ đạo sát sao đối với phân khúc khách hàng cá nhân, cùng với đó là các chương trình hành động cụ thể để phát huy được các giá trị truyền thống thế mạnh của ngân hàng.

Các dịch vụ bán lẻ cung cấp tới phân khúc khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội hiện nay có thể chia thành 2 nhóm: Dịch vụ thu lãi và dịch vụ ngoài lãi.

(i) Dịch vụ thu lãi: bao gồm 2 hoạt động tín dụng và huy động vốn, đây là 2 hoạt động cơ bản nhất của hoạt động ngân hàng.

(ii) Dịch vụ ngoài lãi bao gồm các hoạt động chính: Ngân hàng điện tử và kênh liên kết Viettel (MB Plus, eMB, Mobile eMB, tiết kiệm số, BankPlus, SMS Banking, Ban liên kết Viettel), dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán (trong nước, quốc tế).

Chi tiết đánh giá các dịch vụ bán lẻ của MB được trình bày ở phần sau của nghiên cứu.

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1. Số lượng sản phẩm và sự đa dạng các sản phẩm

Ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng, trong những năm qua, ngân hàng TMCP Quân đội luôn chú trọng củng cố đầu tư nâng cấp các sản phẩm hiện có và phát triển mới các sản phẩm nhằm bắt kịp xu thế, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, chi tiết số lượng sản phẩm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.3: Số lượng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2012-2016

Đối với dịch vụ tín dụng, với hơn 58 sản phẩm trong năm 2013, MB đã nâng số lượng sản phẩm lên 69 sản phẩm trong năm 2016 (tăng 6% so với 2015, tăng 19% giai đoạn 2013-2016) bao phủ đa số nhu cầu hình thức vay vốn của khách hàng cá nhân. Tiêu

biểu một số sản phẩm có thể kể tới như Cho vay Nhà đất, nhà chung cư đất dự án, vay mua ô tô, tín chấp, tiêu dùng có tài sản đảm bảo, hay sản phẩm cho vay du học.

Huy động vốn:

Đối với hoạt động huy động vốn, trong 2 năm 2014, 2015 MB không có nhiều sự tăng trưởng về mặt số lượng sản phẩm (2013: 18 SP; 2014: 18SP; 2015: 19SP), thay vào đó MB tập trung cải thiện chất lượng các sản phẩm hiện có, tăng hàm lượng công nghệ vào các sản phẩm nhằm thoả mãn hơn nhu cầu khách hàng. Trong năm 2016, số lượng sản phẩm huy động tăng vọt lên 25 sản phẩm, tăng 32%

so với năm 2015 ( tăng 40% bình quân giai đoạn 2013-2016). Số lượng sản phẩm trong năm 2016 có sự tăng trưởng hơn các năm bên cạnh phản ánh nhu cầu về vốn của MB, còn cho thấy sự nghiên cứu chuẩn bị kỹ lưỡng trong các năm trước. Các sản phẩm nổi bật có thể kể đến như: Tiết kiệm quân nhân, tiết kiệm lập nghiệp, tiết kiệm tích luỹ thông minh, tiết kiệm Mobile ...

Dịch vụ khác:

Giai đoạn 2013-2016 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm ngân hàng số của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, MB cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Số lượng các sản phẩm ngân hàng điện tử và ban liên kết Vietel tăng trưởng mạnh mẽ gần gấp 10 lần trong giai đoạn này ( 2013: 3SP; 2016: 29SP), các sản phẩm thẻ tăng 71% (2013: 7SP; 2016: 12SP), các sản phẩm thanh toán cũng có sự phát triển mạnh mẽ khi tăng trưởng gần gấp đôi (2013: 10SP; 2016: 19SP). Sự tăng trưởng về số lượng các sản phẩm dịch vụ về Ngân hàng điện tử, thẻ, thanh toán cho thấy nền tảng công nghệ số đã và đang đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, tuy nhiên nếu nhìn vào một số ngân hàng TMCP khác như Ngân hàng Tiên phong, Kỹ thương thì MB không chỉ phát triển số lượng sản phẩm mà còn phải nâng cấp chất lượng, tăng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ của mình, đón đầu xu thế ngân hàng số hiện nay. Các dịch vụ hiện có tại MB có thể kể đến như:

- Ngân hàng điện tử và Ban liên kết Viettel:

Dịch vụ MB điện tử bao gồm nhưng không giới hạn các dịch vụ: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, các dịch vụ ngân hàng điện tử khác do MB cung cấp và kênh liên kết đối tác chiến lược Viettel. Một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và Ban liên kết Viettel đang cung cấp như:

o MB Plus: là một phương thức giao dịch mobile banking thuộc dịch vụ MB Điện tử, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua việc truy cập và sử dụng ứng dụng được cài đặt thêm vào thiết bị di động của khách hàng; ngân hàng thông qua việc truy cập và sử dụng ứng dụng được cài đặt thêm vào thiết bị di động của khách hàng.

dịch vụ MB Điện Tử, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch đã đăng ký với MB

thông qua việc truy cập địa chỉ: https://ebanking.mbbank.com.vn bằng các thông tin

truy cập. Dịch vụ eMB bao gồm 02 gói dịch vụ: eMB Basic, eMB Plus.

o Ngoài ra, MB còn cung cấp Dịch vụ eMB phiên bản Mobile (Mobile eMB) được thiết kế để hỗ trợ tối đa việc truy cập và sử dụng dịch vụ eMB trên điện thoại di động: giản tiện thao tác, giao diện vừa vặn với màn hình điện thoại di động.

o Tiết kiệm số: là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ, theo đó, khách hàng mở tài khoản Tiết kiệm số và thực hiện chuyển tiền vào tài khoản đó thông qua dịch vụ eMB.

o BankPlus: là một phương thức giao dịch mobile banking thuộc dịch vụ MB Điện Tử, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với MB thông qua điện thoại di động của khách hàng. Khách hàng lựa chọn phương thức sử dụng: gọi đầu số

Một phần của tài liệu 1214 phát triển dịch vụ bán lẻ tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w