3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ bán tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoạt động quản lý
3.2.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng ngân hàng hiện đại phù hợp thông lệ quốc tế
Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tổ chức theo hướng tập trung: vận hành tập trung, thẩm định tập trung, hỗ trợ tín dụng tập trung chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để MB thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Theo mô hình này, việc phân chia các phòng ban được xác lập theo hướng chuyên môn hóa giữa các khâu bán hàng - thẩm định - hỗ trợ - vận hành. Các trung tâm thẩm định, hỗ trợ tập trung tại hội sở, chi nhánh/ phòng giao dịch tập trung trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng.Việc kiểm soát tập trung tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa trụ sở chính và chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của đơn vị kinh doanh (CN/PGD). Trên cơ sở đó có các giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời hướng
tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2.2.2. Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
- Để phát triển bán lẻ cấn một số lượng lớn nhân viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp, hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực ngành nghề để có thể tư vấn cho khách
hàng, đặc biệt trong khâu bán chéo sản phẩm. Chính vì vậy, MB cần có những định hướng để đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về ngân hàng.
- Liên tục mở các khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.
- Kết hợp với các trường đại học để đào tạo, nhận sinh viên thực tập và chọn ra những sinh viên giỏi, phù hợp với MB.
- Đào tạo ra những cán bộ nguồn mà có thể đào tạo lại và hướng dẫn các cán bộ khác. Điều này còn góp phần tăng tính đoàn kết, hiểu biết thêm về văn hóa hoạt động trong MB.
- Xây dựng chế độ lương thưởng, đãi ngộ hợp lý, hấp dẫn, tạo ra môi trường làm việc thân thiện để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: tiếp tục hoàn thiện và củng cố văn hóa doanh nghiệp, bảo đảm duy trì và phát huy giá trị cốt lõi của MB trong toàn thể đội ngũ CBNV. Tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng, sở trường của mình.
3.2.2.3. Hoàn thiện hệ thống CNTT và cơ sở vật chất
CNTT là nền tảng phát triển kinh doanh và mở rộng các loại hình dịch vụ bán lẻ theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, Chi nhánh cần tiếp tục hiện đại hóa CNTT thông qua các giải pháp sau:
Một là, cải tiến và hoàn thiện các trang thiết bị hiện có:
- Tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị hiện có, đảm bảo máy móc vận hành tốt, đồng bộ, củng cố mạng truyền thông đảm bảo không bị trục trặc
về đường truyền trong quá trình hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như bản thân cán bộ làm việc.
- Tận dụng tối đa các phần mềm công nghệ phục vụ cho quản trị điều hành mà Hội sở chính đã áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống MBBank; Hoàn thiện và nâng cấp các chương trình ứng dụng hiện có, đảm bảo an ninh mạng, an toàn cho hoạt động kinh doanh và cho khách hàng, tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT.
Hai là, đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại:
- Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống công nghệ từ trụ sở chính đến các phòng giao dịch một cách tập trung và thống nhất, tạo điều kiện cho việc kinh doanh các sản phẩm DVNH tiên tiến đồng thời nâng cao hình ảnh của một ngân hàng lớn, uy tín và tin cậy cho khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng Quân đội.
- Đề ra các chương trình khen thưởng cho các sáng kiến, các phần mềm tin học sáng tạo góp phần vào việc phát triển công nghệ để khuyến khích cán bộ tin học viết các chương trình phục vụ cho quản trị điều hành, các tiện ích phục vụ tác nghiệp cho các phòng ban, nâng cao hiệu quả công tác cũng như phục vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trong địa bàn.
Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa công nghệ cũng phải tiến hành theo lộ trình phù
hợp với việc phát triển dịch vụ và khả năng tài chính. Do vậy cần tăng cường số
lượng và
chất lượng đội ngũ cán bộ tin học thông qua việc tuyển dụng và đào tạo để có khả năng
vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, công cụ phát triển, phần cứng, mạng
của hệ thống công nghệ tiên tiến và ngày càng phúc tạp; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ để tiếp cận được công nghệ mới, ứng dụng vào việc triển
khai dịch vụ bán lẻ. Đồng thời là tích lũy vốn cho công tác phát triển công nghệ hiện đại
vì vốn là điều kiện quan trọng để phát triển và đổi mới công nghệ.
3.2.2.4. Nâng cao thương hiệu MB trên thị trường
Trên thị trường ngân hàng hiện nay có rất nhiều ngân hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng cũng rất cao. Do vậy, phát triển được một thương hiệu tốt sẽ giúp cho MB nâng cao được vị thế trong ngành, đặc biệt là việc nhận diện
MB là một ngân hàng mạnh cả về bán buôn và bán lẻ. Bên cạnh đó, thu hút vốn huy động thời gian tới được dự báo là có nhiều khó khăn, nên MB cần có những chính sách, chiến lược để đảm bảo nguồn vốn huy động được ổn định và tăng trưởng. Để đạt được những mục tiêu này, MB cần tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành. Hơn nữa, cần phải đưa ra các chương trình khuyến mãi, tổ chức các sự kiện, cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt để duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới đến với MB.
Để thực hiện được mục tiêu này, MB cần phải chú ý một số hoạt động cụ thể như:
- Chuẩn hóa loại toàn bộ hình ảnh nhận diện thương hiệu. Tăng cường nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu trong nội bộ và bên ngoài.
- Thực hiện truyền thông nhất quán, sâu rộng với thông điệp và hình ảnh trên phạm vi cả nước qua các kênh báo chí, TVC,...
- Tăng cường thực hiện công tác an sinh xã hội, vì công đồng để tạo được sức mạnh thương hiệu bền vững.
- Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu dài hạn. Gắn kết để cộng hưởng, gia tăng sức mạnh thương hiệu MB Group.
3.2.2.5. Phát triển các mạng lưới kênh phân phối
Đối với các NHTM nói chung và MB nói riêng việc phát triển kênh phân phối
cũng đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết bảo đảm sự thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài các kênh phân phối vật lý (CN/PGD/ ATM, POS), cần mở rộng các kênh phân phối phi vật lý khác (internet, liên kết, mobile...) để tăng cường khả năng cạnh tranh và cung cấp sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể:
- Tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển kênh phân phối truyền thống với hơn 250 điểm giao dịch với các sản phẩm truyền thống như: huy động, cho vay tiêu dùng, tiết kiệm tích lũy, các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, kiều hối...
- Đầu tư phát triển mạnh mẽ hệ thống kênh phân phối mới, dựa trên nền tảng phát triển của hệ thống CNTT. Các sản phẩm chủ yếu được phân phối trong kênh
này chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử như: internet banking, phone banking, mobile banking.. . Các kênh phân phối này đang tỏ ra hữu hiệu trong việc giao dịch với khách hàng, do không bị giới hạn về thời gian, không gian với mức phí hợp lý và tiện dụng.
Đồng thời với việc phát triển các kênh phân phối điện tử, cần phải chú ý vấn đề bảo mật và an toàn vì là những kênh phát sinh rủi ro với quy mô lớn.