Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Chính phủ và các Bộ ngành phải phát huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô để kinh tế thị trường ở Việt Nam được vận hành theo đúng quy luật, cần sớm thực thi các giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy SXKD phát triển.
Trước hết, cần xem xét giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư như thực hiện thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý; Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả,...
Bên cạnh đó, Chính phủ cần thực hiện các chính sách nhằm giảm chi phí SXKD, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm như gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm thuế, hoàn thuế, giảm thu các loại phí, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thông quan,.
Các Bộ ngành, Cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường quản lý hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và thị trường bất động sản để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm cho các thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định.
Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lí cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và phát triển DVNH nói riêng
ngoài nhằm tăng cường kiểm soát việc gia nhập và rút khỏi thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp tục hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các NHTM.
Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng thúc đẩy phát triển DVNH. Chính sách thuế cần được xây dựng trên quan điểm kích thích SXKD trong nước, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, tăng tích luỹ để tái đầu tư mở rộng nói chung, đối với phát triển DVNH nói riêng.
Thứ ba, cần có những chính sách để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp khách quan.
Thứ tư, khuyến khích và hỗ trợ các NHTM hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước
Chính phủ cần ưu tiên tối đa cho việc phát triển các DVNH hiện đại: có chính sách phát triển bưu chính viễn thông và internet, đây là cơ sở, tiền đề để các NHTM hiện đại hoá công nghệ và phát triển các DVNH hiện đại; giảm thuế cho các hoạt động dịch vụ này, tạo điều kiện cho các NHTM giảm chi phí hoạt động, tích luỹ tài chính đầu tư phát triển dịch vụ.
Chính phủ cần cho phép các NHTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, trong lĩnh vực đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để phát triển các DVNH quan trọng và thiết yếu.