Phƣơng pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (Trang 38 - 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

Để nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu, bao gồm: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích số liệu, cụ thể như sau:

2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp thông qua khảo sát

2.1.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Để đánh giá mức độ đồng ý của nhân viênvà người lao động về công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, trên cơ sở tham khảo ý kiến của 5 chuyên gia là Lãnh đạo Công ty và 5 nhân viên đang công tác tại Công ty để làm rõ hơn các biến quan sát hoặc có điều chỉnh cho phù hợp. Bảng câu hỏi được thiết kế xoay quanh công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam bao gồm:

Để đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã thiết kế thang đo gồm 4 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

- Thông tin tuyển dụng được công bố rõ ràng, chi tiết; - Công tác tiếp nhận hồ sơ ứng viên nhanh chóng; - Tổ chức phỏng vấn, xét tuyển công khai;

- Công bố kết quả nhanh chóng, kịp thời tiếp nhận nhân viên mới;

Để đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công tác bố trí nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã thiết kế thang đo gồm 4 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

- Được bố trí công, phân công công việc đúng chuyên môn; - Hiểu được tính chất công việc mình đang làm;

- Luôn hoàn thành tốt công việc được giao; - Mong muốn tiếp tục công việc đang phụ trách.

Để đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với chính sách đề bạt và bổ nhiệm nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã thiết kế thang đo gồm 4 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

- Hiểu và nắm rõ điều kiện thăng tiến;

- Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc; - Chính sách thăng tiến công bằng;

- Được khích lệ trong công việc

Để đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công tác đánh giá nhân

viên tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã thiết kế thang đo gồm 3 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

- Việc đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên công bằng và chính xác; - Việc đánh giá hiện nay giúp nâng cao chất lượng thực hiện công việc; - Phương pháp đánh giá hiện nay là hợp lý

Để đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công tác đào tạo tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã thiết kế thang đo gồm 6 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

- Anh/Chị quan tâm đến công tác đào tạo. - Nội dung đào tạo có chuyên sâu.

- Kiến thức được đào tạo có giúp ích cho công việc của anh/chị. - Người được cử đi đào tạo có đúng người, đúng chuyên môn. - Công tác đào tạo có thường xuyên.

Để đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với mức lương tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam , tác giả đã thiết kế thang đo gồm 5 biến quan sát, mức độ đánh giá theo thang điểm Liket 5 mức độ: 1-Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Trung lập; 4-Đồng ý; 5-Rất đồng ý.

- Anh/Chị được trả mức lương cao.

- Anh/Chị được trả mức lương tương xứng với năng lực. - Lương, thưởng và chế độ đãi ngộ áp dụng có công bằng. - Mức lương có đủ chi phí cho sinh hoạt cần thiết của Anh/Chị. - Lương, thưởng, chính sách đãi ngộ ngang bằng nơi khác.

2.1.1.2. Hình thức phỏng vấn

Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến 70 nhân viên và người lao động đang làm việc tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam để thu thập ý kiến đánh giá của họ về công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam .

Tác giả đã tiến hành chọn 70 nhân viên và người lao động để gửi phiếu điều tra trên cơ sở danh sách 94 nhân viênvà người lao động đang làm việc tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (trừ những nhân viên đang đi công tác và học thạc sĩ tại các địa phương khác, mà tác giả không liên hệ được). Phiếu điều tra được gửi tới 70 nhân viên và người lao động và nhận được 70 phiếu trả lời (đạt tỷ lệ 100%).

Thời gian khảo sát: tác giả gửi phiếu khảo sát trong tháng 5/2018 và nhận trả lời trong vòng 1 tuần.

2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê tình hình nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam qua 3 năm 2017-2017. Cụ thể như sau:

+ Căn cứ vào dữ liệu được lưu trữ và các báo cáo nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam giai đoạn 2015-2017. Trong các báo cáo này có đầy đủ các thông tin mà tác giả cần để sử dụng trong đề tài như tổng số nhân

lực của các năm, số lượng nhân lực phân theo từng bộ phận, phòng ban chuyên môn, cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, cơ cấu nhân lực theo giới tính, cơ cấu nhân lực theo tính chất.

Số liệu thứ cấp để phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam gồm quy trình quản lý nhân lực từ việc hoạch định nguồn nhân lực đến phân công bố trí nhân lực cụ thể như: phân trình độ chuyên môn của nhân viên được chia chi tiết ở các cấp bậc đào tạo khác nhau từ chưa có bằng từ trung cấp trở lên đến có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Ứng với đó là hình thức đào tạo gồm đào tạo theo hình thức chính quy tập trung và đào tạo theo hình thức tại chức, mở rộng, chuyên tu, từ xa. Tiếp đó là chuyên ngành đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học.

+ Căn cứ vào Báo cáo bình xét danh hiệu thi đua cuối năm để đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên cũng như sự đoàn kết của cả tập thể Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam .

+ Căn cứ vào kết quả khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của từng nhân viên Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam .

+ Căn cứ vào kế hoạch phát triển Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam đến năm 2020 để đưa ra mục tiêu cũng như định hướng hoạt động của Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam trong thời gian tới.

+ Căn cứ vào quy định về công tác tổ chức nhân viên Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam . Quyết định này quy định rất cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục tuyển dụng và căn cứ để bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân viên Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam .

- Ngoài ra, tác giả tham khảo và tìm đọc các giáo trình quản lý nguồn nhân lực, các luận văn thạc sỹ nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại một đơn vị cụ thể, các bài báo được đăng tại các tạp chí chuyên ngành có nội dung đánh giá về công tác quản lý nhân lực.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, các lý thuyết nói chung.

+ Phương pháp này được học viên sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quản về nhân lực và quản lý nhân lực tại Chương 1. Học viên đã tìm đọc và thu thập các lý thuyết về nhân lực và quản lý nhân lực qua các giáo trình về nhân lực, các bài viết về quản lý nhân lực trên các tạp chí, các trang web, từ đó học viên rút ra những vấn đề cơ bản như khái niệm về nhân lực, quản lý nhân lực, nội dung công tác quản lý nhân lực tại các đơn vị quản lý doanh nghiệp để làm cơ sở thực hiện chương 3 và chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)