CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
3.4.2.1. Những hạn chế
Về số lượng nhân lực:
Lực lượng nhân viên chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu về phát triển doanh nghiệp phục vụ phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Về chất lượng nhân lực:
- Kết quả đầu vào của đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Số đông nhân viên của Công ty có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, năng lực thực tiễn, kinh nghiệm quản lý nhà nước còn hạn chế.
- Một bộ phận nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm.
- Một số nhân viên còn có tư tưởng tự bằng lòng với trình độ hiện có của bản thân, không nỗ lực tham gia học tập nâng cao trình độ.
- Một số thiếu tính chịu khó nghiên cứu văn bản pháp luật, chưa cập nhật kịp thời thông tin mới liên quan đến lĩnh vực được giao quản lý, vì vậy khi xử lý công việc còn còn lúng túng, sai sót.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ nhân viên còn yếu; chủ yếu là có chứng chỉ bồi dưỡng để đủ tiêu chuẩn ngạch bậc nhân viên.
- Đội ngũ nhân viên quản lý trình độ chưa cao, chưa sâu ở một số lĩnh vực chuyên ngành.
Về môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ nhân lực:
Mức lương bình quân tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam ở mức thấp hơn so với mức trung bình ngành dù mức chênh lệch không quá lớn nên ít có tính cạnh tranh với doanh nghiệp cùng ngành cũng như trên thị trường nói
ứng tăng lương theo kết quả đánh giá cá nhân và phù hợp với thị trường lao động. Tỷ lệ tăng lương giữa nhân viên có kết quả tốt và nhân viên bình thường chênh lệch vẫn chưa đủ lớn làm ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân lực Công ty.
3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Về phân tích công việc:
Chưa có cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia giỏi đến công tác. Việc thu hút, khuyến khích các sinh viên giỏi đến Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam còn hạn chế.
Về tuyển dụng nhân lực:
Quy định trong công tác tuyển dụng nhân viên hiện tại mới chỉ quan tâm đến điều kiện cần là bằng cấp, thiếu quy định về các kỹ năng, năng lực xử lý tình huống thực tế, khả năng làm việc độc lập, khả năng hoạt động nhóm, khả năng giao tiếp.
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên trẻ, nhân viên tài năng… đối với Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam là rất cần thiết nhưng trên thực tế rất khó thực hiện vì số lượng nhân viên đã ổn định, chỉ tiêu cần thu hút quá ít.
Về sử dụng nhân lực:
Việc bố trí, sử dụng nhân viên chưa phát huy hết được năng lực, trình độ, sở trường của nhân viên.
Việc thay thế nhân viên năng lực công tác hạn chế hiện là rất khó khăn; chưa có cơ chế; quy định cụ thể, rõ ràng.
Về đào tạo, phát triển nhân lực:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng có xu hướng chạy theo số lượng, văn bằng; chưa chú trọng thực chất.
- Một bộ phận nhân viên còn coi nhẹ việc học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức; thiếu ý thức vươn lên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
- Một bộ phận nhân viên còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết và xử lý công việc. Một số chưa có khả năng dự
báo để chủ động xây dựng chương trình kế hoạch công tác, thực thi nhiệm vụ chuyên môn được giao, thiếu khả năng tổng hợp và thiếu sự phối hợp trong công việc, nên hiệu quả công tác chưa cao; khả năng sử dụng ngoại ngữ còn hạn chế, thiếu kiến thức hội nhập quốc tế trong tình hình mới; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới.
Về duy trì nguồn nhân lực:
- Việc đánh giá nhân viên hiện nay chưa phản ánh đúng, thực chất phẩm chất và năng lực của nhân viên. Các tiêu chí còn chung chung, nặng về định tính, dẫn đến đánh giá chưa đảm bảo bình đẳng, thiếu công bằng cho nhân viên. Vì thế, kết quả đánh giá còn chưa đảm bảo chính xác, khách quan, xác thực.
- Cơ chế, chính sách đối với nhân viên còn có những bất hợp lý, chưa tạo
được động lực khuyến khích đội ngũ nhân viên đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Chế độ tiền lương chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của nhân viên, để nhân viên yên tâm,
chuyên cần với công việc ở vị trí công tác của mình tại doanh nghiệp. Về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhân lực:
Công tác kiểm tra, đánh giá còn hình thức, chưa có chế tài xử lý, kỷ luật xử phạt thích đáng các trường hợp vi phạm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương này, luận văn đã giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam ; Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam qua 3 năm 2015-2017. Để quá trình nhìn nhận và đề xuất các giải pháp mang tính khách quan toàn diện, đề tài tiến hành khảo sát cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam về nội dung quản lý nhân lực. Kết quả nghiên cứu chương 3 là cơ sở đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam .
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINES LOGISTICS
VIỆT NAM