1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực
Hiện nay có 3 tiêu chí cơ bản đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực theo quan điểm hiện đại, đó là :
- Năng suất lao động. - Chi phí nhân công.
- Mức độ hài lòng của nhân viên đối với DN.
Trong quản lý, ba tiêu chí này có liên quan với nhau, đồng thời cũng mâu thuẫn với nhau ở mức độ nào đó. Ví dụ : năng suất cao, chi phí lao động cao thì mức độ hài lòng của nhân viên tăng lên nhƣng giá thành sẽ cao và thị phần có thể sẽ giảm.
Nếu năng suất lao động cao, chi phí lao động thấp thì giá thành sẽ giảm, thị phần tăng nhƣng mức độ hài lòng của nhân viên giảm, khả năng họ sẽ rời bỏ DN và cuối cùng sẽ ảnh hƣởng đến năng suất. Do đó, trong quản lý cần làm thế nào để 3 mặt đó đƣợc giải quyết hài hòa và cân đối với nhau.
Để nâng cao mức độ hài lòng, cần xem xét các điều kiện sau : - Tiền đề phát triển của tổ chức và cá nhân.
- Xây dựng quan hệ tốt giữa ngƣời với ngƣời.
- Áp dụng phƣơng thức quản lý có sự tham gia của NV. - Duy trì quan hệ lao động hòa thuận.
Để kiểm soát chi phí lao động hiệu quả, cần chú ý :
- Phân công trách nhiệm giữa các bộ phận một cách rõ ràng, thiết lập quan hệ hợp tác hữu hiệu giữa các bộ phận.
- Nghiên cứu xác định trách nhiệm của mỗi công việc, mỗi chức vụ. - Lựa chọn ngƣời làm việc phù hợp với chuyên môn.
- Phối hợp cá nhân và tổ chức với công việc một cách hiệu quả.
Để nâng cao năng suất lao động, cần chú ý : - Thiết kế công việc một cách hợp lý.
- Lựa chọn phƣơng pháp làm việc hữu hiệu.
- Xác định khối lƣợng công việc bình quân hàng ngày. - Xây dựng chế độ, quy định một cách hoàn chỉnh. - Giám sát và chỉ đạo một cách hữu hiệu.