Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha)

Tác giả sửa dụng thang đo Likert 5 bậc làm thang đo chính thức cho nghiên cứu của tác giả từ việc kế thừa các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, sau đó tác giả hiệu chỉnh để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là nhân viên tại các doanh nghiệp CNTT tại TP Hồ CHí Minh. Sau khi hoàn chỉnh và có được bảng câu hỏi khảo sát, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi đến các đối tượng khảo sát. Từ kết quả khảo sát thu được, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha) cho các khái niệm.

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011), “Kiểm định độ tin cậy thang đo được thực hiện một cách căn bản và dễ thực hiện nhất một trong những giá trị kiểm định độ tin cậy đó chính là kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số cronbach alpha, đối với việc tính toán hệ số cronbach alpha chỉ tính cho các khái niệm bậc nhất đơn hướng (không tính cho các khái niệm đa hướng), khi kiểm định độ tin cậy thang đo thì việc xác định hệ số cronbach alpha là quan trọng, đối với trong nghiên cứu khoa học xã hội hệ số cronbach alpha thường > 0.6 hoặc một số trường hợp > 0.7 thì thang đo có ý nghĩa ( các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung mà nó cần đo lường), bên cạnh đó cần xem xét hệ số tương quan biến tổng ( Corrected Item-Total Correlation ) nếu biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 thì biến quan sát đạt yêu cầu và đo lường tốt cho khái niệm mà nó thuộc về”.

Trong bài nghiên cứu của tác giả có tổng cộng 8 khái niệm, (bao gồm 1 biến phụ thuộc và 7 biến độc lập), có tổng cộng 36 “biến quan sát” được tác giả sử dụng để đưa vào để thực hiện “kiểm định độ tin cậy thang đo”. Sau đó, tác giả thực hiện tính toán hệ số cronbach alpha trực tiếp lần lượt cho mỗi khái niệm.

40

Bảng 4.2 -Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo (nếu

loại biến)

Phương sai thang đo (nếu

loại biến) Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach Alpha (nếu loại biến)

KHÁI NIỆM CƠ HỘI THĂNG TIẾN (CHTT), Cronbach Alpha = 0,837

CHTT1 13,73 13,608 0,701 0,786

CHTT2 13,58 13,684 0,727 0,778

CHTT3 13,20 14,625 0,756 0,776

CHTT4 13,71 17,109 0,331 0,885

CHTT5 13,23 14,310 0,736 0,778

KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH CÔNG TY (CSCT), Cronbach alpha = 0,790

CSCT1 9,85 8,243 0,583 0,747

CSCT2 10,12 7,373 0,681 0,695

CSCT3 9,86 6,876 0,748 0,655

CSCT4 9,86 9,533 0,401 0,826

KHÁI NIỆM YẾU TỐ TIỀN LƯƠNG (YTTL), Cronbach Alpha = 0,857

YTTL1 11,10 6,780 0,786 0,782

YTTL2 11,22 6,620 0,720 0,812

YTTL3 10,92 7,207 0,801 0,782

YTTL4 11,38 7,967 0,527 0,887

KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BẢN THÂN (PTBT), Cronbach Alpha = 0,819

PTBT1 13,82 12,756 0,626 0,780

PTBT2 14,08 15,493 0,322 0,864

41

Biến quan sát

Trung bình thang đo (nếu

loại biến)

Phương sai thang đo (nếu

loại biến) Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach Alpha (nếu loại biến) PTBT4 14,13 13,944 0,536 0,805 PTBT5 13,89 11,930 0,822 0,719

KHÁI NIỆM ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC , Cronbach Alpha = 0,840

DKLV1 10,29 10,916 0,733 0,769

DKLV2 10,37 11,623 0,675 0,796

DKLV3 10,17 12,047 0,632 0,814

DKLV4 10,19 11,595 0,651 0,807

KHÁI NIỆM BẢN CHẤT CÔNG VIỆC (BCCV), Cronbach Alpha = 0,886

BCCV1 13,86 13,486 0,745 0,856

BCCV2 13,87 12,076 0,864 0,826

BCCV3 13,80 12,504 0,848 0,831

BCCV4 14,08 14,709 0,571 0,895

BCCV5 14,02 15,273 0,608 0,886

KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TRỰC TIẾP , cronbach alpha = 0,886

YTLD1 10,12 7,354 0,837 0,821

YTLD2 10,13 7,367 0,781 0,842

YTLD3 10,10 7,539 0,806 0,833

YTLD4 10,48 8,506 0,594 0,911

KHÁI NIỆM SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC (HLCV) , cronbach alpha = 0,817

HLCV1 14,28 11,012 0,565 0,794

42

Biến quan sát

Trung bình thang đo (nếu

loại biến)

Phương sai thang đo (nếu

loại biến) Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach Alpha (nếu loại biến) HLCV3 14,38 10,081 0,620 0,778 HLCV4 14,38 10,307 0,607 0,782 HLCV5 14,56 10,538 0,520 0,809

(Nguồn: Nghiên cứu định lượng)

Theo bảng tóm tắt kết quả kiểm định “độ tin cậy thang đo” ở trên. Có thể thấy, tất cả 36 “biến quan sát” được tác giả đưa vào nhằm kiểm định “độ tin cậy thang đo” đều đảm bảo các thông số và đạt được kết quả tốt. Do đó không có “biến quan sát” nào bị loại bỏ.

Khái niệm phát triển bản thân (PTBT): Tác giả đưa vào 5 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số cronbach alpha” của khái niệm này là 0.819, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm phát triển bản thân. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có hệ số tương quan biến tổng dao động trong khoảng 0.322- 0.822 (> 0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” này đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm phát triển bản thân, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm cơ hội thăng tiến (CHTT): Tác giả đưa vào 5 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số cronbach alpha” của khái niệm này là 0.837, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có hệ số tương quan biến tổng dao động trong khoảng 0.331- 0.756 (> 0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm cơ hội thăng tiến, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm chính sách công ty (CSCT): Tác giả đưa vào 4 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số cronbach alpha” của khái niệm này là 0.790, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm chính sách công ty. Bên cạnh đó,

43

các “biến quan sát” có “hệ số tương quan biến tổng” dao động trong khoảng 0.401 - 0.748 (> 0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm chính sách công ty, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm yếu tố tiền lương (YTTL): Tác giả đưa vào 4 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số cronbach alpha” của khái niệm này là 0.857, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm yếu tố tiền lương. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có “hệ số tương quan biến tổng” dao động trong khoảng 0.527 – 0.801 (>0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm yếu tố tiền lương, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm điều kiện làm việc (DKLV): Tác giả đưa vào 4 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số cronbach alpha” của khái niệm này là 0.840, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm khái niệm điều kiện làm việc. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có “hệ số tương quan biến tổng” dao động trong khoảng 0.632 – 0.733 (>0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm điều kiện làm việc, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm bản chất công việc (BCCV): Tác giả đưa vào 4 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số cronbach alpha” của khái niệm này là 0.886, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm khái niệm bản chất công việc. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có “hệ số tương quan biến tổng” của khái niệm dao động trong khoảng 0.571 - 0.864 (>0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm bản chất công việc, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm quản lý trực tiếp (YTLD): Tác giả đưa vào 4 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số crobach alpha” của khái niệm này là 0.886, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh

44

vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm khái niệm quản lý trực tiếp. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có “hệ số tương quan biến tổng” của khái niệm dao động trong khoảng 0.594 - 0.837 (>0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm quản lý trực tiếp, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Khái niệm sự hài lòng trong công việc: Tác giả đưa vào 5 “biến quan sát” để làm thang đo cho khái niệm này, “hệ số crobach alpha” của khái niệm này là 0.817, giá trị này đạt yêu cầu so với “hệ số tin cậy của thang đo” dành cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học hành vi (> 0.6), điều này thể hiện các “biến quan sát” đo lường tốt và nhất quán cho khái niệm khái niệm sự hài lòng trong công việc. Bên cạnh đó, các “biến quan sát” có “hệ số tương quan biến tổng” dao động trong khoảng 0.520 – 0.743 (>0.3), giá trị “hệ số tương quan biến tổng” của các “biến quan sát” đều đạt yêu cầu. Như vậy không phải cải thiện “hệ số cronbach alpha” cho khái niệm sự hài lòng trong công việc, vì vậy không cần phải loại bỏ “biến quan sát” nào.

Có thể thấy kết quả “kiểm định độ tin cậy thang đo” cho 36 “biến quan sát” thuộc 8 khái niệm trong “mô hình nghiên cứu” của tác giả đều có kết quả tốt và đạt yêu cầu. Tác giả quyết định không loại bỏ bất kì “biến quan sát” nào khỏi thang đo. Trong quá trình “phân tích nhân tố khám phá” tiếp theo, tác giả sử dụng tất cả 36 “biến quan sát” ở trên để đưa vào phân tích.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)