Giới thiệu về ngành CNTT tại TP.HCM

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu về ngành CNTT tại TP.HCM

Với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, trong khoảng chục năm trở lại đây CNTT luôn là một trong những ngành nóng nhất trong thị trường lao động của Việt Nam cũng như trên thế giới. Đăc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ trên toàn cầu, CNTT lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. CNTT trở nên là một ngành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc, hỗ trợ quản lý, vẫn hành các vấn đề của doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm, cuộc sống của con người.

CNTT tạo sự kết nối, chia sẽ, trò chuyện giữa mọi người với nhau mọi lúc mọi nơi thông qua một số ứng dụng đại diện như Facebook, Zalo, Skype, Instagram…CNTT ứng dụng, hỗ trợ, thay đổi cách vận hành của rất nhiều ngành nghề khác nhau như tạo ra các nền tảng lưu trữ các khóa học, dạy trực tuyến để phát triển giáo dục, tự động hóa các qui trình xét nghiệm, khám chữa bệnh, hỗ trợ đo lường, chuẩn đoán cho ngành y tế, tạo ra các phần mềm quản lí số liệu, dự báo, phần mềm kế toán, phần mềm tính dụng…cho ngành tài chính- ngân hàng…

Đây là một ngành rất rộng, đa dạng hóa các vị trí công việc, với nhiều đối tượng khác nhau. Từ những công việc lặp đi lặp lại đơn giản như cài đặt các phần mềm văn phòng, lắp đặt mạng, máy tính văn phòng..đến những công việc phức tạp, đòi hỏi quá trình đào tạo dài hạn, cũng như khả năng học hỏi, thay đổi liên tục để cập nhật như lập trình viên, nhân viên phân tích dự án, nhân viên kiểm thử, nhân viên xử lí dữ liệu…Công nghệ thay đổi chóng mặt, đòi hỏi những đối tượng nhân viên này phải liên tục nghiên cứu, học hỏi để thích nghi. Ngành CNTT có mức độ cạnh tranh cao và không phân biệt tuổi tác vì sự thay đổi liên tục của công nghệ khiến cho kinh nghiệm của những nhân viên lâu năm trở nên mờ nhạt so với các ngành khác. Một nhân viên mới, sinh viên mới ra trường có thể vượt nhân viên lâu năm rất nhanh nếu nỗ lực học hỏi và cập nhật kiến thức về công nghệ để hỗ trợ cho công việc.

TP Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu cả nước về lực lượng lao động, qui mô các doanh nghiệp trong ngành CNTT, cũng như có những đóng góp lớn nhất đối với nền kinh tế. Thành phố cũng có nhiều trường đại học, trung tâm đào tạo lực lượng lao động CNTT nổi tiếng như ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Bách Khoa, ĐH Công Nghệ Thông Tin, cao đẳng FPT…Ở đây cũng có các doanh nghiệp CNTT lớn nhất cả nước như Vinagame Coporation, FPT Software, TMA

35

Solutions, Tiki, Sendo… Trong đó có những doanh nghiệp được gọi là kỳ lân công nghệ, có giá trị ước tính trên 1tỷ USD.

CNTT đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, doanh thu năm 2019 ước đạt 112 tỷ USD, tăng trưởng 9,8% so với năm 2018, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động, đóng góp trên 14% cho GDP. TP HCM là nơi đứng đầu về lực lượng cũng như qui mô của ngành CNTT trên cả nước. TP HCM có nhiều khu công nghệ cao, với những chính sách ưu đãi qui tụ nhiều doanh nghiệp CNTT lớn của cả nước như công viên phần mềm Quang Trung, khu công nghệ cao là một trong những cái tên nổi trội.

Năm 2017, tổ chức tư vấn quốc tế KPMG xếp Công viên phần mềm Quang Trung đứng thứ ba trong tám khu công nghệ tiêu biểu tại châu Á về hiệu quả hoạt động; thứ tư về quy mô, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong 20 năm qua, ngân sách nhà nước đầu tư vào CVPM Quang Trung thông qua QTSC khoảng 200 tỷ đồng, trong khi tổng vốn thu hút của nhà đầu tư và doanh nghiệp CNTT trong CVPM Quang Trung đến nay là 6.739 tỷ đồng. Ước tính cứ một USD đầu tư của nhà nước QTSC thu hút 33,7 USD đầu tư tư nhân.

Ngành CNTT đang phát triển và nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính quyền. “Trong 3 năm gần đây, ngành CNTT có mức tăng cao đúng định hướng của TP. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành trong năm 2017 tăng 39,11%, năm 2018 tăng 15,54%. Đến nay, tỷ trọng của ngành CNTT chiếm 14,91% so với toàn ngành, cao gấp 3 lần so với năm 2013 (năm 2013 tỷ trọng là 4,9%). Số lượng doanh nghiệp ngành trong giai đoạn 2015-2017 bình quân tăng 8,06%/năm. Thành phố có những chính sách nhằm tăng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNTT đặc biệt khi sử dụng sản phẩm giải pháp trong nước. Xây dựng chính sách tốt cho thị trường ứng dụng CNTT trong Nhà nước như có chính sách mở thị trường công, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia; có chính sách giúp doanh nghiệp Start-up khởi nghiệp ở Việt Nam; có chính sách giúp cho ứng dụng các sản phẩm giải pháp ứng dụng các công nghệ mới của các doanh nghiệp Start-up”. (Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Lê Quốc Cường)

Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh đang kiến nghị “Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với sự phát triển các loại hình kinh doanh mới hiện nay. Nghiên cứu, đánh giá chính sách ưu đãi hiện nay của ngành đối với Thành Phố, ưu tiên phát triển các mô hình kinh doanh mới đáp ứng theo xu hướng công nghệ 4.0. Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy các tập đoàn lớn đóng vai trò xương sống cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành CNTT và các lĩnh vực liên quan tạo hệ sinh thái cho ngành CNTT

36

phát triển” (theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Lê Quốc Cường).

Năm 2020, TP đang có khoảng 5000 doanh nghiệp CNTT và đang có định hướng và chuyên đề để có thêm 1000 doanh nghiệp nửa, thực hiện song song với đề án số hóa TP, nhằm “đưa ngành CNTT trở thành ngành kinh tế chủ lực của Thành Phố” (theo cựu bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân).

Với sự phát triển nhanh, không ngừng cũng như các chính sách ưu đãi của ngành CNTT trong những năm gần đây khiến cho các kỹ sư, chuyên gia CNTT nói riêng đang trở thành nguồn lực lao động được đánh giá là "hot" hiện nay, nhất là trong bối cảnh "cầu" tuyển dụng đang cần, đồng thời có thế mạnh về thu nhập với mức lương cao. Theo báo cáo từ một trang tuyển dụng khá lớn trong lĩnh vực IT (TopDev), thị trường lao động CNTT Việt Nam năm nay ước tính hiện có trên 117.180 việc làm, tăng 36,5% so với năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng này cho thấy đây là tín hiệu tích cực hiếm hoi của nền kinh tế trong 1 năm nền kinh tế và đa số các nhóm ngành chịu tác động lớn từ đại dịch Covic.

Các doanh nghiệp CNTT hiện nay nhìn chung đều chung tình trạng thiếu hụt nhân sự CNTT, vẫn còn khoảng trống về nhân sự có đủ năng lực và trình độ phù hợp. "Năm 2020, toàn ngành IT Việt Nam thiếu 400.000 người nhưng mỗi năm số sinh viên tốt nghiệp chỉ có 50.000 sinh viên. Như vậy khoảng cách về số lượng nhân lực CNTT Việt Nam còn đang thiếu rất nhiều", Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà dẫn chứng. Điều này đang làm cho lượng "cung - cầu" chênh lệch, thiếu hụt với nhau, điều này kéo theo hệ quả sẽ tác động tới mức lương thị trường sẽ ngày càng bị đẩy, tăng lên. Do đó về lâu dài sẽ gây ra nhiều rủi ro cho sự phát triển bền vững của ngành CNTT.

Sự thiếu hụt này đang dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp mua người của nhau, dẫn đến mức lương ngày một tăng lên, sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp ngày càng giảm xuống, lao động dễ không hài lòng và nhảy việc. Để giải quyết những vẫn đề trên cần đẩy mạnh các chính sách để tạo ra nguồn lao động chất lượng, đáp ứng được như cầu của doanh nghiệp ngay từ các trường đại học và các trung tâm dạy nghề. Bên cạnh đó bên trong mỗi doanh nghiệp cần có các chính sách của riêng mình nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên để không đánh mất lao động từ sự cạnh tranh nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp nước ngoài khi mà đặc thù của ngành CNTT là xuyên biên giới, chính vì vậy các DN nước ngoài có thể tuyển dụng các nhân viên giỏi một cách dễ dàng thông qua các nền tảng trực tuyến như các mạng xã hội (linkedin, facebook..), các trang web phổ biến đối với nhân viên phần mềm(stackoverflow,

37

medium…) bằng các lợi thế về qui mô doanh nghiệp, phúc lợi, công nghệ của họ.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 44 - 47)