CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho khái niệm sự hài lòng trong công việc, đây là biến phụ thuộc của nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích Cronbach Alpha ở trên, tác giả đưa vào cả 5 biến quan sát để phân tích EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho “biến phụ thuộc” của nghiên cứu được thể hiện ở bảng bên dưới:
Bảng 4.6 - Các thông số phân tích EFA cho biến phụ thuộc
STT Các thông số Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
1 Chỉ số KMO 0,759
2 Giá trị Sig Bartlett’s Test 0,000
3 Tổng phương sai trích 58,309 %
4 Eigenvalues 2,915 %
5 Số biến bị loại 0 biến quan sát
6 Số nhân tố rút trích 1 nhân tố
Khái niệm sự hài lòng trong công việc là biến phụ thuộc của nghiên cứu, khái niệm này có 5 “biến quan sát”. Dựa trên kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên, ta có thể kết luận như sau như sau:
+ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.759 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
+ Kết quả kiểm định Barlett’s Test với mức ý nghĩa Sig là 0.000 < 0.05, như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
+ Giá trị tổng phương sai trích là 58.309 % > 50 %. Đây là kêt quả đạt yêu cầu, nên có thể nói 5 nhân tố này giải thích 58.309 % biến thiên của dữ liệu.
51 Bảng 4.7 - Hệ số tải nhân tố Nhân tố 1 HLCV1 0,727 HLCV2 0,863 HLCV3 0,785 HLCV4 0,752 HLCV5 0,679
+ Các hệ số tải nhân tố đều > 0.5 nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA.
Sau khi “phân tích nhân tố khám phá” cho các khái niệm trong mô hinh nghiên cứu, tác giả nhận thấy tất cả các “biến quan sát” đều hội tụ lên đúng nhân tố mà nó đo lương. Tuy nhiên có 2 biến quan sát không đạt yêu cầu về “hệ số tải nhân tố” nên tác giả loại bỏ khỏi thang đo. Tất cả các “biến quan sát” còn lại được đưa vào để phân tích tương quan và phân tích hồi quy.