Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 37)

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các đối tượng khảo sát qua các nền tảng trực tuyến như email, mạng xã hội, google form để ý kiến khảo sát nhằm có thể tiết kiệm thời gian và chi phí.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì kích cỡ mẫu thường lớn hơn hoặc bằng 5 lần số câu hỏi được hỏi hay biến quan sát để đảm

28

bảo ý nghĩa thống kê. Số biến quan sát trong nghiên cứu này là 36 (dự tính) cho 7 nhóm yếu tố độc lập và 1 nhóm yếu tố phụ thuộc. Do đó kích cỡ mẫu tối thiểu n = 36 x 5 = 180 mẫu.

Để thang đo đảm bảo đủ điều kiện và chất lượng để tiến hành phân tích dữ liệu cho nghiên cứu định lượng về sau. Tác giả xác định thực hiện gửi 300 bảng câu hỏi để đến các đối tượng cần được khảo sát.

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng 3.1 - Thang đo phục vụ cho nghiên cứu chính thức

Mã hóa Nội dung Nguồn thang đo

THĂNG TIẾN TRONG CÔNG VIỆC CHTT1 Công ty đào tạo đầy đủ các kỹ năng để thực hiện

tốt công việc Moro, S., Ramos, R.

F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019)

CHTT2 Công ty tạo điều kiện học tập và nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết

CHTT3 Công ty tạo nhiều cơ hội thăng tiến

CHTT4 Chính sách thăng tiến của công ty là công bằng

CHTT5 Tôi được tạo điều kiện để tận dụng năng lực cá nhân

CHÍNH SÁCH CÔNG TY CSCT1 Công ty có những chính sách chăm sóc sức khỏe

lâu dài cho nhân viên

Moro, S., Ramos, R. F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019) CSCT2 Công ty có những khoản phụ cấp rất hấp dẫn

CSCT3 Tổng lợi ích tôi nhận được từ công ty là tối ưu

CSCT4 Công ty tổ chức cho nhân viên nghĩ dưỡng và du lịch thường xuyên

YẾU TỐ TIỀN LƯƠNG YTTL1 Tiền lương là tương xứng với năng lực và đóng

góp

Moro, S., Ramos, R. F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017)

YTTL2 Nhân viên nhận được những phần thưởng xứng đáng từ công việc

29

Mã hóa Nội dung Nguồn thang đo

YTTL3 Lương thưởng trợ cấp của công ty được phân phối công bằng

Nguyễn Thanh Tuấn (2019)

YTTL4 Các khoản trợ cấp của công ty là hợp lý

YẾU TỐ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN PTBT1 Công việc của tôi mang đến tiềm năng phát

triển nghề nghiệp Moro, S., Ramos, R. F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019) PTBT2 Công ty có những chính sách nhằm phát triển nhân viên

PTBT3 Công ty cung cấp nhiều kỹ năng quan trọng cho tôi

PTBT4 Tôi được học tập những kỹ năng, kiến thức cần thiết

PTBT5 Nhìn chung tôi tích lũy được nhiều kỹ năng, kiến thức quan trọng

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC ĐKLV1 Tôi hài lòng với văn hóa làm việc của tổ chức

của mình Moro, S., Ramos, R. F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019)

ĐKLV2 Công ty cung cấp điều kiện làm việc an toàn,

lành mạnh

ĐKLV3 Tôi cảm thấy công ty là nơi tốt để làm việc

ĐKLV4 Công cụ làm việc được công ty hổ trợ tối đa

BẢN CHẤT CÔNG VIỆC BCCV1 Công việc của tôi phù hợp với kiến thức chuyên

môn Moro, S., Ramos, R.

F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019)

BCCV2 Công việc đòi hỏi tôi phải học hỏi và cập nhật kiến thức

BCCV3 Tôi hài lòng về công việc của mình

BCCV4 Luôn có sự tương tác trong công việc để hoàn thành

30

Mã hóa Nội dung Nguồn thang đo

BCCV5 Tôi luôn muốn nâng cao năng lực chuyên môn trong công việc

QUẢN LÝ TRỰC TIẾP

YTLĐ1 Tôi có mối quan hệ tốt với quản lý Moro, S., Ramos, R. F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019)

YTLĐ2 Quản lý của tôi thường động viên cấp dưới

YTLĐ3 Quản lý đánh giá công bằng các nổ lực của tôi

đạt được

YTLĐ4 Làm việc theo nhóm và hợp tác được công ty

khuyến khích

YẾU TỐ SỰ HÀI LÒNG SHL1 Tôi cảm thấy công việc phù hợp với năng lực

Moro, S., Ramos, R. F., & Rita, P. (2020) Hussain, S. and Soroya, S.H. (2017) Nguyễn Thanh Tuấn (2019)

SHL2 Tôi thực hiện công việc đến khi nào không còn khả năng

SHL3 Công ty là nơi lý tưởng để tôi làm việc

SHL4 Công ty tạo điều kiện để tôi đồng hành

SHL5 Tôi luôn muốn cống hiến hết mình cho công ty

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.4.Phương pháp xử lí dữ liệu

3.4.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), “Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (α> 0.97) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là trùng lắp trong đo lường (redundancy)”.

31

“Mô hình đo lường kết quả dựa trên nguyên tắc trùng lắp. Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation). SPSS sử dụng hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu”, trích từ Nguyễn Đình Thọ (2013).

Vì vậy “Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70-0.97]. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.60 là thang do có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy”, trích Nguyễn Đình Thọ (2013).

3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

“Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, được sử dụng để đánh giá hai loại giá trị này và thông qua đánh giá ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA gồm: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố và (3) tổng phương sai trích” (Nguyễn Đình Thọ 2013).

Đối với nghiên cứu của tác giả, “Phương pháp mô hình nhân tố chung (Common Factor Model – CFM) được sử dụng với phép trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax, bởi vì phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác”, trích Nguyễn Đình Thọ (2013).

Theo Hair và cộng sự (2009), thì “Xem xét số lượng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng khái niệm nghiên cứu. Nếu đạt được điều này, có thể kết luận là các khái niệm nghiên cứu (đơn hướng) đạt giá trị phân biệt”.

Cũng theo Hair và cộng sự (2009), “Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó không đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này, thang đo đạt giá trị hội tụ”.

Trọng số nhân tố ≥ 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại. Trọng số nhân tố ≥ 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

32

Tuy nhiên, giá trị tiêu chuẩn của trọng số nhân tố phụ thuộc vào kích thước mẫu. “Đối với mỗi khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Với tiêu chí chấp nhận: trọng số nhân tố ≥ 0.4 (với kích thước mẫu tối thiểu 200) để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của phân tích khám phá nhân tố trong trường hợp này. Chênh lệch giữa trọng số nhân tố lớn nhất và trọng số nhân tố bất kỳ ≥ 0.3, để đảm bảo giá trị thang đo”, theo Nguyễn Đình Thọ (2013)

Theo Gerbing và Anderson (1988), tổng phương sai trích TVE ≥ 50%. thì đảm bảo giá trị trong nghiên cứu thực tiễn.

“Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là một trận đơn vị. Nếu kiểm định này có p < 0.05 (có ý nghĩa thống kê) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể”. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

“Kiểm định KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tương quan từng phần của chúng” (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013). Theo Kaiser (1974), để sử dụng EFA, phân tích nhân tố đạt kết quả thích hợp thì giá trị KMO nên nằm trong khoảng: 0.50 ≤ KMO ≤ 1.

3.4.3. Hệ số tương quan Person

Hệ số tương quan của Pearson là “Thống kê thử nghiệm đo lường mối quan hệ thống kê, hoặc sự liên kết giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Nó được biết đến như một phương pháp tốt nhất để đo lường mối liên hệ giữa các biến quan tâm vì nó dựa trên phương pháp hiệp phương sai”.

Đối với nghiên cứu này, tác giả thực hiện phân tích tương quan giữa 7 biến độc lập là: “Phát triển bản thân”, “Thăng tiến trong công việc”, “Chính sách của công ty”, “Quản lý trực tiếp”, “Điều kiện làm việc”, “Lương”, “Bản chất công việc” và biến phụ thuộc là “Sự hài lòng trong công việc”.

Đồng thời, để phát hiện các “mối tương quan” giữa các “biến độc lập, tác giả thực hiện “phân tích tương quan”. Vì những “tương quan” này có thể gây ra hiện tượng “đa cộng tiến” gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của “phân tích hồi quy”.

Biến phụ thuộc của nghiên cứu: Sự hài lòng trong công việc (Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại).

Các biến độc lập của nghiên cứu bao gồm: Phát triển bản thân, thăng tiến trong công việc, bản chất công việc, chính sách của công ty, quản lý trực tiếp, điều kiện làm việc, lương.

33

3.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính

Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: Y =

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc (Sự hài lòng công việc )

X là biến độc lập (7 yếu tố trong mô hình đề xuất chương 2). là các tham số hồi quy

n nX X X X     0  1 1 2 2  3 3 ... n    0 1 2...

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Giới thiệu về ngành CNTT tại TP.HCM

Với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, trong khoảng chục năm trở lại đây CNTT luôn là một trong những ngành nóng nhất trong thị trường lao động của Việt Nam cũng như trên thế giới. Đăc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ trên toàn cầu, CNTT lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. CNTT trở nên là một ngành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc, hỗ trợ quản lý, vẫn hành các vấn đề của doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm, cuộc sống của con người.

CNTT tạo sự kết nối, chia sẽ, trò chuyện giữa mọi người với nhau mọi lúc mọi nơi thông qua một số ứng dụng đại diện như Facebook, Zalo, Skype, Instagram…CNTT ứng dụng, hỗ trợ, thay đổi cách vận hành của rất nhiều ngành nghề khác nhau như tạo ra các nền tảng lưu trữ các khóa học, dạy trực tuyến để phát triển giáo dục, tự động hóa các qui trình xét nghiệm, khám chữa bệnh, hỗ trợ đo lường, chuẩn đoán cho ngành y tế, tạo ra các phần mềm quản lí số liệu, dự báo, phần mềm kế toán, phần mềm tính dụng…cho ngành tài chính- ngân hàng…

Đây là một ngành rất rộng, đa dạng hóa các vị trí công việc, với nhiều đối tượng khác nhau. Từ những công việc lặp đi lặp lại đơn giản như cài đặt các phần mềm văn phòng, lắp đặt mạng, máy tính văn phòng..đến những công việc phức tạp, đòi hỏi quá trình đào tạo dài hạn, cũng như khả năng học hỏi, thay đổi liên tục để cập nhật như lập trình viên, nhân viên phân tích dự án, nhân viên kiểm thử, nhân viên xử lí dữ liệu…Công nghệ thay đổi chóng mặt, đòi hỏi những đối tượng nhân viên này phải liên tục nghiên cứu, học hỏi để thích nghi. Ngành CNTT có mức độ cạnh tranh cao và không phân biệt tuổi tác vì sự thay đổi liên tục của công nghệ khiến cho kinh nghiệm của những nhân viên lâu năm trở nên mờ nhạt so với các ngành khác. Một nhân viên mới, sinh viên mới ra trường có thể vượt nhân viên lâu năm rất nhanh nếu nỗ lực học hỏi và cập nhật kiến thức về công nghệ để hỗ trợ cho công việc.

TP Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu cả nước về lực lượng lao động, qui mô các doanh nghiệp trong ngành CNTT, cũng như có những đóng góp lớn nhất đối với nền kinh tế. Thành phố cũng có nhiều trường đại học, trung tâm đào tạo lực lượng lao động CNTT nổi tiếng như ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Bách Khoa, ĐH Công Nghệ Thông Tin, cao đẳng FPT…Ở đây cũng có các doanh nghiệp CNTT lớn nhất cả nước như Vinagame Coporation, FPT Software, TMA

35

Solutions, Tiki, Sendo… Trong đó có những doanh nghiệp được gọi là kỳ lân công nghệ, có giá trị ước tính trên 1tỷ USD.

CNTT đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, doanh thu năm 2019 ước đạt 112 tỷ USD, tăng trưởng 9,8% so với năm 2018, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động, đóng góp trên 14% cho GDP. TP HCM là nơi đứng đầu về lực lượng cũng như qui mô của ngành CNTT trên cả nước. TP HCM có nhiều khu công nghệ cao, với những chính sách ưu đãi qui tụ nhiều doanh nghiệp CNTT lớn của cả nước như công viên phần mềm Quang Trung, khu công nghệ cao là một trong những cái tên nổi trội.

Năm 2017, tổ chức tư vấn quốc tế KPMG xếp Công viên phần mềm Quang Trung đứng thứ ba trong tám khu công nghệ tiêu biểu tại châu Á về hiệu quả hoạt động; thứ tư về quy mô, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong 20 năm qua, ngân sách nhà nước đầu tư vào CVPM Quang Trung thông qua QTSC khoảng 200 tỷ đồng, trong khi tổng vốn thu hút của nhà đầu tư và doanh nghiệp CNTT trong CVPM Quang Trung đến nay là 6.739 tỷ đồng. Ước tính cứ một USD đầu tư của nhà nước QTSC thu hút 33,7 USD đầu tư tư nhân.

Ngành CNTT đang phát triển và nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính quyền. “Trong 3 năm gần đây, ngành CNTT có mức tăng cao đúng định hướng của TP. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành trong năm 2017 tăng 39,11%, năm 2018 tăng 15,54%. Đến nay, tỷ trọng của ngành CNTT chiếm 14,91% so với toàn ngành, cao gấp 3 lần so với năm 2013 (năm 2013 tỷ trọng là 4,9%). Số lượng doanh nghiệp ngành trong giai đoạn 2015-2017 bình quân tăng 8,06%/năm. Thành phố có những chính sách nhằm tăng ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNTT đặc biệt khi sử dụng sản phẩm giải pháp trong nước. Xây dựng chính sách tốt cho thị trường ứng dụng CNTT trong Nhà nước như có chính sách mở thị trường công, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia; có chính sách giúp doanh nghiệp Start-up khởi nghiệp ở Việt Nam; có chính sách giúp cho ứng dụng các sản phẩm giải pháp ứng dụng các công nghệ mới của các doanh nghiệp Start-up”. (Theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Lê Quốc Cường)

Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh đang kiến nghị “Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với sự phát triển các loại hình kinh doanh mới hiện nay. Nghiên cứu, đánh giá chính sách ưu đãi hiện nay của ngành đối với Thành Phố, ưu tiên phát triển các mô hình kinh doanh mới đáp ứng theo xu hướng công nghệ 4.0. Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy các tập đoàn lớn đóng vai trò xương sống cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh; mã ngành 8340101 (Trang 37)