Phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp cụ thể

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát.

Các tài liệu, số liệu cho luận văn đƣợc thu thập tại các đơn vị đƣợc điều tra; qua các tài liệu, giáo trình đƣợc nghiên cứu trong quá trình học tập; phân tích các tài liệu liên quan về chính sách, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực hiện hành, ... tác giả phân tích và tổng hợp tài liệu để thu thập các thông tin về: Cơ sở lý luận liên quan, chủ trƣơng chính sách liên quan và số liệu thống kê.

- Số liệu thứ cấp dạng thô đƣợc tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của Các Bộ ngành thông qua các văn bản hƣớng dẫn và báo cáo về công tác quản lý cán bộ của đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN và đƣợc xử lý trên phần mềm Excel.

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

Tính ổn định của thông tin là tạm thời vì vậy phải luôn cập nhật thông tin. Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát,... thông tin tồn tại dƣới hai dạng: Thông tin định tính và thông tin định lƣợng; các thông tin này đó đƣợc xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh. Có hai phƣơng hƣớng xử lý thông tin:

* Sử dụng công cụ toán học đối với các thông tin định lƣợng, đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

* Xử lý lôgic đối với các thông tin định tính, đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện.

Xử lý thông tin phải nhìn nhận sự vật, hiện tƣợng với quan điểm động, luôn phải đƣợc xem xét, cập nhật để phù hợp, không lạc hậu.

2.2.3 Phương pháp thống kê, so sánh

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung. Phƣơng pháp này đƣợc xây dựng trên cơ sở định luật số lớn, nghĩa là sự thống kê theo dãy số phản ánh sự biến thiên về lƣợng của nhiều (hoặc toàn bộ) các đơn vị cá biệt hợp thành sự vật, hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu và đƣợc tiến hành theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn điều tra thống kê: Tiến hành thu thập các số liệu theo các

tiêu thức và chỉ tiêu thống kê nói lên sự vận động biến đổi về lƣợng của các đơn vị thống kê đƣợc nghiên cứu xác định.

- Giai đoạn tổng hợp thống kê: Phân loại, hệ thống hoá số liệu theo các tiêu thức thống kê, xây dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ thống kê.

- Giai đoạn phân tích thống kê: Kết hợp, sử dụng nhiều phƣơng pháp,

phân tích, kết hợp các thao tác tƣ duy nhằm đƣa ra những kết luận định tính về mức độ, xu hƣớng, tính chất, mối quan hệ của các biến số nói lên bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.

Sử dụng phƣơng pháp thống kê – so sánh nhằm khảo sát thực trạng cán bộ Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam qua các năm, xác định những tồn tại, bất cập trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý sử dụng nguồn nhân lực trong Viện…..; từ đó giúp ta phân tích đƣợc tỷ lệ tăng, giảm số lƣợng cán bộ qua các năm từ đó tìm ra các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của tồn tại này. Trên cơ sở đó đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đã tìm ra.

2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn nhằm phân tích và tổng hợp những đánh giá thực trạng quản lý CBNC tại Viện Hàn lâm KHCNVN.

Trong quá trình phân tích, việc kết hợp phƣơng pháp phân tích định tính và phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhằm giúp làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn công tác quản lý đội ngũ CBNC tại Viện Hàn lâm KHCVN, từ đó chỉ ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)