Thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ CBNC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 105 - 117)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu của

4.2.6 Thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ CBNC

Đối với những ngƣời đã và đang công tác trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện, chúng ta phải luôn quan tâm tới những chế độ đãi ngộ với họ, với mục đích để giữ chân những nhà nghiên cứu giỏi, nhiều tiềm năng….Những chế độ đãi ngộ tốt có thể thu hút và làm tăng sự trung thành của các nhà nghiên cứu với Viện, giúp họ có thể cống hiến sức lực, tâm trí, hoạt động vì tổ chức….

Không một cá nhân nào không quan tâm đến chế độ đãi ngộ của tổ chức đối với họ, nếu Tổ chức nơi họ công tác quan tâm tới cuộc sống và giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cán bộ nghiên cứu, họ sẽ một mực trung thành với tổ chức và cống hiến sức sáng tạo của mình cho tổ chức….

Những chế độ đãi ngộ có thể nhƣ: tăng lƣơng, thƣởng…hay giải quyết các nhu cầu về nhà ở, đi lại, giờ làm việc….Vì đặc thù là công tác nghiên cứu khoa học nên có thể không cần quan tâm tới số giờ phải làm việc trực tiếp tại văn phòng…Các nhà Quản lý chỉ cần quan tâm đến các kết quả nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu là đủ….Điều này có thể là động lực, làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi cho các cán bộ nghiên cứu và nó cũng chính là động lực để họ làm ra những sản phẩm khoa học mới mang tính đột phá về công nghệ….

Trong thời gian tới, Viện cần có nhiều hơn nữa các chính sách để khuyến khích cán bộ nghiên cứu vừa làm chuyên môn vừa tăng thêm thu nhập nhƣ: tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu có thể tham gia, thực hiện các đề tài không chỉ ở Viện mà còn ở các cơ quan, đơn vị khác ngoài Viện, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu, ứng dụng, sửa chữa máy móc thiết bị.... với các công ty, đơn vị ngoài Viện.

Tóm lại, để làm tốt công tác hoàn thiện quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020. Các nhà quản lý cần phải làm tốt các khâu trong quản lý nhân sự. Từ những bƣớc

mở đầu là xét tuyển nhân sự, xét duyệt hồ sơ, đến các bƣớc nhƣ nâng cao khả năng, kỹ năng của nhân viên bằng cách cho họ tham gia các khóa đào tạo ngắn, trung, dài hạn. Các nhà quản lý phải tìm cách để thu hút thêm các chuyên gia giỏi ở bên ngoài bằng các chế độ đãi ngộ tốt. Bên cạnh đó các nhà quản lý cũng phải tìm cách tăng các mức đãi ngộ nhƣ lƣơng, thƣởng…đối với các nhà nghiên cứu đang làm việc tại tổ chức của mình với mục đích để giữ chân họ. Chỉ có nhƣ vậy Viện Hàn lâm KHCNVN mới sớm có đƣợc một lực lƣợng nghiên cứu mạnh mẽ, đáp ứng với các mục tiêu, nhu cầu đặt ra đối với nghiên cứu, phát triên công nghệ mới….

- Quản lý và phát triển nhân lực KH&CN phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc tới năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Cần hình thành một mạng lƣới tổ chức KH&CN trong các ngành. Xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN trong từng mốc thời gian cụ thể để có kế hoạch triển khai đào tạo. Thiết lập mối quan hệ ổn định giữa doanh nghiệp - nhà khoa học, bao gồm mạng lƣới chuyên gia, để tìm đầu ra cho các sản phẩm KH&CN. Huy động các nguồn lực KH&CN thực hiện các sản phẩm quốc gia. Đổi mới việc tuyên truyền các hoạt động KH&CN để tôn vinh các cá nhân, tập thể điển hình trong KH&CN và ngƣời dân hiểu đƣợc tầm quan trọng, những thành tựu của KH&CN Việt Nam. Phấn đấu trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ thƣờng xuyên của các hoạt động sinh hoạt khoa học khu vực và quốc tế.

Ban hành chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu sinh, thực tập sinh, chuyên gia KH&CN học tập và làm việc ở trong và ngoài nƣớc, nhất là các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu đàn trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,... tạo môi trƣờng thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài

năng và hƣởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý KH&CN ở các ngành, các cấp.

- Ðổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ KH&CN dựa trên những giá trị đóng góp nổi bật trong nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật. Có chính sách tiếp tục sử dụng cán bộ KH&CN trình độ cao đã hết tuổi lao động có tâm huyết và còn sức khoẻ tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học.

- Tôn vinh, có chính sách đãi ngộ đúng mức các tổ chức, cá nhân đóng góp cho phát triển sự nghiệp KH&CN, cũng nhƣ các tập thể, cá nhân đạt đƣợc những kết quả nổi bật trong nghiên cứu khoa học và công nghệ (nhƣ áp dụng nâng lƣơng vƣợt cấp, tăng lƣơng trƣớc hạn).

- Ban hành chính sách ƣu đãi nhằm thu hút các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nƣớc tham gia hoạt động khoa học và công nghệ

Một trong những vấn đề các nhà khoa học quan tâm nhất hiện nay, chính là việc thiếu các chính sách đãi ngộ gắn với chăm lo, bồi dƣỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức. Không nên quan niệm đãi ngộ giới trí thức giống nhƣ các cơ chế, chính sách với ngƣời có công hay đối tƣợng chính sách. Trƣớc khi nghĩ đến đãi ngộ về vật chất, cần tạo môi trƣờng, điều kiện tốt nhất để nhà khoa học đƣợc sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm huyết cho đất nƣớc. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế chính sách để nhà khoa học đƣợc hƣởng thành quả từ lao động sáng tạo, tƣơng xứng với giá trị đóng góp của họ.

Mỗi năm, Nhà nƣớc đầu tƣ 2% tổng chi ngân sách cho phát triển KH&CN. Trong đó gần 90% dành cho đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên, chỉ còn lại còn một khoản kinh phí không lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nếu đem phân bổ dàn trải nhƣ hiện nay sẽ chỉ thu đƣợc những công trình không mấy giá trị, thậm chí còn bị “xếp vào ngăn

kéo”. Cần thấy rằng nhiều năm qua, việc giao kinh phí nghiên cứu cho các địa phƣơng và các bộ ngành theo kiểu bình quân, dàn trải và không quản lý đƣợc hiệu quả đã dẫn tới tình trạng không đủ nguồn lực đầu tƣ lớn cho những công trình nghiên cứu trọng điểm gắn với nhu cầu thực tiễn, có triển vọng thƣơng mại hóa. Chƣa kể cơ chế tài chính chƣa phù hợp, đã có những năm số tiền đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học không thể giải ngân hết.

Vì vậy, trƣớc hết cần cân đối lại tỷ lệ phân bổ ngân sách, đảm bảo tỷ lệ thích đáng cho nhiệm vụ nghiên cứu phát triển. Tạo điều kiện cho các nhà khoa học đƣợc chủ động sử dụng nguồn kinh phí này đi đôi với tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả nghiên cứu, đặc biệt đƣợc hƣởng lợi chính đáng, hợp pháp từ kết quả nghiên cứu của họ. Trong chế độ tiền lƣơng, hiện giới viên chức khoa học đang chịu thiệt thòi là đối tƣợng làm công ăn lƣơng duy nhất không đƣợc hƣởng các chế độ phụ cấp đặc thù (phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên…) giống nhƣ viên chức của ngành giáo dục, y tế hay các lĩnh vực khác.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đội ngũ CBNC KH&CN tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam trong 5 năm (2010 - 2015) có thể rút ra một số kết luận chính sau:

1. Nguồn nhân lực KH&CN có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Qua đó tạo nền tảng vững chắc để nƣớc ta nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhƣ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Do vậy, phát triển đội ngũ CBNC của Viện là nhiệm vụ mang tính cấp thiết đối với Viện và cần có sự quan tâm của Trung ƣơng, địa phƣơng, các Bộ, ban ngành cũng nhƣ toàn xã hội. Nhận thức rõ vai trò của quản lý nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam đã có giải pháp, chiến lƣợc cụ thể nhằm đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đáp ứng đƣợc với yêu cầu đặt ra.

2. Thách thức lớn nhất đối với nền khoa học Việt Nam nói chung và của Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng hiện nay là đội ngũ các nhà làm khoa học có trình độ ngày càng ít dần không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực KH&CN là chiến lƣợc mang tầm quốc gia. Trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay, tổ chức muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trƣờng thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực tốt. Để có đƣợc điều này thì công tác quản lý nguồn nhân lực phải đƣợc hoàn thiện và phát triển.

3. Trong 5 năm qua (2010 - 2015), hoạt động quản lý đội ngũ CBNC KH&CN tại Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu

đáng kể, nhờ đó đội ngũ này đã phát triển khá mạnh mẽ, nhiều công trình nghiên cứu đã đi vào cuộc sống, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc khu vực và thế giới thừa nhận.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, công tác quản lý đội ngũ CBNC KH&CN của Viện vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là công tác tuyển dụng còn nhiều bất cập, công tác tạo động lực cho đội ngũ CBNC còn chƣa đƣợc chú ý đúng mức, công tác tuyển dụng cũng chƣa thật sự khách quan và chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

4. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam phải thực hiện đồng bộ những giải pháp, trong đó cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu nhƣ: hoàn thiện tổ chức bộ máy đồng thời đổi mới công tác hoạch định phát triển đội ngũ CBNC, đảm bảo đủ số lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBNC, đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ CBNC, cải tiến hoạt động tuyển dụng theo hƣớng tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ với phòng quản lý tổng hợp, tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng CBNC...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thu Anh , 2004. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Trƣờng ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN.

2. Bộ KH&CN, 2008. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt

Nam đến năm 2020. Hà Nội.

3. Mai Quốc Chánh, 2009. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân.

4. Chính phủ, 2011. Quyết định số 579/QĐ-TTg-CP ngày 19/4/2011 về Chiến

lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Hà Nội.

5. Trần Kim Dung , 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

6. Nguyễn Hữu Dũng, 2003. Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.

7. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007. Giáo trình Quản trị

nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

8. Lê Thế Giới, 2007. Quản trị học. Hà Nội: NXB Tài chính.

9. Phạm Minh Hạc, 2007. Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: NXB Chính trị

Quốc gia.

10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002. Khoa học quản lý. Hà Nội: NXB khoa học kỹ thuật.

11. Đặng Hữu, 2009. Phát triển nền kinh tế tri thức gắn với quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

12. Nguyễn Giao Long, 2006. Đổi mới quản lý nhân lực Khoa học và Công

nghệ. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

13. Châu Văn Minh, 2014. Phát triển khoa học và công nghệ ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới. Tạp chí Cộng sản, số 12, trang 20.

14. OECD, 1975. Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN. Paris. 15. Đình Phúc và Khánh Linh, 2007. Quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản

Tài chính.

16. Đỗ Văn Phức , 2007. Tâm lý trong quản lý doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa.

17. Đỗ Văn Phức, 2007. Tâm lý trong quản lý doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa.

18. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2000. Luật KH&CN Việt Nam năm

2000. Hà Nội.

19. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật KH&CN Việt Nam sửa

đổi năm 2013. Hà Nội.

20. Diệp Văn Sơn, 2010. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ. Báo Đầu tư, số 10, tr.4

21. Trịnh Ngọc Thạch, 2003, Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học

và công nghệ trong trường đại học. Trƣờng ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN.

22. Chu Chí Thắng , 2002. Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học. Tạp chí hoạt động khoa học, số 20, trang 15.

23. Phạm Thị Bảo Thoa, 2013 Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công

nghệ ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế.

24. Nguyễn Thị Anh Thu, 2004. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Phạm Huy Tiến, 2004. Tổ chức khoa học và công nghệ. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

26. Tổng cục Thống kê, 2009, 2010, 2011, 2012. Niên giám thống kê 2008,

2009, 2010, 2011. Hà Nội: Nxb Thống kê

27. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Truyền thông KH&CN, 2012. Tài liệu hội thảo cấp quốc gia : Chính sách phát triển nhân lực khoa học và

28. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2013. Tổng luận:

phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN. Hà Nội.

29. Nguyễn Ngo ̣c Tú, 2008. Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Việt Nam trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Nghiên

cứu Châu Âu, số 4/2008, trang 25.

30. Trần Văn Tùng, 1999. Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới

PHỤ LỤC

Một số kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể của Viện - Lĩnh vực khoa học thông tin và máy tính

+ Phát triển thành công hệ thống dịch vụ đa phƣơng tiện và giám sát các thong số môi trƣờng sản xuất trên nền mạng viễn thong WiMAX tại khu vực Tây Nguyên, gồm các hệ thống giám sát hình ảnh, âm thanh trên nền công nghệ VoIP, Camera IP, hệ LBS ứng dụng công nghệ bản đồ, hệ giám sát môi trƣờng sản xuất ứng dụng công nghệ nhúng và mạng không dây WiMAX tại tỉnh Đăclăk. Phóng thành công vệ tinh Pico Dragon lên trạm ISS qua tầu vận chuyển HTV4 của Nhật Bản.

+ Chế tạo thành công phổ kế phản xạ có khả năng tác nghiệp, lắp đặt tự động trên máy bay không ngƣời lái UAV để đo phổ phản xạ cũng nhƣ xây dựng dữ liệu phổ phản xạ của các đối tƣợng tự nhiên

+Chế tạo thành công máy bay AV.UAV. S2 mang theo camera, máy ảnh chuyên dụng và thiết bị đo phổ kế phản xạ đã bay trên vùng trời khu vực Tây Nguyên, tiến hành ghi hình, chụp ảnh và đo phổ các đối tƣợng tự nhiên trên mặt đất để chuẩn hóa số liệu viễn thám thu đƣợc từ vệ tinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 105 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)