Cần có cơ chế tài chính thích hợp để khuyến khích phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 103 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu của

4.2.5 Cần có cơ chế tài chính thích hợp để khuyến khích phát triển đội ngũ

Nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nƣớc để đầu tƣ cho phát triển đội ngũ CBNC thì nguồn vốn sẽ không đảm bảo. Do vậy cần có cơ chế thích hợp để đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực này. Đảng và Nhà nƣớc cũng xác định nguồn vốn cho phát triển đội ngũ CBNC trong cả nƣớc trong giai đoạn 2011 – 2020: 60% là nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc, 20% từ các nguồn vốn nƣớc ngoài mà chủ yếu là nguồn vốn ODA, FDI, các nguồn vốn khác chiếm 20%.

Những nguồn vốn từ nƣớc ngoài nhƣ ODA, FDI… sẽ giúp cải thiện phát triển đội ngũ CNBC cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chính phủ có thể sử dụng nguồn vốn ODA đầu tƣ cho hệ thống giáo dục, thí nghiệm, thử nghiệm khoa học mới… Sự chuyển giao công nghệ thông qua các dự án có vốn đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài FDI sẽ mở ra cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật mới cho đội ngũ CBNC của Viện Hàn lâm KHCNVN. Bên cạnh đó, với những nguồn vốn này, việc xây dựng các Đề án đƣa cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nƣớc ngoài sẽ thuận lợi hơn. Đây thƣờng là đội ngũ nhân lực KHCN mang lại hiệu quả cao trong công việc, đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Do vậy, tận dụng, thu hút những nguồn vốn trên là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cƣờng nguồn vốn cho phát triển nhân lực của Viện. Mặt khác, những đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi ích từ nguồn vốn viện trợ thì đa dạng hơn các đối tƣợng thuộc ngân sách Nhà nƣớc. Nếu chi phí đào tạo từ Ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu tập trung vào các cán bộ chủ chốt, thì với mục tiêu hỗ trợ phát triển nhân lực KH&CN từ nhiều vùng miền, nhiều đối tƣợng, những ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích từ nguồn vốn nƣớc ngoài có thể ở các các khu vực nông thôn, miền núi… Khi thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này sẽ góp phần giải quyết phần nào tình trạng phân bố lệch trong cơ cấu nhân lực KHCN nƣớc ta hiện nay.

Mặt khác, để phát triển đội ngũ CBNC cần nâng cao hiệu quả đầu tƣ vốn. Chế độ trả lƣơng theo ngạch, bậc cùng với mức đầu tƣ áp dụng chung cho nhiều đối tƣợng, tổ chức đã dẫn đến tình trạng một số cán bộ CBNC ỷ lại, chƣa phát huy đƣợc hết năng lực. Để khắc phục điều này, ở Việt Nam cần bỏ chủ nghĩa bình quân trong đầu tƣ tài chính cho đội ngũ CBNC. Những ngƣời tài giỏi, có nhiều sáng kiến, đóng góp lớn cho xã hội cần phải đƣợc ghi nhận và trả công xứng đáng. Có nhƣ vậy mới khuyến khích đƣợc tính sáng tạo của đội ngũ CBNC. Ngƣợc lại, với những ngƣời không mang lại hiệu quả công việc thì phải đào thải. Điều này vừa có ý nghĩa nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân hoạt động KH&CN, vừa thanh lọc những CBNC không có đủ năng lực, qua đó xây dựng đƣợc đội ngũ CBNC có chất lƣợng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)