Hoạch định đội ngũ CBNC KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 64 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hoạt động quản lý đội ngũ CBNC của Viện HLKHCNVN giai đoạn

3.2.1 Hoạch định đội ngũ CBNC KH&CN

Để hoạch định nguồn nhân lực đƣợc chính xác và có tác động tốt đến hoạt động của đội ngũ cán bộ nghiên cứu của mình, hàng năm Viện Hàn lâm KH&CN đều thực hiện công việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.

Công tác dự báo nguồn nhân lực của Viện thƣờng đƣợc tiến hành cả đối với cầu và cung về nhân lực.

- Dự báo cầu về CNNC KH&CN

Trong công tác dự báo cầu nhân lực, Viện Hàn lâm KHCNVN xác định số lƣợng lao động và cơ cấu lao động trong năm tiếp theo trên cơ sở chỉ tiêu đƣợc phân bổ của Bộ Nội vụ và nhu cầu lao động của các Viện, Trung tâm, các Ban và đơn vị. Ban Tổ chức cán bộ có nhiệm vụ tổng hợp nhu nhân lực của toàn Viện và trình lên Chủ tịch Viện phê duyệt.

Việc xác định số lƣợng CBNC cần tuyển đƣợc tiến hành dựa trên bảng cân đối giữa CBNC trong năm hiện tại và CBNC trong dự tính trong năm tới. Trong đó, số lƣợng và cơ cấu CBNC trong năm hiện tại đƣợc xác định thông qua công tác đánh giá, rà soát số lƣợng và chất lƣợng đề tài đƣợc giao. Việc xác định nhu cầu số lƣợng, cơ cấu CBNC trong kỳ kế hoạch đƣợc xây dựng thông qua nhu cầu CBNC tại các viện trực thuộc (đƣợc cán bộ quản lý tại các đơn vị này thống kê đánh giá và gửi báo cáo lên Ban Tổ chức cán bộ). Hàng năm, Viện Hàn lâm KHCNVN sẽ giao chỉ tiêu, biên chế cho các đơn vị cấp dƣới dựa trên số biên chế đƣợc cấp từ Bộ Nội vụ và nhu cầu thực tế của các đơn vị. Mặt khác, việc tuyển dụng và nhu cầu về nhân lực các đơn vị đƣợc

chủ động thực hiện sau khi báo cáo lên Chủ tịch Viện. Cụ thể, khi có CBNC nghỉ việc hoặc nghỉ hƣu, đơn vị sẽ đƣợc chủ động tuyển chọn ngƣời mới thay thế hoặc có thể để các cán bộ kiêm nhiệm thêm công việc.

Bảng 3.4 Xác định nhu cầu đội ngũ CBNC của Viện giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: người 2013 2014 2015 Tổng số 170 200 240 Tiến sĩ 20 35 40 Thạc sỹ 60 90 100 Đại học 90 75 100

Nguồn: Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện Hàn lâm KHCNVN

Theo số liệu tại bảng 3.4, nhu cầu cán bộ của Viện tăng theo các năm. Chủ yếu tập trung vào NNL có trình độ cao đặc biệt là NNL có trình độ trên đại học. Trong 3 năm trở lại đây, Viện đƣợc giao thêm một số nhiệm vụ mới nhƣ: thực hiện các dự án về công nghệ vũ trụ sử dụng nguồn vốn ODA, thực hiện các đề tài cấp nhà nƣớc trong chƣơng trình Tây Nguyên 3, Chƣơng trình Công nghệ vũ trụ... do đó, nhu cầu về NNL trình độ cao ngày càng tăng. Công tác hoạch định tốt sẽ giúp cho Viện chủ động trong việc thực thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Dự báo cung nhân lực nghiên cứu KHCN

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu về nguồn nhân lực của Viện, cần phải biết đƣợc trên thị trƣờng lao động có đáp ứng đƣợc không, vì vậy phải tiến hành nghiên cứu nguồn cung. Nguồn cung CBNC cho Viện đƣợc xét cả nguồn bên trong và bên ngoài, trong đó nguồn cung CBNC bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng. Đối với hoạt động tuyển dụng của Viện, không chỉ là sự thay thế cho những CBNC đến tuổi về hƣu, CBNC có nhu cầu chuyển nghề, chuyển

ngạch…mà nguồn cung CBNC từ bên ngoài còn là nguồn nhân lực quan trọng phục vụ cho kế hoạch phát triển của Viện theo quy hoạch của Bộ Nội Vụ. Tuy nhiên, việc dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài của Viện rất khó thực hiện vì sinh viên vừa ra trƣờng thƣờng có nhu cầu tìm kiếm việc làm ở các doanh nghiệp hơn là vào các cơ quan nhà nƣớc.

Tuy nhiên, nguồn cung bên trong cũng không kém phần quan trọng. Hàng năm, Viện tiếp nhận hàng trăm sinh viên vào thực tập tại Viện. Sau mỗi đợt thực tập một số lƣợng không nhỏ sinh viên có nguyện vọng đƣợc vào làm việc tại các vị trí phù hợp với chuyên ngành hoặc sau mỗi đợt tuyển dụng của Viện sẽ có một số lƣợng không ít ứng viên không trúng tuyển đƣợc một số phòng tại các Viện con nhận vào vị trí thực tập trong Viện. Đây cũng là nguồn tuyển dụng tốt vì sau này khi họ thi tuyển lại và trúng tuyển thì Viện sẽ đỡ mất thời gian và chi phí để đào tạo, vì họ đã quen với công việc tại Viện và rất nhanh chóng sẽ thích nghi đƣợc với môi trƣờng làm việc.

Bên cạnh đó, công tác rà soát, đánh giá nguồn nhân lực tại Viện Hàn lâm KHCNVN là công tác đƣợc tiến hành định kì và do Ban Tổ chức cán bộ chủ trì. Trong đó, chủ yếu tập trung vào việc đánh giá tình hình lao động hiện có tại các Viện, các Trung tâm trực thuộc và đánh giá tình hình cơ cấu lao động hiện có tại các đơn vị của Viện.

Tình hình CBNC tại các Viện bao gồm: Số lƣợng CBNC hiện có; Số lƣợng CBNC nghỉ việc; Số lƣợng CBNC mới tuyển. Còn cơ cấu CBNC hiện có đƣợc xét đến cả khía cạnh giới tính, độ tuổi và trình độ chuyên môn.

Mục đích của việc rà soát, đánh giá nhân lực hiện tại là phản ánh một cách chính xác tình hình CBNC mà Viện Hàn lâm KHCNVN hiện có, trên tất cả các phƣơng diện nhằm nắm bắt đƣợc nguồn cung nhân lực bên trong cho một số vị trí mà Viện cần tuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)